“Cách mạng Công nghiệp 4.0” đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.

Bạn đang xem: Cuộc cách mạng 4.0 là gì

Trongnhững ngày qua, khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0″ được nhắc đếnnhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc”đổi đời” của các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóngnày. Vậy cuộc cách mạng này nên được hiểu như thế nào? 

Định nghĩa về Cách mạng Công nghiệp 4.0

Theo Gartner,Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từkhái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuấtthông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chứcnăng và quy trình bên trong.

Nếuđịnh nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập vàchủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:

“Cáchmạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóasản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàngloạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự độnghóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộccách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữavật lý, kỹ thuật số và sinh học”.

Theoông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện “khôngcó tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệptrước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độtuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốcgia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyểnđổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra nhưthế nào?

Nốitiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

Nhữngyếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạnvật kết nối – Inteof Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Trênlĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứuđể tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biếnthực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Cuốicùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vậtliệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Lợi ích của Công nghiệp 4.0? Lợi ích chung chung – Sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người hơn, dữ liệu thu thập đầy đủ hơn, quyếtđịnh được đưa ra nhanh chóng hơn.

– Conngười sẽ được làm những việc vui vẻ hơn, hấp dẫn hơn, không bị nhàm chán. Nhữngthứ này để máy làm.

– Trongnhững môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉlệ tử vong, bệnh tật cho người lao động.

Xem thêm: Powder Là Gì – Nghĩa Của Từ Powder

– Kiểmsoát được món hàng từ nguyên vật liệu cho đến khi thành hình và chuyển đến tayngười tiêu dùng

– Đảmbảo chất lượng đồng đều giữa các mẻ thành phẩm (vì máy làm tự động, không phảingười làm)

– Khicó dữ liệu càng chi tiết và càng nhiều, các thuật toán machine learning lạicàng chạy chính xác hơn để đưa ra những quyết định tốt hơn.

– Cáccông ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận.

Lợi ích với bản thân bạn – Bạn phải làm ít việc tay chân hơn, có nhiều thời gian rảnh hơn để đi chơivới bạn bè, với con cái, gia đình

– Bạnsẽ được hưởng lương cao hơn nếu chất xám của bạn phát huy tác dụng để công tydịch chuyển sang con đường Công nghiệp 4.0

– Sứckhỏe của bạn trong môi trường làm việc được đảm bảo hơn, những cái nguy hiểmmáy móc đã làm hết rồi, bạn chỉ giám sát thôi

– Bạnsẽ mua được những món đồ rẻ hơn (do doanh nghiệp giảm chi phí), chất lượng caovà đồng đều (do máy móc làm thì sẽ giống nhau, tỉ lệ sai sót, bảo hành thấp hơnlà có con người can thiệp)

– Đồăn, đồ uống của bạn sẽ được kiểm soát chặt hơn, tốt hơn, sạch hơn

– Môitrường sống của bạn sẽ tốt hơn vì chất thải được kiểm soát tốt

HiệnCách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu,một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặtra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

Cơ hội đi kèm thách thức và rủi ro toàn cầu

Mặttrái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặcbiệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao độngchân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực,hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất lànhững người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tàichính, vận tải.

Báocáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khácnhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, tríthức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽchậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tớithế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi. 

Sauđó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đếnnhững bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếuchính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể.

Bêncạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Intecũng đặt con ngườivào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không đượcbảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. 

Cáchmạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhânloại. 

Việt Nam đang đón nhận xu hướng công nghiệp4.0 như thế nào?

ỞViệt Nam, lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thường xuyên có thông điệp yêu cầu thúcđẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 trong các hội nghị, hội thảo, diễn đàn… Và đếntháng 5/2017 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị cụ thểsố 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ 4 để yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho sựtăng tốc phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

Nềncông nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theokịp các nước phát triển trên thế giới với các công nghệ thông minh như: trí tuệnhân tạo, Intevạn vật, tự động hoá, công nghệ in 3D và người máy,…“Không nằm ngoài guồng quay, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một lộ trình cụthể để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới trong cách mạng công nghiệp4.0”, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Trongchương trình đào tạo “Giám đốc điều hành (CEO) – Quản trị điều hành cao cấp kỷnguyên 4.0” cho 250 CEO doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nộihồi tháng 10/2017 vừa qua, ông Trương Gia Bình cũng đã chia sẻ về thực tiễntham gia cuộc cách mạng số của FPT trong những năm qua, đồng thời hé lộ và phântích những kinh nghiệm thực tế đã giúp FPT trở thành đối tác của các tập đoànhàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất máy bay, năng lượng, ô tô…

Nhữngdoanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT – VinaPhone hay MobiFone bên cạnh hứahẹn về phát triển mạng 4G, 5G hay mạng cáp quang để làm nền tảng cho cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 thì cũng đã có những cam kết phát triển đô thị thông minhở các thành phố lớn của nước ta.

Trongkhi đó trong Hội thảo Năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm trong bối cảnhCách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Diễn đàn Kinh tếThế giới WEF tổ chức ngày 17/11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu rõ ràngrằng do điều kiện lịch sử, Việt Nam đã “lỡ nhịp” cả ba cuộc cách mạng côngnghiệp trước đây nhưng khẳng định “cơ hội của Việt Nam sẽ ở cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ 4 này là rất lớn”, phải chuẩn bị nghiêm túc, toàn diện, có trọngđiểm để nắm bắt được cơ hội phát triển đất nước.

Xem thêm: Tết Hàn Thực Là Gì – Tết Hàn Thực Năm 2020 Là Ngày Nào

Tuynhiên cũng sẽ có những vấn đề đặt ra với Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 cầnđược các chuyên gia giúp Chính phủ làm rõ như: giảm bớt các xáo trộn, chuyểndịch lao động ở quy mô lớn khi các mô hình kinh doanh mới ra đời, xu hướng tựđộng hóa phát triển; đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năngthích ứng và năng lực đổi mới – sáng tạo; kiến tạo môi trường phát triển toàndiện, mang tính phổ cập giữa các vùng miền, để mọi người dân được hưởng lợi,không ai bị bỏ lại phía sau; nghĩa vụ tài chính, cạnh tranh công bằng giữa cácloại hình kinh doanh cần phải kiểm soát tốt.

Chuyên mục: Hỏi Đáp