Trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là kết cấu các hạng mục về móng, cột, dầm, xà, đổ bê tông, …là những phần quan trọng. Tuy nhiên nhiều người là thợ xây vẫn chưa thể thể nắm rõ được hết từng công việc. Một trong số những thắc mắc nhiều là đà kiềng là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.

Bạn đang xem: đà kiềng là gì

Đà kiềng là gì? Phân biệt đà kiềng và giằng móng

Đà kiềng hay còn được gọi với tên gọi quen thuộc khác là giằng cột. Đà kiềng là gì? Đây là cấu kiện nối liền các cột nhà với nhau, nằm ở vị trí gần chân cột, có cos cao hơn đế móng (hay còn gọi là đài móng). Có chức năng chịu một phần lực cho cột, nâng đỡ cột để xây tường.

*

Giằng móng hay còn gọi là dầm móng là kết cấu nằm theo phương ngang của nhà. Có nhiệm vụ đỡ một phần lực của tường bao truyền vào móng. Giằng móng có thể nằm ngoài giữa và mặt trong của cột, tuỳ thuộc vào vị trí của tường. 

Từ định nghĩa trên chúng ta có thể phân biệt được đà kiềng và giằng móng là 2 kỹ thuật không giống nhau. Có thể phân biệt đơn giản là giằng móng có cấu tạo bê tông cốt thép, phân thành giằng móng dạng chữ nhật, chữ T hoặc hình thang. Một số trường hợp bị nhầm lẫn giằng móng gọi là đà kiềng là chỉ có giằng móng và tường xây dựng trúc tiếp lên nhau. Một số trường hợp nhà cấp 4 xây dựng chỉ có đà kiềng thì người ta lại gọi đó là giằng móng hoặc dầm móng. Đây là ngọn nguồn gây ra nhiều tranh cãi.

*

Vai trò của đà kiềng trong xây dựng

Đà kiềng có vai trò quan trọng đối với công trình xây dựng. Có vai trò gia cố nền nhà, chống lún, chống lệch móng và đỡ tường, với các chức năng cụ thể như sau:

Đà kiềng giúp định vị chân cột, đảm bảo được khoảng cách tương đối giữa chân cột và các phần phía trên như sàn, mái, …sao cho khoảng cách là không đổi.

Tham gia vào toàn bộ kết cấu như khung, dầm, cột để chịu ứng suất công trình do độ lún lệch sinh ra ở bất kì vị trí nào của móng công trình.

Chịu tải trọng cho toàn bộ tường, giúp trường không bị nứt trong khi thi công và sử dụng công trình.

*

Cao độ của đà kiềng là gì

Kích thước của đà kiềng phụ thuộc vào kết cấu, phương pháp xây dựng móng. Móng làm từ cừ tràm, cọc tre, cọc bê tông hay móng đơn, móng băng sẽ có kích thước, cao độ tương ứng.

Xem thêm:

Móng cọc cừ tràm có cao độ đà kiềng ngang và dọc bằng nhau và bằng cao độ của đài cọc. Thường được áp dụng thi công cho công trình tại nơi không có tải trọng động như khu vực có xe tải qua lại. 

Cao độ đà kiềng ngang và đáy đà kiềng dọc bằng cao độ đài cọc thường được áp dụng đối với nhà phố.

Đối với móng đơn và móng băng, cao độ mặt trên đà kiềng thấp hơn nền hoàn thiện 7 đến 10cm. Cao độ này thường áp dụng cho các lớp bê tông nền, vữa lót và gạch nền. 

*

Cách thi công đà kiềng hiệu quả

Để công trình có tuổi thọ lâu, đảm bảo độ bền và sức chịu lực cao khi xây dựng thì không được bỏ qua đà kiềng. Muốn thi công đà kiềng hiệu quả nhất hãy áp dụng kỹ thuật được chia sẻ ngay sau đây.

Bước 1: Buộc thép lại tạo thành khung và đặc vào vị trí đã định vị. Kê các vật có độ dày 30mm vào dưới khung cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép

Bước 2: Lắp dựng khuôn đúc bê tông bằng ván gỗ và đóng lại thành hộp tập kết lại. Tiến hành điều chỉnh khuôn ván đúng theo yêu cầu vị trí đã thiết kế. Cố định khuôn ván bằng cây gỗ 30mm x 50mm

Bước 3: Trộn và đổ bê tông vào khuôn ván. Dùng đầm dùi đầm kỹ bê tông để không có bọt khí.

Bước 4: Sau 1 – 2 ngày tháo ván không theo đúng yêu cầu kỹ thuật, trong lúc tháo dỡ hạn chế làm sứt mẻ cấu kiện đà giằng.

*

Đà kiềng là biện pháp được sử dụng để công trình có được sức chịu lực cao hơn, đặc biệt là các công trình trên nền đất yếu. Lưu ý đà kiềng và cốp pha bằng gạch sẽ phát sinh thêm chi phí nhưng đổi lại là sự ổn định và thời gian thi công nhanh chóng nên có thể áp dụng cho công trình.

Xem thêm: Imessage Là Gì – Cách Sử Dụng Imessage Trên Iphone

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ đà kiềng là gì. Nếu bạn còn có thắc mắc khách về đà kiềng là gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp