TTCT – Oscar Wilde từng nói một kẻ yếm thế (tiếng Anh là “cynic”) là một người biết giá cả mọi thứ mà không biết giá trị của thứ gì hết…

Bạn đang xem: Cynicism là gì

*

Đây là một châm ngôn chỉ rõ tâm lý của kiểu người biết biến những điều tốt đẹp liên quan đến thẩm mỹ, đạo đức, kiến thức, thậm chí cuộc sống gia đình hay niềm vui hằng ngày… thành chuyện làm ăn tầm thường mà vẫn tin chắc họ là người rất hiểu biết, từng trải.

Chắc nhà văn Việt Nam Vũ Trọng Phụng là người biết vạch mặt tâm lý này khéo léo nhất. Trong Số đỏ, ông mỉa mai tường tận những người “bị yếm thế” trong xã hội Hà Nội giữa những năm 1930.

Ngay trang đầu ông giới thiệu nhân vật chính, Xuân Tóc Đỏ, rổn rảng về tình duyên với bạn gái trong khi “sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình” (“Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thôi!”).

Trong vài trang sau đến lượt hai nhân vật khác trò chuyện nghe như họ vẫn còn sống khỏe (và nói chuyện tiếp về thời trang) ở Việt Nam ngày nay:

“… – Bây giờ ai cũng phải cải cách y phục cho phù hợp thời trang. Cái lối trang điểm cổ làm cho người ta chóng già, ta phải thay đi mới được. Thưa bà, nếu bà không biết những thuật để giữ gìn sắc đẹp thì khó lòng mà giữ được hạnh phúc gia đình, vì các cô thiếu nữ ngày nay ăn mặc lối mới cả, thật là một sự cạnh tranh ghê gớm.

– Bà nói đúng quá! Các thiếu nữ bây giờ ăn mặc tợn hơn các me Tây khi xưa! Thật là tân thời, thật là đĩ thõa! Chao ôi! Họ cướp mất hạnh phúc của tôi, họ đẹp hơn tôi, họ quyến rũ ông Hàn nhà tôi, bây giờ tôi biết làm thế nào?

– Thưa bà, cái đó rất dễ… Bà chỉ việc… ăn vận như họ…

– Phải! Phải! Âu là tôi cũng ăn mặc tân thời! Mặc cho thiên hạ sẽ gọi tôi là con đĩ già! Chỉ tại bà, các bà, chủ hiệu thợ may, các bà đầu têu ra mà thôi!”.

Có thể nói đây là cuộc đối thoại giữa một người cynic nghiệp dư – bà khách hàng “đàn bà nạ dòng” chưa thích nghi với sự cạnh tranh về mặt tình dục đang len lỏi vào cuộc sống hôn nhân, và một kẻ cynic rất chuyên nghiệp – “bà Văn Minh”, người khơi dậy lý tưởng về đời sống hôn nhân hạnh phúc, cùng mẫu mực sắc đẹp tân tiến, nhằm mục đích buôn bán quần áo càng “ít vải” càng đắt tiền.

Xem thêm: Cầu Toàn Tiếng Anh Là Gì, Người Theo Chủ Nghĩa Hoàn Hảo

Để hiểu nhiều hơn cách suy nghĩ này (mà khó đặt tên tiếng Việt, dù nó dường như phát triển mạnh ở Việt Nam ngày nay), chúng ta phải quay lại với người Hi Lạp cổ một lần nữa – dân tộc cực kỳ sáng kiến trong việc tạo ra tư duy và phong cách sống mới.

“Chủ nghĩa yếm thế” vốn là tư tưởng của cả một trường phái triết học. Tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “kynikos”, nghĩa là “giống con chó”. Tên gọi của chủ nghĩa này có một lịch sử hơi rắc rối. Triết gia “cynic” đầu tiên, Antisthenes (khoảng 445-365 trước Công nguyên), giảng dạy triết lý của ông ở vận động trường Cynorcarges (nghĩa là “chỗ của con chó trắng”) tại Athens.

Tuy nhiên, một lý do quan trọng khác là những người cynic Hi Lạp cổ sống lang thang ngoài đường và có xu hướng hay chỉ trích – hay dân dã hơn: “bạ đâu cũng cắn”.

Trong lịch sử phương Tây, họ nổi tiếng về sở thích phản cảm này và nó cũng là lý do họ giống thế hệ cynic hiện đại: những người nhìn hành vi của người khác dưới góc nhìn rất thực tế, thấy lý tưởng của người này giả dối, quy ước của người nọ vô lý, thời trang của người kia kệch cỡm mà không buồn che giấu sự kinh miệt.

Như một nhà văn đồng thời mô tả rất sinh động ông tổ trường phái Diogenes:

“Ông ta là độc nhất vô nhị trong việc dè bỉu đồng bào của mình. Ông ta chê bài giảng của Plato là hoài công, chê những buổi trình diễn trong lễ hội Dionysia là kiểu cảnh tượng rùm beng dành cho bọn ngu dốt, còn đám chính trị gia mị dân là tay sai của bọn lưu manh…

Ông ta nói là khi thấy các thầy bói giải mã giấc mơ, hoặc những kẻ hãnh diện khoe của cải với thiên hạ, thì ông ta nghĩ ngay con người là loài động vật lố bịch nhất. Ông ta còn nói là để con người cư xử đứng đắn thì hoặc là áp dụng lý trí, hoặc phải xài dây thừng để buộc cổ con người lại như con ngựa”.

Nhưng có sự khác nhau ngầm giữa Diogenes và những kẻ cynic hiện đại trong đoạn này, thể hiện qua chỉ một từ: lý trí.

Người cynic cổ điển có thể giống đối tượng châm biếm của Wilde và Vũ Trọng Phụng ở chỗ họ không nhắm mắt trước mọi hành động dại dột, không ngậm miệng trước những lời đại ngôn của kẻ khác, nhưng họ khác ở chỗ họ không nghĩ việc CÓ LÝ TƯỞNG là BẮT BUỘC PHẢI NHẮM MẮT và họ dứt khoát không sử dụng thái độ vỡ mộng của họ vì động cơ vụ lợi bản thân.

Có hai giá trị họ còn giữ nguyên, ngay cả trong cách ăn nói và hành động, là sự tự nhiên và (như đã nói) lý trí. Sống tự nhiên theo lời dạy của những người cynic cổ điển là chống lại những ràng buộc giả tạo của xã hội, miễn trừ của cải, gạt bỏ nghi thức, hình thức không cần thiết.

Diogenes nổi tiếng là người sống ngoài đường trong một cái thùng để chứng minh sự nhẫn nại thích nghi với cuộc sống tối giản, cùng sự khinh thường con người ham vật chất, thấy cách sống của con người đó quá nghèo hèn, cách ăn mặc của anh ta quá khó nhìn.

Xem thêm: Lamina Propria Là Gì – Trào Ngược & Viêm Loét Dạ Dày

Còn sống theo lý trí là sống vượt qua ảnh hưởng của những ám ảnh và mê tín có khả năng chi phối cuộc sống con người. Cả Diogenes lẫn thầy giáo của ông Antisthenes đều quyết tâm cưỡng lại tính nhẹ dạ tôn giáo của thời đại họ sống.

Vì muốn thuyết phục Antisthenes tham gia một hội kín tôn giáo danh tiếng, thầy tu giáo phái đó đã bóng gió rằng người hiểu biết về nghi lễ hội kín sẽ hưởng thụ nhiều trong kiếp sau. Câu đáp của Antisthenes thật là ngắn gọn: “Vậy sao ông không chết ngay đi?”.

Chuyên mục: Hỏi Đáp