Thời sự Y học 360 Y học cổ truyền Giới tính Khỏe đẹp ++ Kinh tế xã hội
Y học cổ truyền Giới tính Camera bệnh viện Y học 360 Khỏe đẹp ++ Kinh tế xã hội Thời sự Quốc tế An toàn dùng thuốc Văn hóa – Giải trí Tra cứu sức khỏe

Suckhoedoisong- Thuốc gây độc tế bào (cytotoxic drug) là những thuốc có độc tính cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và nguy cơ gây phơi nhiễm cho nhân viên y tế. Khi tiến hành điều trị với nhóm thuốc này, người bệnh và các nhân viên y tế cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa an toàn.

Thuốc gây độc tế bào

Thuốc gây độc tế bào (TGĐTB) chứa các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt hay ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của các tế bào. TGĐTB hiện nay được sử dụng phổ biến trong hóa trị liệu để điều trị ung thư.

Bạn đang xem: Cytotoxicity là gì

Ngoài công dụng điều trị ung thư, TGĐTB còn được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, vẩy nến…

Cơ chế tác động

TGĐTB thường tác động trên các tế bào ung thư theo 2 cách:

– Ức chế tổng hợp ADN là chất liệu di truyền cần thiết cho sự tăng trưởng của các tế bào nên có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư

– Ngăn chặn sự hấp thu dưỡng chất của các tế bào nên có tác dụng làm chậm sự phát triển, lan rộng của các tế bào ung thư.

TGĐTB có thể dùng một mình hay phối hợp với các thuốc chống ung thư khác trong hóa trị liệu và thường được chỉ định điều trị với nhiều loại ung thư khác nhau:

– Ung thư đại, trực tràng.

– Ung thư vú đã di căn.

– Ung thư dạ dày, thực quản, tụy…

Phân loại

TGĐTB được chia làm 4 nhóm:

– Nhóm tác nhân alkyl hóa (cisplatin, daunorubicin, doxorubicin…): gây tổn thương trực tiếp lên ADN là chất liệu cần thiết cho sự tăng trưởng của các tế bào.

– Nhóm chống chuyển hóa (methotrexate, fluorouracil hydroxyurea…): ức chế tổng hợp ADN, ARN là những chất liệu cần thiết cho sự tăng trưởng của các tế bào.

– Nhóm thuốc chống phân bào (vinblastine, vincristine pacitaxe…): ngăn chặn quá trình nhân đôi của tế bào.

– Nhóm thuốc ức chế Topoisomerase (etoposide, teniposide mitoxantrone…): ức chế hoạt động của Topoisomerase là enzyme có vai trò sao chép ADN, do đó ảnh hưởng đến quá trình nhân đôi của tế bào.

Lưu ý khi sử dụng TGĐTB

TGĐTB có độc tính cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và nguy cơ gây phơi nhiễm cho nhân viên y tế. Vì vậy, người bệnh và các nhân viên y tế cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa an toàn.

TGĐTB thường gây ra các tác dụng phụ:

– Buồn nôn, nôn.

Xem thêm: Bài đặc Biệt: Không Phải Google Hay Apple Mà Ibm Là Gì

– Tiêu chảy, táo bón.

– Rụng tóc.

– Ăn kém ngon, mệt mỏi.

– Sốt.

– Lở miệng.

– Xuất huyết dưới da…

Đa số các tác dụng phụ của thuốc sẽ giảm dần khi quá trình điều trị kết thúc.

Ngoài các tác dụng phụ, khi sử dụng TGĐTB trong một thời gian dài, sẽ gây ra các tác hại:

– Tổn thương các cơ quan của cơ thể (tim, phổi, thận…).

– Vô sinh.

– Gia tăng nguy cơ mắc phải một bệnh ung thư khác.

Xem thêm: 081 Là Mạng Gì – # Xem Sim Số đẹp đầu Số 0818

Vì vậy, trong quá trình điều trị với TGĐTB, người bệnh cần phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần nhanh chóng thông báo cho thầy thuốc để có hướng xử lý thích hợp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp