CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”>Một số vấn đề về chế độ công vụ và trách nhiệm công vụ :: Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh

*

Trang chủ Giới thiệu Ban chủ nhiệm Hội đồng khen thưởng kỷ luật Điều lệ Nội quy Thông báo Tin tức – Sự kiện Bồi dưỡng đào tạo Hoạt động phong trào Trao đổi nghiệp vụ Quan hệ quốc tế Khen thưởng Kỷ luật Xem đoàn phí Liên hệ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CÔNG VỤ

Công vụ và công chức Công vụ được thực hiện bởi công chức. Công chức là những người làm việc trong bộ máy Nhà nước, bao gồm các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

Chế độ công vụ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ giao cho công chức, để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trước Nhà nước và nhân dân trong công tác quản lý Nhà nước.

Bạn đang xem: Công vụ là gì

Công vụ đối với nhân dânCó những quyền thực chất là nghĩa vụ của công chức như: quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở… thực chất là nghĩa vụ. Nếu công dân có đủ điều kiện thì người có thẩm quyền (công chức) phải có nghĩa vụ thực hiện theo yêu cầu của công dân.Khi quyền tách khỏi nghĩa vụ, không ít trường hợp phát sinh tệ cửa quyền và phát sinh cơ chế “xin cho”.Về nguyên tắc, toàn bộ quyền năng của cơ quan Nhà nước giao cho công chức là trách nhiệm của họ đối với nhân dân.

Xem thêm: Màng Trinh – Chữ Trinh ở Nam Giới

Công vụ trong các cơ quan Nhà nướcNgười công chức phải có trách nhiệm thi hành công vụ có hiệu quả. Giữa các cơ quan trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, công vụ được pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Công chức thực hiện theo pháp luật quy định là thực thi công vụ. Mặt khác, giữa các cơ quan Nhà nước thực hiện công vụ dưới hình thức ủy quyền công vụ (hay phân cấp quản lý). Ủy quyền công vụ là một hình thức quản lý, quyền đó thuộc về cấp trên do pháp luật quy định. Nhưng cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của cấp trên. Cấp dưới phải và chỉ được thực hiện các công vụ theo đúng sự ủy quyền đó mà không được tùy tiện và cấp trên cũng có thể rút lại sự ủy quyền đó theo từng thời kỳ thích hợp.

Xem thêm: Earned Media Là Gì – Những Lợi Thế Của Earned Media

Trách nhiệm công vụĐối với cán bộ, công chức khi vi phạm pháp luật thì cũng bị xử lý như các công dân vi phạm pháp luật và còn phải chịu xử lý kỷ luật trong khi thực hiện công vụ. Cần quy định cán bộ, công chức khi thi hành công vụ phải chịu trách nhiệm công vụ.Các nội dung cần thiết khi quy định trách nhiệm công vụ đối với cán bộ, công chức:1/ Cán bộ, công chức có thẩm quyền ký ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các công văn hướng dẫn thi hành pháp luật mà đặt ra các quy định trái các văn bản quy phạm pháp luật hoặc đặt ra thủ tục mới tạo thuận lợi cho cơ quan đơn vị mình, gây phiền hà cho nhân dân là lỗi công vụ phải bị xử lý theo quy định “trách nhiệm công vụ”.2) Cấp phó, cấp dưới hoặc chuyên viên (nói chung là cấp dưới) khi trình bày vấn đề nào lên cấp trưởng thì phải làm tờ trình đầy đủ chi tiết của sự việc, phải ghi đề nghị có viện dẫn lý do và phù hợp với luật pháp hiện hành. Căn cứ vào tờ trình này mà cấp trưởng có quyết định sai lầm thì cấp trưởng và viên chức làm tờ trình đều cùng chịu chung trách nhiệm, nhưng trách nhiệm chính phải thuộc về cấp dưới. Nếu cấp trưởng không theo ý kiến của cấp dưới mà lại quyết định khác và sai pháp luật hiện hành thì cấp trưởng phải chịu trách nhiệm một mình.Cấp trưởng phải chỉ thị bằng văn bản cho cấp dưới: cấp dưới có quyền khước từ thi hành chỉ thị miệng của cấp trưởng. Sự khước từ này không vi phạm mệnh lệnh hành chính của cấp trên. Trường hợp cấp dưới thi hành chỉ thị miệng trái pháp luật, thì cả hai phải liên đới chịu trách nhiệm.3) Cán bộ, công chức trong khi giải quyết công việc cho nhân dân, nếu yêu cầu của công dân hợp pháp thì cán bộ công chức phải giải quyết theo đúng thủ tục và thời hạn quy định. Nếu công dân còn thiếu giấy tờ phải sửa đổi bổ sung, cán bộ, công chức không được yêu cầu họ bổ sung giấy tờ, thủ tục bằng miệng mà phải bằng văn bản viết, có thể viết tay theo mẫu in sẵn, ghi ngày tháng, ký tên, ghi đầy đủ họ và tên. Cán bộ, công chức nào không thực hiện việc này phải chịu trách nhiệm công vụ.Quy định trách nhiệm công vụ là góp phần thực hiện nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quy định trách nhiệm công vụ là cơ sở để xử lý khi cán bộ, công chức vi phạm sẽ góp phần đáng kể cho công cuộc phòng và chống tham nhũng. Mặt khác, tất cả các tranh chấp giữa các cơ quan Nhà nước đối với cá nhân và tổ chức trong quan hệ giữa Nhà nước và công dân phải được giải quyết tại các tòa án để khắc phục các trường hợp công dân khiếu nại dây dưa, khiếu nại vượt cấp và khiếu nại tập thể. Thực hiện tốt trách nhiệm công vụ là điều kiện nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, làm trong sạch guồng máy Nhà nước.Ngày 23 tháng 12 năm 2009

Chuyên mục: Hỏi Đáp