Copywriting là gì và tại sao nó lại trở thành một xu hướng mới trong ngành Marketing online hiện nay? Làm thế nào để trở thành một copywriter chuyên nghiệp? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!

I. Copywriting là gì? Copywriter là ai?

*

Copywriting là gì? Copywriter là ai?

1. Copywriting là gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Copywriting là gì?” sẽ có rất nhiều kiểu trả lời khác nhau từ đơn giản tới phức tạp. Nhưng nói chung về cơ bản, Copywriting là hoạt động sao chép có chọn lọc từ một hoặc nhiều văn bản khác nhau để sử dụng cho mục đích quảng cáo hoặc tiếp thị sản phẩm. Đối tượng hướng tới của những văn bản Copywriting chính là khách hàng, những người được thuyết phục để ra quyết định mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về vấn đề đang được đề cập tới.

Bạn đang xem: Copywriting là gì

Tiếp theo là về các phương thức được sử dụng cho hoạt động Copywriting, hiện nay trên thế giới có vô vàn kiểu quảng cáo khác nhau, có thể từ gửi thư trực tiếp, tagline hoặc quảng cáo trực tuyến, thư điện tử, truyền hình, thông cáo báo chí, tờ rơi, thư chào hàng hoặc trên các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter, Instagram…

Một văn bản Copywriting trên website điện tử, bên cạnh mục tiêu cao nhất là thực hiện chiến dịch quảng cáo và tiếp thị trực tuyến thì mục tiêu đầu tiên cần phải đạt được đó chính có được thứ hạng tìm kiếm cao, hay còn được gọi là SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Các văn bản SEO Copywriting tập trung chủ yếu vào nội dung bài viết, đặt nhu cầu và mong muốn của khách hàng lên vị trí hàng đầu và lấy đó là căn cứ xây dựng website.

2. Copywriter là ai?

Nhắc tới lĩnh vực copywriting thì không thể không nhắc tới những cái tên huyền thoại như David Ogilvy, Robert Collier, William Bernbach, Steve Slaunwhite và Leo Burnett. Họ được mệnh danh là những Copywriter cực kì tài năng và nổi tiếng trên toàn thế giới. Vậy thì Copywriter là ai?

Trước đây, Copywriter là những nhân viên làm việc trong các cơ quan hoặc công ty quảng cáo, phòng quan hệ công chúng, công ty tiếp thị, đài truyền hình, nhà xuất bản sách báo, tạp chí… Công việc chính của họ là cung cấp các dịch vụ liên quan tới quảng cáo và marketing bao gồm vị trí và tư vấn nhắn tin, truyền thông xã hội và SEO tư vấn, ngoài ra còn có phát triển chỉnh sửa đi kèm với bản sao chỉnh sửa, hiệu đính, kiểm tra thực tế kết hợp với bố trí và thiết kế. Thông thường một cơ quan copywriting sẽ phục vụ cho các tập đoàn lớn.

Ngày nay, dưới sự phát triển như vũ bão của công nghệ thế giới và sức lan tỏa của Internet, các lĩnh vực hoạt động của một Copywriter còn được mở rộng sang mảng nội dung web, quảng cáo, email và các phương tiện truyền thông trực tuyến khác. Đây vừa là cơ hội lớn với môi trường rộng mở và công bằng cho tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, tuy nhiên cũng đem tới những thách thức không nhỏ cho các Copywriter khi phải thích nghi với môi trường công nghệ thay đổi liên tục theo từng giờ.

II. Công việc và quy trình làm nghề của một Copywriter

*

Công việc và quy trình làm nghề của một Copywriter

1. Công việc

Để trả lời rõ hơn cho câu hỏi “Copywriting là gì?” thì chúng ta cần phân tích kỹ hơn về công việc của một Copywriter. Hiện nay có bao nhiêu phương thức cho một văn bản Copywriting thì sẽ có bấy nhiêu công việc dành cho copywriter. Như đã trình bày ở trên thì họ sẽ đảm nhiệm các công việc như viết nội dung, sáng tạo slogan (khẩu hiệu) cho một chiến dịch quảng cáo, viết tiêu đề thư, tagline, lời hát quảng cáo và các nội dung trên mạng, ngoài ra họ cũng có thể phải viết các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo được chiếu trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm thực hiện hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông công cộng. Bên cạnh đó thì các copywriter cũng có thể đóng góp ý tưởng và ngôn từ của mình để xây dựng các ấn phẩm quảng cáo ví dụ như catalogue, bản tin, phim quảng cáo, brochures, postcard, website, email và các hình thức quảng cáo khác.

2. Quy trình làm việc

Không có một khuôn mẫu hay quy định bắt buộc nào dành cho một Copywriter khi họ tiến hành làm việc. Tuy nhiên nếu bạn là người mới trong lĩnh vực này thì bạn cũng có thể tham khảo quy trình làm việc sau để đạt được hiệu quả cao:

1. Nhận bản mô tả tóm tắt từ bộ phận quản lý khách hàng (Brief), trong văn bản này sẽ bao gồm các thông tin cần thiết về khách hàng, sản phẩm và khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Đây là căn cứ cực kì quan trọng giúp bạn định hình được phương thức tiếp cận và từ đó đề ra một văn bản Copywriting phù hợp nhất.

2. Làm việc với bộ phận A.D để phác thảo và phát triển ý tưởng, bên cạnh đó bạn cũng có thể làm việc trực tiếp với Designer để lên ý tưởng hình thức cho văn bản Copywriting.

3. Chọn lọc các ý tưởng và làm việc với bộ phận C.D

4. Chọn từ 3-5 ý tưởng tốt nhất sau khi đã thảo luận và gửi bản đề xuất cho khách hàng duyệt hoặc thực hiện Presentation.

5. Lấy ý kiến phản hồi từ phía khách hàng và chỉnh sửa lại rồi tiến hành thực hiện viết bài hoàn chỉnh.

3. Các kiểu việc làm của nghề Copywriter

Copywriter tự do: Vẫn là một copywriter nhưng bạn hoàn toàn không bị gò bó bởi không gian hay thời gian mà có thể tự tìm kiếm dự án để đầu tư cho riêng mình. Tuy nhiên để có được nhiều hợp đồng và dự án thì bạn cần tích lũy cho mình kinh nghiệm phong phú cũng như độ uy tín trong ngành và đạt được những thành tựu nhất định trong mảng Marketing online. Công việc này đối với những Copywriter mới bắt đầu sẽ rất khó khăn, nếu không kiên trì thì bạn rất dễ bỏ cuộc và chuyển hướng sang một ngành khác.

III. Những kỹ năng cần thiết cho SEO Copywriting

*

Những kỹ năng cần thiết cho SEO Copywriting

Sau khi đã trả lời được câu hỏi “Copywriting là gì?” thì bạn cần tìm hiểu về những kỹ năng cần thiết để trở thành một SEO Copywriting chuyên nghiệp.

Kiến thức SEO: Kiến thức về SEO là điều cơ bản và nền tảng để bạn phát triển đúng hướng trong ngành Copywriting. Một văn bảnđược coi là bài viếtchuẩn SEO thì phải có lượng từ khóa chính xuất hiện với mật độ vừa đủ và vị trí đặt từ khóa phải phù hợp, xuyên suốt trong văn bản. Ngoài ra thì bạn cần phải biết liên kết các bài viết lại với nhau để tạo thành một chuỗi internal link hiệu quả và có chủ đích, hỗ trợ đắc lực cho toàn bộ hệ thống quảng cáo.

Kỹ năng viết bài: Đây là yếu tố quyết định tới thành công của một SEO Copywriter. Bạn luôn phải trau dồi kỹ năng này một cách thường xuyên, không ngừng rèn luyện tư duy, phát triển vấn đề và hành văn mạch lạc, từ đó nhấn mạnh được chủ đề mà bạn đang hướng tới. Không những thế, bài viết của bạn còn phải đầy đủ thông tin cần thiết mà khách hàng cần, chân thực nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố lôi cuốn và hấp dẫn với người đọc. Từ khóa cần xuất hiện với một mức độ nhất định nhưng không được quá lộ liễu.

Kỹ năng PR trên Internet: Để bài viết được tiếp cận tới lượng lớn độc giả và nhận được sự đánh giá cao từ phía Google thì bên cạnh những kỹ năng kể trên, bạn cần có kỹ năng PR bài viết trên Internet.

Xem thêm: Canvas Là Gì – ứng Dụng Của Canvas Trong đời Sống

IV. Các dạng Copywriter

*

7 dạng Copywriter chủ yếu

1. Long Copy / Sales Letter Copywriter

Trước đây nếu có câu hỏi “nghề Copywriter là gì?” thì Sales Letter Copywriter – một dạng Copywriter cổ điển và lâu đời nhất hiện nay sẽ là câu trả lời thích đáng nhất. Tượng đài trong mảng này không thể không nhắc tới Ogilvy, ông nổi tiếng trong giới với những bức thư chào hàng xuất sắc dài đến cả ngàn từ. Đặc thù của lĩnh vực này đòi hỏi kỹ năng viết cực tốt và câu văn hấp dẫn đủ để khách hàng có thể đọc hết bức thư dài đến như vậy chỉ để mua sản phẩm. Nhưng bù lại, với lượng từ ngữ lớn sẽ giúp người viết có thể trình bày hết những ưu điểm và lợi thế của sản phẩm mà mình đang quảng cáo so với các sản phẩm khác trên thị trường, từ đó khả năng thuyết phục được khách hàng sẽ cao hơn và hiệu quả hơn.

2. Creative / Advertising Copywriter

Trái ngược với những văn bản Copywriting cổ điển với dung lượng dài và chủ yếu là văn bản bằng chữ, những người hoạt động trong lĩnh vực Creative / Advertising Copywriter thường hạn chế tối đa số lượng chữ trong văn bản của mình. Thay vào đó, họ sử dụng chủ yếu là những câu slogan đầy thu hút, sáng tạo concept cho chiến dịch quảng cáo, tagline của poster và viết kịch bản cho TVC quảng cáo. Nơi làm việc chính thức của họ là agency quảng cáo và thường kết hợp với một Art Director. Đặc thù trong lĩnh vực này không phải là khả năng viết lách tốt mà là óc sáng tạo và tư duy độc đáo mang tính đột phá.

3. Digital Copywriter

Lợi dụng sự phát triển và hiệu ứng đặc biệt của ngành Digital hiện nay, các Copywriter đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng và áp dụng rất hiệu quả trong ngành Copywriting. Thông qua các phương tiện truyền thông như email, display banner, social media post… để kêu gọi khách hàng hành động (click vào banner, đọc email hoặc đăng ký…). Mục tiêu chính của Digital Copywriter là sử dụng các câu chữ một cách hợp lý trên những công cụ này để tăng lượng conversion cho các công đoạn trong một chiến dịch quảng cáo Online trên Internet, nó có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí quảng cáo của doanh nghiệp và kết quả của chiến dịch. Do đó, một Digital Copywriter hết sức tỉ mỉ trong mọi câu chữ cũng như có sự nhẫn nại để thử đi thử lại cho đến khi kết quả đạt tốt nhất.

4. Technical Copywriter

Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì định nghĩa “Copywriting là gì” hay “Copywriter là ai?” cũng được mở rộng thêm yếu tố công nghệ mà điển hình nhất chính là sự ra đời của các Technical Copywriter. Yêu cầu về khả năng viết lách và văn phong của họ không quá khắt khe nhưng điều kiện tiên quyết của họ là kiến thức chuyên sâu về mảng kỹ thuật và ngành nghề nhất định mà mình theo đuổi trong Copywriting. Ở Việt Nam, chúng ta đều không lạ lẫm gì với trang Tinh tế với các bài viết review sản phẩm công nghệ, điện tử; Sheis hoặc Guu với những bài review cực kỳ hữu ích về các sản phẩm làm đẹp cho chị em phụ nữ… Điểm chung lớn nhất của họ là sự uy tín và tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực mà họ phát triển khi nhận được sự đánh giá rất cao từ phía độc giả.

5. Publisher / Content Copywriter

Đây được coi là vị trí khởi đầu cho mọi Copywriter trên toàn thế giới khi mới bắt đầu sự nghiệp và là câu trả lời cho câu hỏi “Nhân viên content là gì?”. Nơi làm việc của họ là các Publisher (nhà xuất bản nội dung), nơi được coi là kênh truyền thông quảng bá nội dung và đăng tải tin tức với số lượng độc giả riêng và trung thành. Khi xã hội phát triển, các phương tiện truyền thông không chỉ dừng lại ở báo giấy mà còn mở rộng thêm báo điện tử và mạng xã hội. Điều này cũng đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về những bài PR và quảng cáo sản phẩm phục vụ cho lượng độc giả ngày càng tăng. Do vậy, Content Copywriter không chỉ đơn thuần là những người sản xuất nội dung mà còn đảm nhiệm vai trò PR sản phẩm dựa trên kinh nghiệm của mình theo cách mà độc giả dễ tiếp nhận nhất.

6. SEO Copywriter

Đây là đối tượng Copywriter rất quen thuộc và phổ biến nhất hiện nay. Với xu hướng số lượng website tăng với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì việc làm SEO, tăng rank trên search engine và những người làm vị trí SEO Copywriter được sinh ra như một nhu cầu tất yếu của thời đại. Không giống như những Copywriter khác khi sử dụng các văn bản của mình để PR và quảng cáo sản phẩm, các SEO Copywriter viết bài nhằm mục đích tối ưu SEO cho trang web của mình. Các bài viết của copywriter dạng này sẽ chú trọng hơn vào phần kỹ thuật SEO theo quy chuẩn của Google như tần suất xuất hiện keywords, đặt keywords ở đâu cho hợp lý… tất cả nhằm tăng thứ hạng SEO cho bài viết nói riêng cũng như Website nói chung.

7. Inhouse / Brand Copywriter

Ngày nay, các Copywriter không chỉ làm việc cho các agency quảng cáo mà chính họ với độ nổi tiếng và trình độ nhất định cũng có thể tự lập cho mình một own media riêng, nơi họ có thể tự do phát triển theo ý muốn và trở thành một Brand Copywriter. Yêu cầu lớn nhất được đặt ra của vị trí này là họ phải là người hiểu rõ về brand của mình nhất, hiểu sâu về toàn bộ các sản phẩm / dịch vụ, hiểu về Tone of voice cũng như các đối tượng khách hàng của brands nhất. Tất cả những gì họ viết là những thứ mà nhãn hàng yêu cầu, từ thông cáo báo chí, bài PR hay cả những review về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

V. Tự học Copywriting ở đâu?

*

Tự học Copywriting ở đâu?

Bên cạnh câu hỏi “Copywriting là gì?” thì một vấn đề khác cũng được rất nhiều người quan tâm đó chính là tự học Copywriting ở đâu. Lý do là bởi hiện nay tại Việt Nam chưa có bất cứ trường lớp đào tạo chuyên sâu nào về nghề Copywriter, những khóa học ngắn hạn lại rất hạn chế và khó có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về kiến thức cho những người muốn tiến xa hơn trong nghề. Vậy thì, lời khuyên mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó chính là theo học một ngành liên quan tới marketing, thiết kế, mỹ thuật, ngôn ngữ học, tâm lý học, ngoại ngữ… và tham dự một khóa đào tạo ngắn hạn từ 6 – 12 tháng, vừa kết hợp tự học vừa tham gia làm cộng tác viên cho các công ty về quảng cáo, event… để vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm và nâng cao tay nghề. Ngoài ra, nếu có điều kiện thì bạn nên theo học một khóa đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài để nắm vững kiến thức nền tảng cũng như nâng cao năng lực của bản thân.

VI. Suy nghĩ sai lầm về nghề Copywriter

Những người viết văn hay viết báo giỏi sẽ là những Copywriter giỏi.

Cứ viết nhiều rồi sẽ thành viết hay

Muốn trở thành Copywriter chuyên nghiệp thì phải có bằng cấp.

Copywriter chỉ phù hợp với một số người mà thôi.

Copywriting là viết bài để phục vụ cho SEO.

Copywriting và Content Writing là một

Kỹ năng quan trọng nhất của một Copywriter là kỹ năng viết

Làm Copywriter, không quan trọng tính chân thực mà chỉ cần đạt được hiệu quả cao.

Xem thêm: Dark Meme Là Gì – ở đây Có Những Meme Khó Hiểu Xgr

VII. Lương nhân viên Copywriter

Theo khảo sát của chúng tôi, mức lương trung bình của một nhân viên Copywriter dao động trong khoảng từ 4 – 25 triệu, phụ thuộc vào kinh nghiệm, uy tín và các thành tích đạt được. Mỗi ngày có không ít người bắt đầu sự nghiệp để trở thành một Copywriter, nhưng cũng có không ít người phải từ bỏ vì không chịu được áp lực. Nếu bạn thực sự có đam mê, hãy mạnh dạn theo đuổi và nỗ lực hết mình để vượt qua khó khăn ban đầu, chắc chắn bạn sẽ tìm được con đường đi cho riêng mình và trở thành một Copywriter tài năng.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi để trả lời cho câu hỏi “Copywriting là gì?”. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết và giúp ích phần nào trong quá trình làm việc. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi và hẹn gặp lại bạn ở những tin tức sắp tới!

Chuyên mục: Hỏi Đáp