Quảng cáo Facebook cung cấp rất nhiều chỉ số để bạn đo lường và theo dõi quảng cáo. Nếu cho phép hiển thị ra hết thì phải có đến hơn 20 loại chỉ số khác nhau. Và vấn đề là giữa hơn 20 chỉ số ấy, đâu là chỉ số thực sự quan trọng và cần thiết?

*

Theo định nghĩa phổ biến, CTR là tỷ lệ nhấp vào quảng cáo. CTR cho biết số lượt click vào quảng cáo so với số lượt hiển thị của quảng cáo.

Bạn đang xem: Ctr facebook là gì

Định nghĩa đơn giản là vậy, nhưng đây gần như là chỉ số quan trọng bậc nhất với mọi chiến dịch quảng cáo trực tuyến (Facebook, Google, Tik Tok,…). Vì nó là minh chứng tốt nhất cho chúng ta biết được mẫu quảng cáo đó có hấp dẫn với đối tượng được tiếp cận hay không. Có nhiều trường hợp, lượt hiển thị rất nhiều nhưng CTR lại cực thấp vì người dùng thấy nó không hấp dẫn, không đem lại lợi ích gì cho họ nên không nhấp vào. Trường hợp ngược lại cũng hay xảy ra, đó là lượt hiển thị bị hạn chế vì ngân sách ít, nhưng bù lại tỷ lệ CTR lại rất cao nếu mẩu quảng cáo đó khác biệt, thu hút và đem lại giá trị cho đối tượng tiếp cận.

Ngoài ra, CTR càng cao, khả năng khiến đối tượng muốn mua hàng của bạn càng lớn. Họ bấm vào quảng cáo chứng tỏ họ quan tâm đến nó. Còn việc có chốt sale được hay không phụ thuộc rất nhiều vào giá trị sản phẩm, cách chốt sale của nhân viên,…

Quảng cáo quá đại trà, không hấp dẫn, không khác biệt nên người dùng lướt qua luôn.Nhắm đối tượng mục tiêu sai: khỏi phải nói, đây chắc chắn là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc CTR thấp. Bạn quảng cáo thời trang công sở đến những cô nàng phong cách street style thì đời nào họ mua chứ?
Xác định chính xác và thật CỤ THỂ, CHI TIẾT từng đặc điểm đối tượng khách hàng của mình. (nhà ở đâu, nhiêu tuổi, giới tính gì, thích gì, ghét gì,…)Sáng tạo ra các mẩu quảng cáo cực chất, khác biệt và phải NÍU được sự chú ý của người dùng chỉ trong vòng 3s. Thông tin trên Facebook rất nhiều, người dùng không có thời gian ngồi nghiền ngẫm quảng cáo của bạn đâu. Nên nếu nó không hấp dẫn, người dùng sẽ lướt qua nó nhanh như 1 cơn gió!Thực hiện A/B testing thật nhiều nhằm tìm ra đúng tệp khách hàng chất nhất, mẩu content được người dùng thích nhất!

Chỉ cần đọc tên thì chắc ai cũng hiểu CPM thể hiện điều gì. Đơn giản thì nó chính là cái giá bạn phải trả để quảng cáo được hiển thị 1000 lần.

Cơ chế tính giá của Facebook hay Google chính là tính theo lượt hiển thị, tức là dính dáng đến CPM luôn. CPM cao sẽ kéo theo giá thầu cao. CPM thấp thì giá thầu cũng sẽ thấp theo. Và đó chính là lý do vì sao chỉ số này trở nên đáng lưu tâm hơn.

Ngoài ra CPM còn ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hao ngân sách và số lượng đối tượng tiếp cận của bạn. CPM cao thì ngân sách mau hết và số lượng đối tượng tiếp cận ít. Ngược lại, CPM thấp thì tốc độ tiêu hao ngân sách sẽ chậm lại và đối tượng tiếp cận cũng sẽ nhiều hơn.

Ví dụ: Bạn có ngân sách 500.000 VND. Quảng cáo A có CPM là 100.000 VND. Quảng cáo B có CPM là 200.000 VND. Vậy quảng cáo A sẽ đạt được 5000 lượt hiển thị, quảng cáo B chỉ đạt được 2500 lượt hiển thị. Nếu loại trừ khả năng hiển thị đối tượng trùng lặp, quảng cáo A vẫn tiếp cận nhiều đối tượng hơn quảng cáo B. Quảng cáo A cũng có tốc độ tiêu hao ngân sách chậm hơn vì phải đạt đến 5000 lượt hiển thị thì mới hết ngân sách, trong khi quảng cáo B chỉ mới đạt 2500 lượt hiển thị thì ngân sách đã “toang”.

Vậy làm sao để CPM có mức giá tốt hơn? Rất đơn giản, chỉ cần thực hiện 3 bước như ở phần tối ưu CTR! Vì nội dung quảng cáo, tệp đối tượng ảnh hưởng gần như toàn bộ đến các chỉ số CPM, CTR, CPC mà.

Tên gọi thể hiện tất cả, nó cho biết 1 nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo khiến bạn mất bao nhiêu tiền. Nhiều chuyên gia quảng cáo chỉ cần dựa vào CPC thì đã có thể suy ra được cả CPM lẫn CTR. Đơn giản là vì chúng có mối tương quan với nhau trong 3 trường hợp sau:

CPC tỉ lệ nghịch với CTR khi CPM không đổi.CPM tỉ lệ thuận với CTR khi CPC không đổi.CPC tỉ lệ thuận với CPM khi CTR không đổi.

Ngân sách quảng cáo là 500.000đ và CPM hiện tại là 100.000 đ. Như vậy chúng ta sẽ có được: 500.000 / 100.000 = 5.000 (ngàn lượt hiển thị) với mức ngân sách trên.

Xem thêm: E-commerce Là Gì – Thương Mại điện Tử E

TH1: Nếu chúng ta có được 200 click từ quảng cáo. Thì CTR sẽ là 200 / 5.000 = 4% và CPC sẽ là 500.000 / 200 = 2.500 đ. Nếu giả sử giờ đây chúng ta có 400 click tức là số click tăng gấp đôi. Khi đó CTR sẽ là 400 / 5.000 = 8% và CPC là 500.000 / 400 = 1.250đ.

Rõ ràng CTR tăng từ 4% lên 8% thì giá cho 1 click (CPC) giảm từ 2.500đ xuống còn 1.250đ –> CTR và CPC tỉ lệ nghịch.

TH2: Khi CPM biến động tăng giảm nhiều, điều này dẫn đến ngân sách toàn bộ quảng cáo cũng sẽ thay đổi theo làm cho CPC cũng thay đổi theo và tỉ lệ thuận với CTR. Cùng với ví dụ trên khi ta có CTR = 4%, CPM tăng lên 200.000đ với mức ngân sách không đổi 500.000 đ, lúc này ta chỉ còn 2.500 lượt hiển thị. Như vậy số Click có được là 2.500 * 4% = 100 click.. CPC là : 500.000 / 100 = 5000 đ

Như vậy so với trường hợp 1 trong ví dụ trên, khi CPM tăng từ 100.000 lên 200.000, CTR vẫn giữ nguyên nhưng giá CPC đã tăng từ 1.250đ lên 5000đ.

Không chỉ bổ sung các thông tin của CTR làm cho bạn hiểu được lợi ích trong quảng cáo của bạn, mà CPC cũng cung cấp thông tin về chi phí tổng thể cho quảng cáo Facebook.

Lượt hiển thị nhiều chứng tỏ quảng cáo của bạn có khả năng tiếp cận được nhiều người. Và đó chính là là niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp khi thông điệp thương hiệu được truyền tải đến đại chúng, giúp họ nhớ tới thương hiệu. Trong các chiến dịch truyền thông thương hiệu, các nhà quảng cáo đều tin tưởng rằng càng nhiều người nhìn thấy quảng cáo thì nhận thức thương hiệu của họ càng gia tăng.

Lượt hiển thị là 1 chỉ số quan trọng để đánh giá mẩu quảng cáo đó tốt hay không tốt. Cụ thể thì thuật toán của Facebook ưu tiên cho hiển thị những quảng cáo được người dùng tương tác nhiều, tương tác tốt. Chính vì thế, nếu lượt hiển thị của bạn cao đột biến với 1 chi phí rất thấp, chứng tỏ bạn đã tạo ra 1 mẩu quảng cáo không thể tuyệt vời hơn. Giờ thì chỉ việc tăng ngân sách hoặc nhân nhóm quảng cáo để giúp mẩu quảng cáo đó thu được nhiều kết quả hơn!

Thông thường tần suất hiển thị nằm trong khoảng từ 1 đến 2 hoặc cao hơn. Tần suất hiển thị có thể là con dao 2 lưỡi cho quảng cáo. Nó sẽ tốt nếu như thương hiệu của bạn mới ra mắt và cần găm sâu sự nhận diện thương hiệu vào khách hàng (brand awareness). Còn nếu bạn tập trung vào doanh thu, đơn hàng, trừ khi sản phẩm/ dịch vụ của bạn có mức giá tầm trung trở lên, nếu không tần suất cao lớn hơn 2 sẽ chỉ là sự lãng phí vô tội vạ.

Đơn giản là vì với những sản phẩm/ dịch vụ có giá bình dân, chỉ cần quảng cáo 1 lần, người ta có thể quyết định được sẽ mua hay không. Nếu họ không mua ở ngay lần 1, thì khi quảng cáo hiển thị lại, họ cũng sẽ không mua => lãng phí tiền quảng cáo.

Xem thêm: Chamber Of Commerce Là Gì, International Chamber Of Commerce

Nếu hiệu quả bắt đầu giảm khi số tần suất tăng lên thì đối tượng mục tiêu có thể thấy quảng cáo nhàm chán. Bạn nên thay đổi nội dung hoặc tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo.

Chuyên mục: Hỏi Đáp