Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings là ba hãng định mức tín nhiệm nổi tiếng nhất (Big 3) trên thế giới hiện nay.

Bạn đang xem: Credit rating là gì

Xếp hạng tín nhiệm (credit rating) là gì?

Xếp hạng tín nhiệm (credit rating) là việc đánh giá mức độ tin cậy và sẵn sàng trả các khoản nợ của cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ theo các điều khoản vay mượn.

Việc xếp hạng được thực hiện dựa trên phân tích các yếu tố định tính và định lượng liên quan đến hoạt động kinh doanh của người đi vay, lịch sử đi vay, trả nợ…

Dựa trên xếp hạng tín nhiệm của các hãng định mức tín nhiệm (credit rating agency), các khoản nợ (ví dụ của doanh nghiệp) có thể xếp vào mức đầu tư (investment grade) hay đầu cơ/không đầu tư (speculative, non-investment grade/junk bond).

Ba hãng định mức tín nhiệm nổi tiếng nhất (Big 3) trên thế giới gồm Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về phương pháp xếp hạng và thang đo của 3 hãng xếp hạng tín nhiệm này.

Standard & Poor’s (S&P) xếp hạng tín nhiệm như thế nào?

Để quyết định một mức xếp hạng tín nhiệm, S&P phân tích các yếu tố sau:

Khả năng thanh toán – khả năng và mức độ sẵn sàng mà bên đi vay thỏa mãn các cam kết tài chính theo thỏa thuận vay mượn.Bản chất của khoản vay mượn.Khả năng hoàn trả các khoản nợ trong trường hợp phá sản, tái cơ cấu hoặc các thỏa thuận khác theo luật phá sản hoặc các quy định khác có ảnh hưởng đến bên đi vay.

Việc xếp hạng tín nhiệm thực chất là đánh giá rủi ro phá sản, nhưng S&P cũng quan tâm đến mức độ ưu tiên hoàn trả/thu hồi trong trường hợp công ty phá sản. Nợ (trái phiếu) ưu tiên thấp (junior/subordinated obligations) thường được xếp hạng thấp hơn nợ có mức độ ưu tiên cao (senior obligations).

Ngoài ra, S&P cũng phân biệt giữ nợ có đảm bảo và không đảm bảo (secured/unsecured obligations), công ty hoạt động kinh doanh (operating company) hay công ty mẹ quản lý vốn (holding company).

Mức đầu tư (Investment grade) và Mức không đầu tư (Non-Investment grade/Junk bond)

Xếp hạng nợ dài hạn của S&P được phân thành hai cấp độ: Mức đầu tư (Investment grade): Từ AAA đến BBB; và Mức không đầu tư (Non-Investment grade/Junk bond): Từ BB, đến C.

AAA: Mức cao nhất trong thang xếp hạng của S&P, thể hiện khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính cực kỳ vững chắc.

AA: Thấp hơn tí chút so với mức AAA, nhưng vẫn thể hiện khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính rất vững chắc.

A: Mức đánh giá A cho thấy dễ bị ảnh hưởng trước các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh hơn các mức cao hơn. Tuy nhiên, khả năng người đi vay đáp ứng được các cam kết nghĩa vụ tài chính vẫn rất lớn.

Xem thêm: Wmiprvse Là Gì – Wmi Provider Host Là Gì

BBB: Khoản nợ được đánh giá với mức BBB thể hiện mức độ chủ nợ được bảo vệ đủ mạnh. Tuy nhiên, trong các tình huống thay đổi hay môi trường kinh doanh biến động bất lợi, khả năng người đi vay đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính có thể bị suy giảm.

Các hạng mức không đầu tư (Non-Investment Grade/Junk Bonds)

BB, B, CCC, CC và C: Các khoản nợ được đánh giá tín nhiệm ở mức BB, B, CCC, CC, và C mang tính đầu cơ cao. BB biểu thị mức độ đầu cơ thấp nhất, trong khi C là cao nhất. Mặc dù các khoản nợ này vẫn có chất lượng và khả năng bảo vệ nhất định, nhưng các đặc điểm này có thể bị lấn át bở các yếu tố bất trắc trước môi trường kinh doanh thay đổi bất lợi.

BB: Khoản nợ đánh giá với mức BB ít có khả năng vỡ nợ hơn các khoản nợ mang tính đầu cơ khác. Tuy nhiên, khoản nợ này luôn phải đối mặt với các bất ổn liên tục hay bị ảnh hưởng trước các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi khiến người đi vay không còn đủ khả năng để đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính.

 B: Khoản nợ được đánh giá với mức B có nhiều khả năng bị vỡ nợ hơn BB, nhưng hiện tại người đi vay vẫn đang có đủ khả năng để đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính. Các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi có thể làm suy giảm khả năng hay mức độ sẵn sàng để hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính.

CCC: Khoản nợ được đánh giá với mức CCC hiện rất dễ bị vỡ nợ, và phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh doanh, kinh tế, tài chính để có thể hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính. Trong trường hợp bất lợi, người đi vay có thể không có khả năng hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính.

CC: Khả năng vỡ nợ đã lên mức rất cao.

C: Khoản nợ với mức xếp hạng C hiện đang có khả năng rất cao sẽ vỡ nợ, các khoản nợ bị quá hạn trả nợ theo thỏa thuận, các khoản nợ của chủ thể nộp đơn phá sản hay hành động tương tự mà chưa bị phá sản. Hạng C có thể được xếp cho các khoản nợ ưu tiên thấp ( subordinated debt), cổ phiếu ưu đãi hoặc các nghĩa vụ nợ được hoãn thanh toán tiền mặt hay cổ phiếu ưu đãi được hoán đổi (nghĩa vụ được nợ mua lại hoặc hoán đổi bằng một công cụ khác với tổng giá trị dưới mệnh giá).

D: Vỡ nợ. Xếp hạng D dành cho các nghĩa vụ nợ không được hoàn trả đúng hạn, trừ khi S&P tin rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện trước thời gian ân hạn nhưng không quá 5 ngày làm việc.

Xếp hạng D sẽ được áp dụng khi chủ thể nộp đơn xin phá sản hoặc có hành động tương tự, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hoàn thành nghĩa vụ nợ. Xếp hạng D cũng được thực hiện khi hoàn tất việc hoán đổi: nghĩa vụ được nợ mua lại hoặc hoán đổi bằng một công cụ khác với tổng giá trị dưới mệnh giá.

Thêm Cộng (+) hoặc Trừ (-): Xếp hạng từ AA đến CCC có thể bổ sung thêm mức cộng (+) hay trừ (-) để thể hiện mức xếp hạng tương đối giữa các mức chính.

Xem thêm: Câu Ví Dụ,định Nghĩa Và Cách Sử Dụng Của Emphasize Là Gì

NR: Không xếp hạng, có thể vì không đủ thông tin hoặc chỉ vì chính sách của S&P.

Moody’sS&PFitch 
Long-termShort-termLong-termShort-termLong-termShort-term 
AaaP-1AAAA-1+AAAF1+Prime
Aa1AA+AA+High grade
Aa2AAAA
Aa3AA-AA-
A1A+A-1A+F1Upper medium grade
A2AA
A3P-2A-A-2A-F2
Baa1BBB+BBB+Lower medium grade
Baa2P-3BBBA-3BBBF3
Baa3BBB-BBB-
Ba1Not primeBB+BBB+BNon-investment gradespeculative
Ba2BBBB
Ba3BB-BB-
B1B+B+Highly speculative
B2BB
B3B-B-
Caa1CCC+CCCCCSubstantial risks
Caa2CCCExtremely speculative
Caa3CCC-In default with littleprospect for recovery
CaCC
C
CD/DDD/In default
/DD
/D

Chuyên mục: Hỏi Đáp