Creatinin có vai trò trong việc cung cấp năng lượng cho các cơ trong cơ thể hoạt động. Xét nghiệm Creatinin máu là giá trị quan trọng để đánh giá chức năng thận và chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý về thận.
Bạn đang xem: Creatinin là gì
1. Creatinin là chất gì?
Creatinin là sản phẩm của phản ứng phân hủy Creatin.
Creatinin trong cơ thể có 2 nguồn gốc chính là nội sinh và ngoại sinh:
– Nguồn gốc ngoại sinh: do được cung cấp qua các bữa ăn hàng ngày.
– Nguồn gốc nội sinh: gan là cơ quan chính tổng hợp creatinin từ arginine và methionine.
Hình 1: Creatinin là sản phẩm của phản ứng phân hủy creatin và được lọc qua cầu thận
Một phần lớn creatinin được duy trì ổn định trong các cơ vân. Trong các cơ, enzyme Creatin – phospho Kinase (CPK) xúc tác phản ứng:
Creatin – phosphate + ADP Creatinin + ATP cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Creatin bị biến đổi trong các cơ thành creatinin, chất này được đưa vào máu rồi được thải trừ qua thận. Ở thận, creatinin được lọc qua các cầu thận và không được ống thận tái hấp thu. Vì vậy, giá trị của creatinin phản ánh chính xác chức năng thận của bệnh nhân.
Xét nghiệm xác định nồng độ creatinin máu được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chức năng thận. Chỉ khi có những rối loạn ở thận hay các bệnh lý về thận thì giá trị creatinin mới thay đổi, còn bình thường khi nồng độ creatinin máu không đổi chứng tỏ chức năng bài tiết của thận bình thường.
Xét nghiệm Creatinin được chỉ định để chẩn đoán và đánh giá mức độ suy thận.
2. Giá trị xét nghiệm Creatinin máu
Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh bệnh nhân, không bắt buộc bệnh nhân nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.
– Giá trị bình thường:
+ Nữ giới trưởng thành: 44 – 97 µmol/l.
+ Nam giới trưởng thành: 53 – 106 µmol/l.
+ Trẻ sơ sinh: 26 – 106 µmol/l.
– Một số yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả là:
+ Máu bị vỡ hồng cầu.
+ Sau bữa ăn có chứa lượng lớn protein thể làm giá trị xét nghiệm tăng.
+ Thời gian: lượng creatinin cao nhất vào cuối buổi chiều và thấp nhất lúc 7 giờ sáng.
Hình 2: Xét nghiệm creatinin máu cho phép đánh giá mức độ suy thận
Khi nồng độ creatinin tăng cao so với giá trị bình thường có nguy cơ bị suy thận. Giá trị xét nghiệm creatinin để phân loại mức độ suy thận được thể hiện qua bảng sau:
– Xét nghiệm creatinin máu thường được kết hợp với xét nghiệm ure máu để đánh giá mức độ suy thận.
3. Nguyên nhân gây thay đổi nồng độ creatinin máu
Tăng nồng độ creatinin máu chỉ gặp ở những người mắc bệnh lý về thận.
+ Suy thận nguồn gốc trước thận do suy tim mất bù, mất nước làm giảm khối lượng tuần hoàn, xuất huyết, hẹp động mạch thận.
Xem thêm: Paraphrase Là Gì – Làm Chủ Kỹ Năng Paraphrase Trong Ielts
+ Suy thận nguồn gốc tại thận do:
Tổn thương cầu thận gặp trong bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Berger (lắng đọng các IgA tại cầu thận).
Tổn thương ống thận: sỏi thận, viêm bể thận, đa u tủy xương, viêm nhú thận, tăng canxi máu, tăng acid uric,…
+ Suy nguồn gốc sau thận: sỏi thận, u bàng quang, u tử cung, ung thư tuyến tiền liệt,…
Hình 3: Các bênh lý về thận làm tăng nồng độ creatinin máu
– Một số nguyên nhân gây giảm nồng độ creatinin máu hay gặp là:
+ Máu bị hòa loãng.
+ Suy dinh dưỡng nặng.
+ Phụ nữ có thai.
4. Một số biểu hiện của bệnh suy thận
Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm bệnh thêm nặng và hiệu quả điều trị bệnh không được như mong muốn. Bệnh suy thận thường hay gặp ở những người đã có nền mắc một bệnh lý nào trước đó như: đái tháo đường, tăng huyết áp, hội chứng thận đa nang, nhiễm khuẩn, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, ung thư,… Dấu hiệu của bệnh thường không rõ rệt ở giai đoạn đầu, chỉ khi bệnh đã tiến triển mới biểu hiện triệu chứng.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh cần chú ý là:
– Đi tiểu bất thường: đi tiểu nhiều hơn về đêm hay nước tiểu có những thay đổi về mùi, màu sắc, thể tích: nước tiểu nhiều hơn hay ít hơn bình thường, màu đậm hơn hay nhạt hơn bình thường. Nước tiểu có máu, có bọt, cảm thấy đau hay căng tức khi đi tiểu.
– Phù: khi chức năng lọc máy và bài tiết của thận bị suy giảm sẽ dẫn đến ứ dịch ở gian bào gây phù có thể ở mặt, chân tay,… thậm chí toàn thân.
– Người mệt mỏi: thận là cơ quan tạo ra hormone erythropoietin, hormone này tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể. Khi bị suy thận lượng hormone này được tạo ra ít hơn làm giảm lượng máu trong cơ thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Lượng oxy đến não không đủ có thể gây hoa mắt chóng mặt, giảm trí nhớ, không tập trung.
Hình 4: Suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
– Buồn nôn và nôn: do ảnh hưởng của nồng độ ure trong máu.
– Ngứa: khi các chất độc tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ làm bạn cảm thấy ngứa, khó chịu ở da.
– Hơi thở có mùi hôi: do các chất thừa không được loại bỏ tích tụ lại trong cơ thể làm cho hơi thở có mùi.
– Khó thở, thở nông.
– Đau lưng hay đau vùng cạnh sườn.
5. Nên xét nghiệm creatinin máu ở đâu?
Xét nghiệm Creatinin là một xét nghiệm sinh hóa cơ bản, có vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán và phát hiện bệnh thận hướng tới mục đích phát hiện bệnh sớm và điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân. Mọi người đều nên đi kiểm tra xét nghiệm đánh giá chức năng thận để theo dõi tình trạng sức khỏe, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên kiểm tra xét nghiệm thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín.
Hình 5: Đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm uy tín, chất lượng cao tại phía Bắc đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của nhiều người dân trong nhiều năm qua.
Đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn sẽ được khám và tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Bệnh viện có sở hữu hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất, cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.
Xem thêm: Top 10 Tựa Game Có Lượng Người Chơi đông Nhất Mọi Thời đại
Bên cạnh đó Bệnh viện còn áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100% và còn tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của nhiều công ty bảo hiểm khác nhau.
Chuyên mục: Hỏi Đáp