Mục lục
Vậy CEO và COO khác nhau không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp: Thuật ngữ CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Quyền hạn và vai trò của họ trong công ty thế nào? Ý nghĩa các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? – Các cấp bậc trong tổ chức doanh nghiệp CEO là gì? Chief Executive Officer CFO là gì? Chief Financial Officer CPO là gì? Chief Product Officer CCO là gì? Chief Customer Officer CHRO là gì? Chief Human Resources Officer CMO là gì? Chief Marketing Officer Một số chức danh viết tắt khác
Các từ viết tắt đều kết thúc bằng O (viết tắt của từ Officer)
Vậy COO là gì? COO tên viết tắt của Chief operations officer – Dịch là Giám đốc điều hành.
Vậy CEO và COO khác nhau không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp:
CEO và COO đều có gọi chung là “giám đốc điều hành”, ở Việt Nam thì CEO quen thuộc hơn với từ “tổng giám đốc”. Trong những công ty qui mô tập đoàn ở phương tây, CEO có vai trò quan trọng nhất của công ty, ông có nhiệm vụ điều hành cũng như ra quyết định tất cả mọi hoạt động của công ty đó. Như vậy CEO được ví như “thủ lĩnh tối cao” của công ty, hoặc ở Việt Nam hay gọi là “thủ trưởng”, công ty thành công là nhờ sự lèo lái của CEO, làm ăn thành công là do CEO giỏi.
CEO vai trò lớn hơn COO, tức là chức vụ của CEO sẽ lớn COO. Công việc chính của COO là làm việc với các cán bộ cáo cấp khác của công ty vd như CFO (giám đốc tài chính), CTO (giám đốc công nghệ) và có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp công việc cho CEO, có thể hiểu cơ bản CEO là “tổng giám đốc” thì COO tương đương với “phó tổng”, như vậy CEO là “cái đầu” thì COO sẽ là “cánh tay phải đắc lực” của ông ta. Nếu trong công ty CEO kiêm luôn vai trò chủ tịch (president) thì COO sẽ kiêm nhiệm vai phó chủ tịch (vice president). Như vậy, không phải công ty nào cũng có chức danh COO, tùy do tổ chức đó có qui định hay không mà thôi, đa phần các công ty qui mô vừa và nhỏ không cần COO, những công ty cực lớn mới cần COO để giảm tải công việc cho CEO.
Bạn có biết? Tìm hiểu chuyển sau thêm về các thuật ngữ liên quan đến O
Thuật ngữ CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Quyền hạn và vai trò của họ trong công ty thế nào?
CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO… là những thuật ngữ chức danh viết tắt được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Vậy các thuật ngữ viết tắt các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu:
Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin cho những thuật ngữ này:
CEO là tên viết tắt của (CHIEF EXECUTIVE OFFICER): GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNHCFO là tên viết tắt của (CHIEF FINANCIAL OFFICER): GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNHCPO là tên viết tắt của (CHIEF PRODUCTION OFFICER): GIÁM ĐỐC SẢN XUẤTCCO là tên viết tắt của (CHIEF CUSTOMER OFFICER): GIÁM ĐỐC KINH DOANHCHRO là tên viết tắt của (CHIEF HUMAN RESOURCES OFFICER): GIÁM ĐỐC NHÂN SỰCMO là tên viết tắt của (CHIEF MARKETING OFFICER): GIÁM ĐỐC MARKETING
Thời đại hội nhập và phát triển, Việt Nam tiếp cận rất nhiều thuật ngữ mới. Các thuật ngữ mới được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các chữ cái viết tắt được chấp nhận như những từ ngữ phái sinh cùng tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt.
Ý nghĩa các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? – Các cấp bậc trong tổ chức doanh nghiệp
CEO là gì? Chief Executive Officer
CEO là tên viết tắt của Chief Executive Officer. CEO là Giám đốc điều hành (hay tổng giám đốc điều hành,…), là người có chức vụ điều hành cao nhất của 1 tập đoàn, công ty hay tổ chức.
CEO là người giữ trách nhiệm quan trọng, thực hiện điều hành toàn bộ mọi hoạt động theo những chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị (HĐQT).
Trong văn hóa kinh doanh, ở một số công ty thì tổng giám đốc điều hành (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị. Cá biệt, một người thường đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (Chief operations officer – COO). Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự dính líu đến nhau trong sự quản lý công ty.
Ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông). Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau.
Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực. Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân. Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty.
Nhìn chung, tổng giám đốc được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành cho CEO. Nói chung là CEO không phải như “Cử nhân”. CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề vì CEO hàng ngày đều phải “va vấp” và giải quyết nhiều thứ chứ không chỉ có kinh doanh.
CFO là gì? Chief Financial Officer
CFO là tên viết tắt của Chief Financial Officer. CFO là Giám đốc tài chính, là một vị trí giám đốc phụ trách quản lý tài chính doanh nghiệp.
CFO phụ trách các lĩnh vực như: nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
CFO có 4 vai trò chính của một CFO bao gồm: Steward, Operator, Strategist and Catalyst.
Steward: là người bảo vệ và giữ gìn tài sản của công ty bằng phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả và đảm bảo tính chính xác các loại sổ sách.
Operator: là người đảm bảo hoạt động tài chính cơ bản hiệu quả.
Strategist: là người có chiến lược phát triển đồng nhất hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của công ty theo từng giai đoạn.
Catalyst: người duy trì đảm bảo thấm nhuần tư tưởng về tư duy tài chính trong trong công ty khi thực hiện công việc cũng như trong việc đánh gia, chấp nhận rủi ro trong công ty.
Kế toán trưởng ở 1 doanh nghiệp thì công việc cụ thể hơn CFO bao gồm là giám sát các khía cạnh, chức năng kế toán trong công ty. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chỉ đạo các tài khoản trong “sổ cái” báo cáo tài chính và các hệ thống kiểm soát chi phí. Thực hiện một loạt các nhiệm vụ cụ thể, quản lý và hướng dẫn công việc cho nhân viên.
Như vậy, trong khi kế toán trưởng chỉ làm các việc liên quan tới kế toán, thì CFO về mặt lý thuyết mà nói phải chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động tài chính của công ty đảm bảo hoạt động hiệu quả và có tính chiến lược bao gồm “kế toán, dự toán, tín dụng, bảo hiểm, thuế và toàn bộ ngân khố” trong công ty.
Vai trò của các CFO cũng khá rõ ràng để nhận thấy giá trị của họ đem lại cho doanh nghiệp như thế nào. Còn việc cần thiết có một CFO trong công ty hay không thì điều này tùy thuộc nhiều vào mô hình và độ lớn của mỗi doanh nghiệp. Bản thân trong các doanh nghiệp Việt nam một là CEO hai là kế toán trưởng đang nắm chính các vai trò này của CFO trong của doanh nghiệp.
CPO là gì? Chief Product Officer
CPO là tên viết tắt của Chief Product Officer. CPO là Giám đốc sản xuất, là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch.
CFO có nhiệm vụ dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.
CCO là gì? Chief Customer Officer
CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer. CCO là Giám đốc kinh doanh, là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO).
Nếu CEO đóng vai trò là người điều phối hoạt động của các phòng ban trong tổ chức, bao gồm từ khâu quản lý, quản trị chiến lược chung, quản lý sản xuất,… thì CCO lại là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà phát triển của công ty.
CHRO là gì? Chief Human Resources Officer
CHRO là tên viết tắt của Chief Human Resources Officer. CHRO là Giám đốc nhân sự, là người được cho là “quản lý” và “sử dụng” con người
CHRO là người có nhiệm vụ lập ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, cụ thể hơn là tuyển dụng, huấn luyện những người mà họ có thể phát huy tối đa năng lực, tính sáng tạo của bản thân, tạo sự phối hợp để nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp.
CMO là gì? Chief Marketing Officer
CMO là tên viết tắt của Chief Marketing Officer. CMO là Giám đốc marketing – là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.
Thường thường, vị trí này sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho tổng giám đốc (CEO). Vai trò và trách nhiệm của CMO liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng… Do đặc thù của chức vụ, CMO phải đối mặt với nhiều lĩnh vực chuyên môn phức tạp, đòi hỏi phải có năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý. Thách thức này bao gồm việc xử lý những công việc hàng ngày, phân tích các nghiên cứu thị trường kỹ năng, tổ chức và đôn đốc nhân viên thực hiện hiệu quả công tác marketing tại công ty.
CMO đóng vài trò cầu nối giữa bộ phận marketing với các bộ phận chức năng khác như sản xuất, công nghệ thông tin, tài chính… nhằm hoàn thành mục tiêu chung của công ty. Hơn thế nữa, CMO còn là một nhà tư vấn cho CEO trong việc định hướng và xây dựng chiến lược công ty.
Gần đây, Giáo sư Gail McGovern và Martin A. Quelch, thuộc trường Kinh doanh Harvard, đã đưa ra tám phương pháp để gia tăng sự thành công cho CMO. Đó là:
Làm rõ sứ mạng và trách nhiệm của CMO. Luôn chắc chắn rằng vai trò của CMO là cần thiết và được lãnh đạo công ty hiểu rõ, đặc biệt là CEO, hội đồng quản trị và các cấp quản lý hàng dọc. Vì nếu không có nhu cầu rõ ràng, thật sự và được nhận biết, vai trò của CMO sẽ bị phản đối trong tổ chức.
Điểu chỉnh vai trò của CMO phù hợp với văn hóa và cấu trúc marketing. Tránh việc một CMO chịu trách nhiệm quá nhiều thương hiệu riêng lẻ trong công ty, dù người được bổ nhiệm có các mối quan hệ tốt.
Lựa chọn CMO tương hợ với CEO. CEO muốn có CMO nhưng thương không muốn nhường quyền kiểm soát bộ phận marketing cho họ. Hãy tìm một CEO luôn nhận thấy trách nhiệm của mình là một đội trưởng của bộ phận marketing và thương hiệu, đồng thời cũng nhận thấy sự cần thiết một chuyên gia trong việc định hướng và hướng dẫn công tác marketing trong công ty.
Người phô trương sẽ không thành công. Một CMO cần làm việc chăm chỉ để đảm bảo cho CEO thành công trong vai trò đội trưởng của thương hiệu.
Lựa chọn CMO có tính cách phù hợp.
Bạn đang xem: Coo là gì
Xem thêm: Từ Ghép Là Gì – Cách Phân Loại Và Những Lưu ý
Xem thêm: Gdn Là Gì – Tổng Quan Về Quảng Cáo Banner Google Gdn
Đảm bảo rằng CMO có đúng các kỹ năng và tích cách cho vai trò, sứ mạng và trách nhiệm cần phải hoàn thành.
Làm cho các giám đốc hàng dọc trở thành những anh hùng marketing. Bằng cách kéo giãn ngân sách marketing, CMO có thể cải thiện năng suất marketing của bộ phận và giúp cho các lãnh đạo đơn vị kinh doanh gia tăng doanh thu.
Thâm nhập tổ chức hàng dọc. Cho phép CMO hỗ trợ việc sắp xếp nhân sự marketing. Cho phép CMO tham gia đánh giá công việc của các nhà tiếp thị hàng dọc hàng năm.
Yêu cầu các kỹ năng sử dụng các não trái lẫn não phải. CMO muốn thành công cần thông thạo cả marketing chuyên môn và sáng tạo, có hiểu biết sắc bén về chính trị, có các kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo và quản lý kiệt xuất.
Một số chức danh viết tắt khác
Ở các thuật ngữ phía trên, CEO (Chief Executive Officer) tạm dịch là giám đốc điều hành. Trong nhiều tập đoàn, công ty của Mỹ (và một số nước khác), vị trí cao nhất (top position) là Chairman hay President, dưới đó là các Vice president, officer (hoặc director) – người điều hành, quyết định những việc quan trọng, rồi đến general manager, manager – người phụ trách công việc cụ thể. Các chức vụ có thể được “kiêm”, thường thấy là President and CEO. Có công ty không dùng CEO điều hành công việc hàng ngày (day-to-day running) mà thay bằng COO (Chief Operating Officer). Chief financial officer là giám đốc tài chính – người quản “túi tiền”.
Ở đất nước Anh, cao nhất là Chairman, rồi đến Chief Executive Director hoặc Managing Director (hai chức này tương đương nhau nhưng Managing Director được dùng nhiều hơn). Sau đó đến các giám đốc, gọi là chief officer/director, thấp hơn là manager. Board là từ chỉ toàn thể các director và họ họp ở phòng gọi là boardroom. Đứng đầu bộ phận hay phòng, ban là director, ví dụ research deparment có research director. Người đứng đầu một department, division, organization… được gọi theo cách “dân dã”, “thân mật”, không chính thức (informal) là boss (sếp). Managing Director hay được dùng ở Úc, Singapore… ngang với CEO, tương đương tổng giám đốc (director general hay general director) ở ta. Tuy nhiên, ở Philippines, Managing Director được gọi là President.
Cường quốc Nhật Bản, chức vụ hơi cầu kỳ. Chẳng hạn, Mitsui O.S.K. Lines – doanh nghiệp vận tải hàng hải lớn nhất thế giới, điều hành (operate) đội tàu trọng tải khoảng 45,5 triệu DWT – có cả Chairman và President. Chairman “to” hơn President (tuy cùng dịch là “chủ tịch”). President Executive Director là chủ tịch công ty, Senior Managing Executive Officer là giám đốc điều hành cấp cao (có 3 vị cùng chức này), rồi đến 9 giám đốc điều hành (Managing Executive Officer); ngay sau đó là 8 giám đốc (Executive Officer). Mỗi vị nói trên phụ trách một phần việc với mức độ quan trọng khác nhau.
Khi đọc danh thiếp (Nghệ thuật hiếu khách Omotenashi ở Nhật Bản), chúng ta không chỉ xem “chức gì” mà nên xem thêm chi tiết khác để biết chức ấy “to” đến đâu, có giống với cách hiểu của ta về “chủ tịch”, “giám đốc” hay “trưởng phòng”, “cán bộ”… không. Ví dụ: Trên danh thiếp ghi APL (một hãng vận tải biển lớn của Mỹ), sau đó APL Vietnam Limited, North Vietnam Branch Manager. Như vậy manager này thuộc chi nhánh miền Bắc Việt Nam của công ty ở Việt Nam, không phải của APL “xuyên quốc gia” hay của cả nước mà chỉ là “miền Bắc”. Chúng ta nên quan tâm đến hệ thống chức vụ của mỗi nước (hay mỗi tổ chức) có liên quan, chẳng hạn Secretary là thư ký (ở ta chức vụ này thường thuộc về phái nữ với đặc điểm trẻ trung, xinh đẹp), nhưng Secretary of State ở Mỹ là Bộ truởng Bộ Ngoại giao (hiện nay là bà Rice, lương 200.000 USD (khoảng 3,2 tỷ đồng/năm), UN Secretary General – Tổng thư ký Liên hợp quốc – chức danh lớn nhất hành tinh… Có nước quy định Permanent secretary ngang thứ trưởng, Senior Minister là bộ trưởng cao cấp… Thuật ngữ của Việt Nam, chúng ta hiểu Party General Secretary là Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam, Chairman of Hanoi People’s Committee không giống Mayor (thị trưởng)…
Khi dịch sang tiếng Anh, chúng ta cần xem “nội hàm” (thực chất) chức đó là gì. Cùng là “người đứng đầu”, “trưởng” nhưng dịch rất khác nhau. Với Cục Hàng hải Việt Nam dùng Chairman nhưng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lại là General Director… Manager thường là trưởng phòng; head, chief, director cũng là “trưởng”… Có khi “ban” lại lớn hơn cục, vụ (ví dụ: Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) và trưởng ban có thể dịch là Director. Trợ lý Tổng giám đốc là Assistant (to) General Director, nhưng không nên viết tắt là Ass General Director mà không có dấu “.” (chấm) sau chữ “s” vì Ass là con lừa. Nên viết tắt là Asst). State Bank Governor là Thống đốc Ngân hàng nhà nước (trước đây dịch là State Bank General Director). Thủ tướng Đức là Chancellor, không dùng Prime Minister…
Cùng tìm hiểu rõ hơn qua cuộc trao đổi sau giữa Martin & Hoa Vinh:
Martin: Hello everybody! Rất vui lại được trò chuyện cùng các bạn ngày hôm nay.
Hoa Vinh: Chào anh Martin, Chủ Nhật của anh thế nào? Hôm nay Hoa Vinh trông anh hơi khác đấy, tác phong chuyên nghiệp hơn hẳn. Ai mà khiến anh Martin thay đổi thế nhỉ?
Martin: Hoa Vinh biết không, hôm qua anh vừa tham dự một cuộc trò chuyện với những CEO trẻ tuổi ở Hà Nội, các bạn ấy rất giỏi đấy nhé, giúp anh học hỏi bao nhiêu là kinh nghiệm.
Hoa Vinh: Ồ, từ CEO này em cũng hay thấy được nhắc đến trên báo, nhưng vẫn chưa rõ lắm. Nhân đây anh Martin giải thích cho Hoa Vinh và các bạn đi,CEO có phải là chức vụ cao nhất trong công ty không?
Martin: Đúng thế! CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành, giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị, là người rất quyền lực đấy Hoa Vinh ạ. Ở những tập đoàn có tổ chức chặt chẽ, các bạn thường thấy chủ tịch hội đồng quản trị sẽ đảm nhận luôn chức vụ CEO này.
Hoa Vinh: A, em biết rồi, giống như ông Steve Jobs vừa là CEO, vừa là chủ tịch của Apple luôn đúng không anh Martin?
Martin: Chính xác! Và bên dưới CEO là giám đốc những bộ phận, quản lý nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn CFO, CIO. Hoa Vinh có biết là gì không?
Hoa Vinh: Để em đoán nhé. Xem nào… CFO là Chief Financial Officer, giám đốc tài chính của công ty, còn CIO à, chắc là Chief Information Officer rồi, giám đốc bộ phận thông tin. Đúng chưa anh Martin?
Martin: Hoa Vinh xuất sắc lắm! Anh thấy các bạn nhỏ ở AAC rất ngoan và nghe lời Hoa Vinh, xem ra em cũng có tố chất lãnh đạo đấy chứ. Thế sau này em muốn trở thành CFO hay CEO đây?
Hoa Vinh: Haha, anh toàn trêu Hoa Vinh thôi! Em thấy mình có khả năng làm marketing hơn, em thích làm kinh doanh mà. Anh Martin thấy đúng thế không?
Martin: Thế từ giờ anh sẽ gọi Hoa Vinh là SMD dự bị nhé, SMD tức là Sales & Marketing Director, là giám đốc kinh doanh đấy, tuy nhiên bây giờ họ thường gọi giám đốc kinh doanh là CCO hơn, đó là viết tắt của Chief Customer Officer. Còn anh Martin đang đặt mục tiêu trong 10 năm tới có thể trở thành một CHRO tài giỏi. Anh đố Hoa Vinh biết CHRO là gì đấy?
Hoa Vinh: Chief H… R… Officer?? Ôi từ này khó quá…
Martin: “HR” chính là viết tắt của Human Resources, CHRO nghĩa làChief Human Resources Officer đấy Hoa Vinh ạ.
Hoa Vinh: A, có phải là giám đốc bộ phận nhân sự không? Nếu thế thì rất thích hợp đấy, anh Martin luôn được lòng tất cả mọi người mà, haha.
Martin & Hoa Vinh: Vậy là chúng ta vừa trao đổi về một số thuật ngữ chỉ chức danh cơ bản trong doanh nghiệp ngày nay. Hy vọng mọi người sẽ không bị bỡ ngỡ khi gặp những chức danh viết tắt đó trong các buổi trò chuyện hay trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chuyên mục: Hỏi Đáp