Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở hệ tiêu hoá, rất khó để điều trị dứt điểm. Người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi những cơn đau đại tràng và tình trạng rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn đường tiêu hoá hoặc thói quen ăn uống thiếu vệ sinh.

Bạn đang xem: đại tràng là gì

Nội dung bài viết

2. Nguyên nhân viêm đại tràng3. Triệu chứng3.1 Viêm đại tràng cấp tính3.2. Viêm đại tràng mạn tính4. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh6. Chẩn đoán8. Phương pháp điều trị

1. Viêm đại tràng là gì?

Đại tràng là bộ phận quan trọng của đường ruột, còn được gọi là ruột già, là nơi hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn, đồng thời chuyển đổi bã thức ăn thành phân, bài tiết qua trực tràng. Chính vì vậy, nơi đây thường chứa nhiều vi sinh vật phát triển và gây bệnh.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ, người bệnh xuất hiện các vết viêm gây đau đớn. Giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết, hay có thể là những ổ áp xe ở đại tràng.

*
*
*
*
*
*

Thủng đại tràng là biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng

4.3. Giãn đại tràng cấp tính

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị giãn, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến loét và thủng đại tràng gấp nhiều lần.

Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện: đau bụng, chướng bụng, có thể hôn mê. Khả năng tử vong cao.

4.4. Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm đại tràng. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2015, 20% người mắc bệnh viêm đại tràng chuyển biến sang ung thư. Còn theo thống kê của WHO, thế giới mỗi năm ghi nhận khoảng 11 triệu ca mắc mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại tràng

Với các trường hợp viêm đại tràng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá, tắc ruột, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác.

Vì vậy, người mắc bệnh nên có phương pháp điều trị và theo dõi bệnh, từ đó có thể phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ung thư.

5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, những nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn người bình thường.

5.1. Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học

Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín kĩ, nguồn nước bị ô nhiễm… làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm loét đại tràng.

5.2. Người lạm dụng thuốc tây

Nhất là những người sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tổn thương niêm mạc đại tràng.

5.3. Người thuyên xuyên căng thẳng, stress

Chịu áp lực công việc, căng thẳng, stress kéo dài… sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Ngoài ra những người mắc bệnh lao, bệnh crohn nếu phải chịu stress nhiều sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.

5.4. Mắc các bệnh lý về đường ruột

Những người có hệ đường ruột yếu, bị tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc thiếu máu cục bộ, viêm ruột… cũng có khả năng cao bị viêm đại tràng.

6. Chẩn đoán

Khi có biểu hiện nghi ngờ là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và giải pháp điều trị.

Một số kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh như sau:

6.1. Nội soi đại trực tràng

Quá trình tiến hành kỹ thuật nội soi, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết mẩu tế bào làm xét nghiệm, chẩn đoán ổ viêm loét có chứa tế bào lạ hay ung thư hay không.

Trường hợp cơ sở y tế chưa triển khai kỹ thuật nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang đại trực tràng để chẩn đoán bệnh.

6.2. Xét nghiệm phân

Các tế bào bạch cầu trong phân có thể xác định được bệnh viêm đại tràng. Một mẩu phân cũng có thể giúp loại trừ rối loạn khác, ví dụ như: nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

6.3. Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu hoặc kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.

Xem thêm: Sso Là Gì – Xác Thực Một Lần Single Sign On

6.4. Soi đại tràng sigma linh hoạt

Bác sĩ sử dụng một ống mảnh, linh hoạt để kiểm tra trực tràng, đại tràng sigma – đoạn cuối của đại tràng. Nếu có biểu hiện viêm, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thay vì nội soi toàn bộ đại tràng.

6.5. Chụp CT

Chụp CT cũng là phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp ở bụng hoặc xương chậu nếu bác sĩ nghi ngờ có biến chứng của viêm loét đại tràng.

7. Phân biệt viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích)

Đây là 2 bệnh tiêu hoá rất dễ bị nhầm lẫn với nhau bởi các triệu chứng bệnh có phần giống nhau. Tuy nhiên, thực tế hai bệnh này hoàn toàn khác nhau, người bệnh cần phân biệt rõ mình mắc bệnh gì để có phương án điều trị thích hợp.

Để biết mình gặp phải bệnh gì, người bệnh có thể căn cứ vào một số yếu tố như sau:

Yếu tố VIÊM ĐẠI TRÀNGVIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT
Nội soi đại tràngXuất hiện ổ viêm loét, xung huyết bên trong.Đại tràng bình thường, không có tổn thương.
Đau bụngĐau âm ỉ, thường cố định một chỗ ở hố chậu trái hoặc phải.Đau quặn, dữ dội, đôi khi âm ỉ, có thể sờ thấy cục rắn ở vị trí đau.
Đi ngoàiĐi ngoài nhiều, phân nát không thành khuôn. Có lẫn nhầy máu.Phân không lẫn máu. Phân nhỏ dẹt, cứ ăn xong là muốn đi ngoài ngay.
Chướng bụng, đầy hơiÍt gây khó chịu cho người bệnh, mức độ vừa phải.Gây khó chịu nghiêm trọng cho người bệnh, chỉ khi đi ngoài mới cảm thấy dễ chịu.
Ảnh hưởng thần kinhÍt tác động đến.Người bệnh cảm thấy căng thẳng, stress, lo âu,…
Triệu chứng khácCác triệu chứng chủ yếu ở hệ tiêu hoá.Không chỉ ở hệ tiêu hoá, người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, hồi hộp, mất ngủ, tim đập nhanh,…

Bảng so sánh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

8. Phương pháp điều trị

Người bệnh viêm đại tràng, kể cả trường hợp mạn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi được bệnh nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hợp lý. Ngược lại, nếu tình trạng viêm loét tồn tại quá lâu, các tổn thương ngày càng lan rộng nhưng không thể tự làm lành được, sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.

Tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng bệnh, sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp như sau:

8.1. Điều trị nội khoa

Nguyên tắc chung trong điều trị nội khoa là sử dụng thuốc tây để giảm triệu chứng kết hợp với duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây:

Nhóm giảm đau, chống viêm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột.Các loại thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.Nhóm cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn.Nhóm thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng…

Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng liều nếu thấy triệu chứng chưa thuyên giảm.

???????????? 11+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả bất ngờ

8.2. Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh đại tràng chuyển biến theo chiều hướng nghiêm trọng, hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp điều trị ngoại khoa. Trong đó, phương pháp phổ biến được áp dụng là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm. Tuy nhiên, thực hiện cách này có thể để lại di chứng sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh.

Xem thêm: Phrasal Verb Là Gì – Tổng Hợp 100 Phrasal Verb Thường Gặp

9. Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng từ Đại tràng Tâm Bình

Viêm đại tràng là bệnh lý không tự khỏi và chưa có thuốc để điều trị dứt điểm. Việc sử dụng thuốc Tây mặc dù giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng nhưng về lâu dài có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt với những trường hợp có bệnh lý nền hoặc sức đề kháng kém. Do đó, để cải thiện các triệu chứng, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo mộc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chuyên mục: Hỏi Đáp