Chắc hẳn cụm từ này không hề xa lạ đối với bạn, đúng không? Vậy trước giờ bạn dùng từ “cục xúc” hay “cục súc”?Hãy dành ra chút thời gian để suy nghĩ và trả lời trước khi đọc bài bên dưới nhé ????

*

Câu trả lời là: Từ này có nguồn gốc là “cục xúc”, nhưng nay dùng thành “cục súc”.

Bạn đang xem: Cục súc là gì

Cục xúc là một từ Hán Việt, chữ Hán viết là 局促 (hoặc 侷促 hoặc 跼促), trong đó:

“Cục” là bộ phận, cái gì chia làm bộ phận riêng thì gọi là cục. Từ điển Thiều Chửu giảng “khí phách độ lượng của một người cũng gọi là cục”, ý nói lòng người chứa được bao nhiêu, nhiều ít sâu rộng thế nào. Ngoài ra, “cục” cũng có nghĩa là “co lại” – nghĩa này thường dùng trong văn chương.“Xúc” là vội vã, gấp rút, kề sát, thúc giục, ngặt, cần kíp.

Theo đó, Từ điển Trần Văn Chánh giảng “cục xúc” là “nhỏ hẹp”. Trong bài “Nguyên phụ phú” (元父赋), nhà thơ Nguyễn Tịch (nước Nguỵ, thời Tam Quốc) viết: 其城郭卑小局促 – Kỳ thành quách ti tiểu cục xúc, nghĩa đại khái là thành quách nhỏ bé chật hẹp. “Cục xúc” ở đây mang nghĩa chật hẹp. Đỗ Phủ trong bài “Mộng Lý Bạch” viết: 告歸常侷促, 苦道來不易 – Cáo quy thường cục xúc, Khổ đạo lai bất dị”, ý là khi từ biệt ra về thường băn khoăn không yên, khổ sở mà rằng đến thăm nhau đâu phải dễ. “Cục xúc” ở đây mang nghĩa băn khoăn không yên.

Xem thêm: Phần Cứng Là Gì – Phần Cứng Máy Tính Gồm Những Gì

Đến thời Huình Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam Quấc âm tự vị (1895-1896) giảng: “cục xúc” là “thô tục, ngang ngửa, lỗ mãng, không biết toan tính”. Từ điển Nguyễn Quốc Hùng giảng “cục xúc” là “nhỏ nhen, tính tình trẻ con, ta còn hiểu là cộc cằn thô lỗ, dễ nổi giận”.

Tựu trung, “cục xúc” trước đây mang các nghĩa là chật hẹp, không dễ chịu, bị bó buộc, băn khoăn không yên, khí lượng nhỏ nhen (xem lớp nghĩa” khí phách độ lượng của một người cũng gọi là cục” trong Từ điển Thiều Chửu). Thời này không thấy từ “cục súc”.

Xem thêm: Vuong Quốc Sao – Tải Game Vương Quốc Sao Miễn Phí

Tuy nhiên, đến thời của Hội Khai trí Tiến Đức, trong Việt Nam tự điển của hội này (1931), chỉ còn cách viết “cục súc” với nghĩa là “thô bạo, tục tợn” và cho ví dụ “con người cục súc”. Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên cũng ghi nhận “cục súc” với nghĩa “thô tục và lỗ mãng”, như “con người cục súc”, “ăn nói cục súc”. Thời này không thấy ghi nhận “cục xúc” nữa.

Có thể giả định rằng “cục súc” khác với “cục xúc”, nhưng do sự tương quan về nghĩa (biểu hiện rõ nhất trong cách giảng của Huình Tịnh Paulus Của và Nguyễn Quốc Hùng) nên cũng có thể đoán định rằng xưa vốn viết là “cục xúc”, về sau biến đổi viết thành “cục súc”. Và nếu đã có sự biến đổi được số đông chấp nhận cũng như từ điển ghi nhận, thì chúng ta cứ yên tâm mà dùng “cục súc” thôi. #ChuyệnChữNghĩa

teacup Vậy mà khi trước mình với mấy đứa bạn cứ tranh cãi chuyện này mãi, đứa thì cục xúc, đứa thì cục súc ????????

Chuyên mục: Hỏi Đáp