Blog thienmaonline.vn giải đáp ý nghĩa CPTPP là gì

*

Nội dung chính của Hiệp định CPTPP

Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục qui định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam kí ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại New Zealand; cũng như xử lí các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.

Bạn đang xem: Cptpp là gì

Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP.20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lí hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng.Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.

Mục đích khi tham gia hiệp định CP TPP

Sự ra đời và thành lập hiệp định CP TPP nhằm mục đích thúc đẩy hội nhập kinh tế tự do thương mại và đầu tư, tạo ra cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, nâng cao mức sống, lợi ích của người tiêu dùng, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.Sự tham gia hiệp định của các quốc gia thành viên là cơ sở để thắt chặt tình hữu nghị, giữa chính phủ và người dân các nước.Gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu và tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế, thông qua việc tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển và tăng cường chuỗi cung ứng khu vực.Với đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa như Việt Nam, CPTPP giúp hỗ trợ tăng trưởng và phát triển vi mô, doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách tăng cường khả năng của doanh nghiệp đối với việc tham gia và hưởng lợi mà hiệp định mang lại.Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa, việc áp dụng thủ tục hải quan hiệu quả hơn, minh bạch hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí, đảm bảo khả năng dự báo cho các bên tham gia.Thúc đẩy các quốc gia thành viên bảo vệ môi trường, đẩy mạnh mục tiêu phát triển bền vững, củng cố pháp luật về môi trường, hỗ trợ lẫn nhau trong các chính sách và hoạt động vì môi trường.

Xem thêm: Thuyết Minh Là Gì – Khái Niệm Về Văn Thuyết Minh

Lợi ích khi tham gia vào hiệp định CP TPP

Lợi ích về việc làm, thu nhập

Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo.Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 – 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.

Lợi ích đối với các ngành

Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% – 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% – 9,6%.

Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỉ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh… Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 – 10 năm tới.

Lợi ích về xuất khẩu

Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.

Lợi ích về cải cách thể chế

Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem thêm: Ex Là Gì – Ex Nghĩa Là Gì

Hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog thienmaonline.vn, hy vọng những thông tin giải đáp CPTPP là gì? Những ý nghĩa của CPTPP sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa CPTPP là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog thienmaonline.vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả

Chuyên mục: Hỏi Đáp