Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Nó là một nhóm bệnh bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh gây tắc nghẽn đường thở không phục hồi có diễn tiến ngày càng nặng theo thời gian. Nếu bệnh không được điều trị và phòng ngừa đúng cách sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như suy tim, tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, đa hồng cầu, biến chứng thần kinh…gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Dưới đây là thông tin giúp chúng ta tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bạn đang xem: Copd là gì
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Bệnh có diễn tiến xấu dần theo thời gian, biểu hiện bằng những triệu chứng khó thở, ho, tăng tiết đờm, co thắt phế quản làm hạn chế sự lưu thông đường khí thở vào phổi gây ra các tổn thương như: phế nang bị phá hủy, căng giãn bất thường gây nên tình trạng ứ khí…
Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
– Hút thuốc lá: Theo kết quả điều tra, người ta nhận thấy, không phải tất cả những người hút thuốc lá đều mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nó chỉ chiếm khoảng 15-20% số người hút thuốc lá. Tuy nhiên, có đến 85-90% bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Khói thuốc lá cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Chất hóa học công nghiệp là một tác nhân gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính độc lập với thuốc lá.
– Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, chất đốt như than, củi, hơi nóng…là những yếu tố gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm trùng tái phát, thiếu hụt dinh dưỡng…cũng liên quan đến việc gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh hô hấp thông thường. Những biểu hiện này thường nhẹ, tiến triển chậm chính vì vậy bệnh nhân thường không mấy quan tâm. Tuy nhiên thông thường bệnh có những biểu hiện cụ thể như:
– Ho dai dẳng hoặc cấp tính, mới đầu chỉ ho vào buổi sáng sau đó ho nhiều suốt cả ngày lẫn đêm.
– Ho có đờm lúc đầu thì loãng ít, càng về sau càng đặc, khó khạc lên
– Thở hơi ngắn, khó thở là triệu chứng dễ nhận biết nhất nhưng nó thường xuất hiện khi bệnh nhân khoảng 50-59 tuổi
– Thở khò khè có tiếng rít khi thở, đặc biệt là gắng sức hoặc khi triệu chứng bệnh trở nặng
– Mệt nhọc, thiếu sức cảm giác như ngực bị nén
– Viêm phổi
Một số biến chứng nguy hiểm do bệnh COPD gây ra có thể kể đến như:
– Biến chứng trên phổi: Tràn khí màng phổi, ung thư phổi…là những biến chứng nguy hiểm mà bệnh COPD gây ra cho người bệnh.
– Tăng áp lực động mạch phổi: Tăng áp lực động mạch phổi sẽ làm cho bệnh nhân bị khó thở nhiều hơn và diễn tiến của bệnh cũng trở lên nặng hơn.
– Biến chứng trên tim: Do tình trạng áp lực động mạch phổi tăng kèm theo việc thiếu oxy mạn tính sẽ gây ra suy tim phải. Đây cũng là một biến chứng rất hay gặp ở những bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Đa hồng cầu: Ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính do tình trạng thiếu oxy xảy ra thường xuyên làm cho lượng hồng cầu lúc này tăng lên quá cao dẫn đến nguy cơ tắc mạch và huyết khối.
– Biến chứng thần kinh: Hay gặp nhất là tình trạng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn ý thức nguyên nhân là do thiếu oxy và tăng CO2 trong máu. Cũng có rất nhiều trường hợp do lượng CO2 tăng lên quá cao khiến cho bệnh nhân bị hôn mê dẫn đến giảm và mất khả năng làm việc trí óc.
Xem thêm: Thiết Kế Web Chuẩn Seo Là Gì, Thiết Kế Website Chuẩn Seo Là Gì
– Một số biến chứng khác: Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản, loãng xương, tăng nồng độ men chuyển angiotensin trong máu…
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Tránh những yếu tố nguy cơ: Đây chính là việc làm đầu tiên trong việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong đó ngưng thuốc lá là việc làm quan trọng nhất nó giúp làm chậm tiến triển của bệnh, từ đó bệnh được ổn định hơn và ít vào đợt cấp hơn. Thêm vào đó là việc cải tạo môi trường sống lành mạnh hơn kết hơn với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục đều đặn.
– Tiêm vaccine: Tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu và sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch giúp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định hạn chế nhiễm trùng và đợt cấp.
– Điều trị bằng thuốc: Việc sử dụng thuốc điều trị sẽ giúp bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh và ngăn ngừa đợt cấp tái phát. Người bệnh được khuyến cáo ưu tiên sử dụng các thuốc có tác dụng tại chỗ như thuốc hít, khí dung…gồm thuốc giãn phế quản và corticoid.
– Điều trị oxy: Sử dùng phương pháp điều trị oxy dài hạn cho bệnh nhân COPD suy hô hấp mạn tính được chứng minh làm gia tăng tỷ lệ sống ở những bệnh nhân giảm oxy máu nặng khi nghỉ.
– Thông khí hỗ trợ: Kết hợp thông khí không xâm lấn và oxy dài hạn có thể hữu ích ở một số bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân tăng CO2 ban ngày.
– Phẫu thuật giảm thể tích phổi: Là phương pháp được áp dụng trong trường hợp ứ khí phế nang nặng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
Lời khuyên dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu ho, khạc đờm, khó thở khi làm nặng hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác về bệnh.
– Hãy đảm bảo rằng bạn đã sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ điều trị và tái khám định kỳ.
– Tránh xa những yếu tố nguy cơ như thuốc lá, thuốc lào
– Không khí trong nhà và phòng ngủ luôn sạch sẽ, thông thoáng
– Thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn và giữ cho thân thể được khỏe mạnh
– Khi thấy có những biểu hiện của đợt cấp hoặc thấy tình trạng bệnh trở nặng hơn nên đi khám hoặc liên hệ ngay với bác sỹ điều trị để nhận được lời khuyên hữu ích nhất
– Và cuối cùng, một việc quan trọng nhất với mỗi bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính được các chuyên gia khuyến cáo là điều trị dự phòng. Bên cạnh việc bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với bụi độc hại, điều trị tốt các nhiễm khuẩn đường hô hấp…bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cần được điều trị dự phòng nhằm kiểm soát, ngăn ngừa và kéo dài tối đa thời gian tái phát bệnh tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Xem thêm: Slime Là Gì – Những Cách Chơi Slime Thú Vị
Sau nhiều năm, các bác sỹ ở New York đã nghiên cứu thành công một công thức thảo dược có tên là Pulmasol cho tác dụng hiệu quả trong việc phòng, kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản và COPD. Pulmasol đã được nghiên cứu lâm sàng, chứng minh về tác dụng trong việc giảm các triệu chứng khó thở, nghẹt thở, ho, tăng dung lượng đường hô hấp cùng với giảm mạnh nhu cầu dùng các thuốc giãn phế quản cho bệnh nhân tương tự với thuốc chống viêm mạnh corticosteroid. Không những thế, ngược lại với cơ chế ức chế tuyến thượng thận và ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, Pulmasol giúp lấy lại sự cân bằng về nội tiết tố thượng thận và điều hòa hệ miễn dịch. Do thành phần hoàn toàn từ thảo dược bổ dưỡng, lành tính nên nó không gây ra bất cứ tác dụng phụ có hại nào cho cơ thể người bệnh. Nghiên cứu về công thức thảo dược này đã được đăng tải trên các tạp chí y khoa quốc tế, trong đó các tác giả đã mô tả cơ chế mới về nguyên nhân và bệnh lý của bệnh suyễn và COPD cùng phương pháp điều trị hữu hiệu, an toàn, không gây phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc, hoặc hiệu quả phụ độc hại cho cơ thể người bệnh.
Chuyên mục: Hỏi Đáp