Kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển mình đáng kinh ngạc từ năm 1986, sau khi chính sách Đổi Mới được áp dụng. Mình vào Sài Gòn năm 2001, đến nay thì Sài Gòn gần như lột xác hoàn toàn. Thay đổi này kéo theo nhiều quan điểm trước đây không còn phù hợp trong thời kỳ mới. Tuy vậy, không phải ai cũng theo kịp sự phát triển này.

Bạn đang xem: đại học là gì

Còn nhiều em học sinh cấp ba hay thậm chí sinh viên đại học còn ảo tưởng về hai chữ “đại học”. Tình trạng này đến từ việc thiếu kiến thức xã hội dẫn học sinh đến bị áp đặt bởi cách nghĩ lạc hậu từ thời bao cấp hoặc phong kiến.

Các em có thể phải trả bằng “nửa đời tuổi trẻ” của mình khi sở hữu những tư duy này. Bạn nào đã lỡ hoàn thành chương trình đại học thì có thể đọc để nhìn lại quãng đời sinh viên của mình. Những điều này dưới đây sẽ còn cần thiết cho những thế hệ tiếp theo, đang vật lộn để đạt đến “cái đích” gọi là đại học. Nếu bạn có em trai em gái, hãy chia sẻ cho các em bài viết sớm nhất có thể.

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ những tư duy sai lầm thông thường nhất về chương trình đại học. Mình không viết bài này với mục đích tẩy chay đại học. Sở dĩ, đại học vẫn có vai trò quan trọng nhất định đối với xã hội. Điều mình làm chỉ là cho bạn hiểu rõ đại học cho bạn điều gì và không cho bạn điều gì mà thôi. Hãy đi tìm hiểu nào!

Thoạt nhìn thì thấy hai khái niệm này cũng hao hao giống nhau. Thực chất thì chúng hoàn toàn khác nhau.

Ngành học có nghĩa là ngành mà bạn học tại đại học. Ngành học được chia theo lĩnh vực kiến thức có độ khái quát chung, có thể dùng cho nhiều ngành nghề sau này. Có ngành học về kinh tế, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và luật chẳng hạn. 

Thế “Học quản trị kinh doanh ra thì có làm giảng viên được không?”,”Học dược ra thì có làm kinh doanh được không?”. Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Đọc tiếp thì lời giải thích sẽ rõ ràng.

Ngành nghề có nghĩa là ngành mà bạn làm việc sau này. Ngành nghề được chia theo công việc cụ thể trong cơ quan hay tổ chức, khác với tính khái quát chung của ngành học. Cho nên làm gì có nghề nào được gọi là “Quản trị kinh doanh”, “Xác suất thống kê” hay “Sử học” mà chỉ có “Quản lý cấp cao”, “Chuyên gia dữ liệu lớn” hay “Nhà nghiên cứu lịch sử” mà thôi.

Cho nên để làm giảng viên chẳng hạn, không chỉ cần kiến thức liên quan đến nghiệp vụ giảng dạy mà còn cần nhiều kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn. Hoàn toàn một người có thể dùng kiến thức ngành học quản trị sẵn có kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh để trở thành một người dạy kinh doanh hoặc giảng viên đại học. Tương tự đối với trường hợp ngành được. Điều cốt lõi ở đây là kiến thức một ngành học có thể được dùng trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Do đó, tư duy học ngành học nào ra phải làm ngành nghề giống vậy là hết sức lệch lạc. Đối với thị trường lao động hiện nay, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có nhiều kiến thức trong nhiều chuyên ngành khác nhau, cũng như kỹ năng và kinh nghiệm. Chính vì vậy, chỉ có kiến thức và kiến thức một ngành học sẽ không bao giờ đủ để “làm được việc”.

Xem thêm: Bucket List Là Gì – 101 điều Cần Làm Trước Khi Chết

Chuyện tuyển vào phải huấn luyện lại từ đầu không hiếm.

Trong đại học có chữ “đại”, có nghĩa là lớn. Thực tế thì đại học không to lớn và vĩ đại như nhiều bạn thường hay nghĩ, nhất là mấy em học sinh cấp ba. Nói một cách dễ hiểu, đại học cũng chỉ là học đại cương mà thôi.

Kiến thức ngoài kia biển rộng. Còn kiến thức đại học chỉ là giọt nước trong biển khơi mà thôi. Bạn cứ nghĩ đơn giản là hoàn thành chương trình Cử nhân thì đã được trang bị đủ kiến thức để tung hoành. Chuyện đó chỉ có trong tưởng tượng của sinh viên chưa tốt nghiệp. Mình gặp không ít sinh viên đã tốt nghiệp bằng giỏi nhưng phải thú nhận điều này. Bạn chỉ có thể ảo tưởng sức mạnh khi còn ở trường, còn khi ra ngoài xã hội thì bạn chẳng là ai với tấm bằng đó cả.

Ví dụ trong ngành của mình, quản trị kinh doanh chẳng hạn. Tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh là sẽ quản lý được? Còn xa lắm… Để quản lý được cần kiến thức trong ngành, kiến thức quản trị chuyên môn, kỹ năng làm việc với con người, hiểu về luật pháp, kinh nghiệm “chinh chiến” và nhiều thứ khác nữa. Tương tự đối với ngành nghề khác. 

Mình có ông bạn học Y, nếu muốn hành nghề thì bạn ấy phải học thêm Chuyên khoa, làm một vài năm tại bệnh viện lấy kinh nghiệm thì mới được. Tính ra để trở thành một người bác sĩ chữa được bệnh cũng mất đến hơn 10 năm. 

Trước khi mình vào đại học, anh chị có tóm tắt đại học ngắn gọn như này: “Đại học là học đại. Lên lớp ngồi để có điểm danh. Thi đủ điểm qua môn. Nhận bằng tốt nghiệp”, thế là xong đại học.

Coi như những gì ở trên phản ánh đúng thực trạng của một bộ phận sinh viên thì cách nghĩ “Đại học là học đại” như vậy có phần thiển cận. Đại học là một khoảng thời gian tuổi trẻ, thông thường từ 18 đến 22 tuổi, chứ không đơn giản chỉ có chuyện đi học trên lớp.

Ngoài việc nghe thầy cô giảng trên lớp, còn nhiều thứ cần phải học hỏi. Đơn giản nhất đó là việc đọc sách thêm để nâng cao chuyên môn. Ngoại khóa thì có hoạt động câu lạc bộ, tổ chức thiện nguyện hoặc làm thêm bán thời gian để tích lũy kinh nghiệm.

Xem thêm: E Sim Là Gì – Esim Là Gì Cách Sử Dụng Esim

*
*
*
*

Dương Văn ThuyênThích lan tỏa giá trị, mê thể thao cảm giác mạnh và yêu ngoại ngữ. Giá trị sống của mình là phát triển bản thân và người khác để trở thành con người mình mong muốn. Câu chuyện của Thuyên – Những bước nhảy định mệnh.

Bạn có suy nghĩ gì hơm? Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chuyên mục: Hỏi Đáp