Chế độ công tác phí của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo các quy định tại thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ tài chính quy định chế độc công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Bạn đang xem: Công tác là gì

Công tác là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ công tác là gì? Công tác phí là gì? Để giải đáp những thắc mắc đó mời quý bạn đọc đến với bài viết Công tác là gì của công ty Luật Hoàng Phi.

Công tác là gì?

Nói về khái niệm công tác sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau về phạm vi nghĩa của từ. Khái niệm công tác có thể được hiểu theo 2 nghĩa như sau:

– Công tác là công việc của cơ quan nhà nước, đoàn thể hoặc tổ chức mà một người phải thực hiện. Nghĩa này thường được sử dụng trong các cụm từ như đơn vị công tác, công tác cán bộ, công tác kiểm sát thi hành án,…

– Công tác là làm việc tại một nơi khác, xa nơi làm việc hằng ngày trong một thời gian nhất định. Nghĩa này thường được sử dụng trong các trường hợp như đi công tác, chuyến công tác,…

Nhìn chung khi được hỏi công tác là gì? Thì chúng ta có thể hiểu đây là công việc mà một người phải thực hiện.

Bên cạnh thuật ngữ công tác, thuật ngữ công tác phí cũng là một thuật ngữ thu hút sự quan tâm của nhiều người lao động, cán bộ, công chức,… Vậy công tác phí là gì, mời quý bạn đọc đến với phần tiếp theo của bài viết.

Công tác phí là gì?

Công tác phí được hiểu là toàn bộ các khoản chi phí trả cho người đi công tác trong nước bao gồm chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, cước hành lý và các tài liệu mang theo để làm việc nếu có.

Công tác phí của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Còn đối với công tác phí của người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức khác thực hiện theo quy chế nội bộ về tài chính của tổ chức đó.

*

Chế độ công tác phí của cán bộ, công chức, viên chức

Chế độ công tác phí của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo các quy định tại thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ tài chính quy định chế độc công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Theo đó, cán bộ, công chức, được thanh toán các khoản công tác phí sau:

1. Chi phí đi lại

Việc thanh toán chi phí đi lại được thực hiện theo hai hình thức:

Thứ nhất: Thanh toán theo hóa đơn thực tế

– Người đi công tác được thanh toán tiền chi phí đi lại bao gồm:

+ Chi phí chiều đi và về từ nhà hoặc cơ quan đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng đến nơi công tác và theo chiều ngược lại.

+ Chi phí đi lại tại địa phương nơi đến công tác: Từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về).

Xem thêm: Magento Là Gì – Và Tại Sao Phải Sử Dụng Magento

+ Cước, phí di chuyển bằng phương tiện đường bộ, đường thủy, đường biển cho bản thân và phương tiện của người đi công tác.

+ Cước tài liệu, thiết bị, dụng cụ, đạo cụ (nếu có) phục vụ trực tiếp cho chuyến đi công tác mà người đi công tác đã chi trả.

+ Cước hành lý của người đi công tác bằng phương tiện máy bay trong trường hợp giá vé không bao gồm cước hành lý mang theo.

Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao; thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét duyệt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được đi công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hoả, xe ô tô hoặc phương tiện công cộng hoặc các phương tiện khác bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả;

Thứ hai: Thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác

Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

2. Phụ cấp lưu trú

 Phụ cấp lưu trú là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).

Mức phụ cấp lưu trú như sau:

– Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 200.000 đồng/ngày.

– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú: 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo.

3. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác

Việc thanh toán phòng nghỉ được tại nơi công tác được thực hiện theo hai hình thức:

Hình thức Đối tượngMức thanh toánNơi công tác
Hình thức khoánLãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên1.000.000đ/ngày/ngườiKhông phân biệt nơi đến công tác
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại450.000đ/ngày/ngườiTại quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh
350.000đ/ngày/ngườiTại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh
300.000đ/ngày/ngườiCác vùng còn lại
Hình thức thanh toán theo hóa đơn thanh toánBộ trưởng và các chức danh tương đương2.500.000đ/ngày, phòng tiêu chuẩn 1 ngườiKhông phân biệt nơi công tác
Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,31.200.000đ/ngày/phòng, tiêu chuẩn phòng 1 ngườiTại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh
Các đối tượng còn lại1.000.000đ/ngày/phòng, tiêu chuẩn phòng 2 người
Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo1.100.000đ/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòngCác vùng còn lại
Các đối tượng còn lại700.000đ/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

Xem thêm: Hào Sảng Là Gì – Thái độ Hào Sảng Trong Kinh Doanh

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Công tác là gì? Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6557 của công ty Luật Hoàng Phi.
Chuyên mục: Hỏi Đáp