Consultant là một công việc hiện nay đang khá phổ biến và được tuyển dụng liên tục, thường xuyên với số lượng lớn. Vậy, Consultant là gì? hay nghề Consultant là gì? Vì sao nó lại bị nhầm lẫn với nghề Sale?

Tìm hiểu về khái niệm “Consultant là gì?”

Consultant là gì?

Consultant dịch ra có nghĩa là “Tư vấn viên”, “Người tư vấn”. Và điều này cũng chính là định nghĩa về công việc, nghề này trong thực tế – Consultant là những người, bộ phận sẽ đưa ra các lời khuyên, nhận xét và đánh giá về một tình huống nào đó dựa trên sự chuyên môn và nghiệp vụ.

Bạn đang xem: Consultant là gì

*

*

Trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, Consultant – Tư vấn viên là người, bộ phận giữ vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc giữ chân khách hàng, tạo niềm tin, hỗ trợ giải đáp thông tin để khách hàng tin tưởng và lựa chọn thương hiệu của mình.

Có người từng nói, công việc của một tư vấn viên không phải là nhìn ra, nhận thấy và biết được cái gì sai mà là cách sửa chữa chúng.

Vai trò của Consultant là gì trong doanh nghiệp?

Consultant có thể không trực tiếp tạo ra doanh thu như bộ phận bán hàng, nhưng họ lại bộ phận quan trọng giúp thay đổi hành vi thậm chí suy nghĩ của khách hàng để tạo ra doanh thu đó.Giúp cho khách hàng, người cần tư vấn tự nhận thức được bản thân và hiện tại để có thể tự bảo vệ mình, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng theo cách nhẹ nhàng, chắc chắn và an toàn nhất.Giúp khách hàng giải tỏa thắc mắc, ấm ức, đưa ra các biện pháp giải quyết hợp lý nhằm xoa dịu khách hàng và giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp.Cung cấp những thông tin chính xác, chuyên nghiệp và chuyên sâu nhất về một dịch vụ hoặc một sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.Giúp định hình và thống nhất suy nghĩ, thái độ và hành động của người dùng trước khi ra quyết định.Giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất.Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cũng như hình ảnh, giá trị của thương hiệu trước những sản phẩm không rõ nguồn gốc, làm giả, làm nhái trên thị trường.

*

Yêu cầu của nghề Consultant là gì?

Các Consultant làm việc trực tiếp với khách hàng, đối tác, với con người thực, nên yêu cầu đối với vị trí này rất cao, như:

Bạn buộc phải có Kỹ năng giao tiếp, bởi: Consultant sẽ phải thường xuyên và trực tiếp làm việc với khách hàng, trao đổi và thuyết phục họ đi theo định hướng của mình, do đó khảnăng giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định thành công của bạn. Việc khéo léo trong sử dụng ngôn từ, linh hoạt trong cách nói chuyện, tư vấn sẽ giúp bạn tạo ấn tượng, thiện cảm tốt với khách hàng cũng như tăng cơ hội thuyết phục, ký kết hợp đồng với khách hàng.

Kỹ năng giải quyết vấn đề – Nghề tư vấn không thể tránh khỏi những tình huống bất ngờ, sự cố phát sinh hay những khiếu nại từ khách hàng. Chính vì vậy, bạn cần phải có cách xử lý linh hoạt và phù hợp với từng trường hợp sao cho ổn thỏa nhất, không gây ảnh hưởng đến khách hàng cũng như hiệu quả của công việc và hình ảnh của doanh nghiệp.

Khả năng quan sát, nghiên cứu, phân tích – Trong công việc tư vấn của mình, bạn sẽ gặp phải rất nhiều những tình huống phức tạp và sự biến động của thị trường đặt ra yêu cầu bạn phải biết quan sát, nghiên cứu và phân tích thật kỹ những vấn đề đó để có thể đưa ra những kế hoạch, ý tưởng phù hợp với nhu cầu khách hàng và phù hợp với xu hướng của thời đại mới, thay đổi những thứ không còn phù hợp.

Khả năng lắng nghe, nắm bắt tâm lý khách hàng – Sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên chính xác nhất, hữu ích và phù hợp nhất với khách hàng đó. Đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng khách hàng của bạn, của doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý thời gian – Giúp chúng ta phục vụ các khách hàng một cách cẩn thận, tốt nhất nhưng cũng đảm bảo phục vụ được số lượng khách hàng tối ưu nhất.

Sự kiên nhẫn – Sẽ có những khách hàng khó tính, cầu kỳ, hoặc trình bày vấn đề không rõ ràng, khiến việc tư vấn của bạn gặp gián đoạn hoặc khó khăn trong việc thấu hiểu, lúc này chính là lúc cần tới sự kiên nhẫn của bạn.

Xem thêm: 10/10 Là Ngày Gì – ý Nghĩa Tết Trùng Thập Ngày 10

Làm chủ cảm xúc – Tiếp xúc với mỗi khách hàng, bạn sẽ có những cảm xúc khác nhau, thái độ và nhận được sự tương tác ngược lại khác nhau. Đó có thể là sự tôn trọng, nhưng cũng có thể là những lời nói thiếu chừng mực, xúc phạm… hãy bình tình và cố gắng làm chủ cảm xúc của mình.

*

Consultant là gì mà hay bị nhầm với Sale?

Trên thực tế, nếu để phân loại và phân cấp, công việc của Consultant và Sale không khác gì nhau, cùng là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, “trò chuyện” với họ để thay đổi hành vi và tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.

Nhưng nếu xét về bản chất, Consultant là công việc cần tới sự chuyên nghiệp và chuyên môn cao hơn so với Sale. Các Consultant thường chỉ chuyên trong 1,2 lĩnh vực, còn các nhân viên Sale có thể nói chuyện với khách hàng về hàng chục, hàng trăm sản phẩm mà công ty mình đang kinh doanh.

Mức, mục đích của Sale là nhằm hướng khách hàng tới sản phẩm, mua hàng, chốt đơn, giải đáp các thắc mắc về hàng hóa, mua hàng… Còn với Consultant, công việc của họ liên quan nhiều hơn tới cảm xúc của một người mua cũng như các vấn đề vượt qua tầm hiểu biết và khả năng giải quyết của một Sale.

Chình vì sự khác biệt chuyên môn này, mà nhiều người vẫn thường hiểu Consultant chính là Sale và ngược lại.

Trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp không đăng tin tuyển dụng hay trên thị trường là Sale do tâm lý “không thích, ghét” từ đó của người tiêu dùng, cũng có nơi ghi tuyển dụng một cách cụ thể là “Sale Consultant”, nên cũng khó tránh việc người khác hiểu nhầm 2 công việc này.

Các hình thức chủ yếu của Consultant là gì? (Tư vấn viên)

Hiện nay vẫn chưa có những khái niệm chính xác và cụ thể về công việc này, nhưng nếu để nói về nghề tư vấn viên Consultant thì chúng ta có thể chia ra thành các hình thức như sau:

Strategy Consultant – Tư vấn chiến lượcIT Consulting – Tư vấn công nghệ thông tinE-Consulting – Tư vấn điện tửHuman Resources Consulting – Tư vấn nguồn nhân lực

Trên thực tế, để giảm chi phí cũng như nâng cao kỹ năng của các tư vấn viên, giảm bớt thời gian phục vụ và gia tăng hiệu quả, hiện nay, mỗi tư vấn viên thường đảm nhiệm cùng lúc khá nhiều mảng, hoặc khách hàng cũng có thể thuê các công ty tư vấn để nhờ họ tham mưu, tư vấn đa lĩnh vực và áp dụng các giải pháp công nghệ, xúc tiến thương mại…

*

1. Strategy Consultant – Tư vấn chiến lược

Các tư vấn chiến lược phải thể hiện được năng lực của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ việc đưa ra chiến lược về dịch vụ khách hàng tới quản lý chất lượng, từ chi phí lưu kho đến tính hiệu quả của phân phối…

2. IT Consulting – Tư vấn công nghệ thông tin

Ở một số mô hình, IT Consulting – Tư vấn công nghệ thông tin còn được gọi là các Application Consultant – Tư vấn viên hệ thống (hoặc System Consulting), là người đưa ra các giải pháp phần mềm hoặc hệ thống, kiểm tra tính tương thích của hệ thống và đảm bảo rằng hệ thống mới được vận hành trơn tru.

Đây cũng chính là bộ phận được đánh giá là hiểu rõ nhất về hệ thống của một doanh nghiệp.

3. E-Consulting – Tư vấn điện tử

Thực hiện các công việc và dịch vụ trong ngành thương mại điện tử (e-commerce), thương mại trực tuyến giữa doanh nghiệp (B2B), định giá (valuations), marketing và nhiều dịch vụ khác nữa. Đây cũng là xu hướng hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp hướng tới.

Xem thêm: Thc Là Phí Gì – Phụ Phí Thc Trong Vận Tải Container

4. Human Resources Consulting – Tư vấn nguồn nhân lực

Các công ty ngày càng nhận ra rằng đầu tư vào nhân lực là một cách đầu tư có lãi lớn. Các nhà tư vấn nhân lực tối ưu hóa nguồn nhân lực bằng việc sắp xếp đúng người vào đúng vị trí để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều tên gọi, chức danh và vị trí làm việc khác của nghề Consultant này, như:

Admissions consultant – tư vấn viên tuyển sinhBeauty consultant – tư vấn viên làm đẹpFinance consultant – chuyên viên tư vấn tài chínhBusiness development consultant – tư vấn viên phát triển kinh doanhFunctional consultant – nhân viên tư vấn chức năngExecutive consultant – nhân viên tư vấn điều hànhImage consultant – nhân viên tư vấn hình ảnhInvestment consultant – nhân viên tư vấn đầu tưLeasing consultant – nhân viên tư vấn cho thuêPayroll consultant – nhân viên tư vấn tiền lươngPrincipal consultant – chuyên gia tư vấn hoàng gia…

Tìm kiếm bởi Google: 

consultant là gì? khái niệm consultant là gì? Tác dụng của consultant là gì? business consultant là gì sales consultant là gì

Chuyên mục: Hỏi Đáp