Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao. Với những thành tựu khoa học và công nghệ vượt bậc của nhân loại, từ cuối thế kỷ XX, Công nghệ sinh học từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia công nghiệp trên thế giới. Tại Việt Nam, Công nghệ sinh học có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như: nông nghiệp, thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và môi trường. Vì vậy nhu cầu nhân lực ngành này trong tương lai dự báo là rất lớn, khi Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến.

Bạn đang xem: Công nghệ sinh học là gì

*

Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
Công nghệ sinh học truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như chao, tương, nước mắm … theo phương pháp truyền thống
Công nghệ sinh học cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym …
Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường…

Có đam mê với khoa học công nghệ: Vì là ngành học thường xuyên tiếp xúc với những công nghệ hiện đại, đòi hỏi bạn phải thực sự có đam mê khám phá thì mới có thể đi đến thành công.
Học tốt các môn tự nhiên như Toán, Hóa, Sinh: Bởi những kiến thức này vững chắc thì mới tạo cho bạn nền tảng để tiếp thu các kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ sinh học.
Tư duy logic, tính tỉ mỉ, cẩn thận luôn là tố chất quan trọng cho những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành này. Do đặc thù công việc thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tham gia vào quy trình công nghệ sản xuất, chế biến với những chi tiết nhỏ hay trải qua quy trình nghiêm ngặt nên bạn cần phải cẩn thận và chi tiết.

Xem thêm: Respect Là Gì

Để thành công trong bất cứ ngành nghề nào thì bạn cũng nên trau dồi kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ của mình vững chắc.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như: nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm mới, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm, tư vấn, giảng dạy, tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ,… thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học Nông nghiệp (Vật nuôi, Thủy sản, Cây trồng), Công nghệ sinh học Thực phẩm và Sức khỏe, Sinh học Dược phẩm, Lâm nghiệp, Khoa học Hình sự, Công nghiệp nhẹ,

*

Ngành Công nghệ sinh học là một trong các ngành tiên tiến thuộc Khoa Kỹ thuật Công nghệ của Trường Đại học Văn Hiến. Chương trình đào tạo của ngành được xây dựng trên nền tảng của các chương trình công nghệ tiên tiến có khả năng giải quyết các nhu cầu thực tiễn thuộc các lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư, Y dược và Thực phẩm,…Với mong muốn mang lại nhiều kiến thức sâu rộng và kỹ năng thực hành cho người học, nhà trường đang nổ lực phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các trường trong và ngoài nước có tầm cỡ liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học.
Với đội ngũ giảng viên là những Phó giáo sư, Tiến sĩ và Thạc sĩ được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành, bao gồm cả trong và ngoài nước; và đạt được những công trình nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ sinh học có thể ứng dụng vào thực tiễn. Hệ thống phòng thí nghiệm được quan tâm đầu tư và đáp ứng tốt cho nhu cầu giảng dạy.
Khi học ngành Công nghệ sinh học Sinh viên sẽ có được các kiến thức và năng lực như: quản lý, điều hành, thực nghiệm, thí nghiệm thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học. Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi (công nghệ di truyền, nuôi cấy mô động & thực vật, …); Chế biến phân tích các chỉ tiêu trong chất lượng sản phẩm thực phẩm (hóa sinh thực phẩm, kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm,…), các chỉ tiêu vi sinh & ứng dụng trong lĩnh vực môi trường (vi sinh ứng dụng trong vật nuôi, trong thủy sản, công nghệ xử lý chất thải,…) & vận dụng sáng tạo vào thực tế sản xuất.
Bên cạnh được tiếp thu kiến thức từ giảng viên, từ sách vở, sinh viên ngành Công nghệ sinh học còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu và đo đạc mẫu, kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, kỹ năng sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại có tính ứng dụng cao.

Xem thêm: Liabilities Là Gì – Sự Khác Nhau Giữa Debt Và Liablility

Học phần Đại cương: Kinh tế, Văn hóa, Xã hội các nước ASEAN, Giao tiếp Đa văn hóa, Quản trị học, Marketing căn bản, Tinh thần Khởi nghiệp,…
Học phần Cơ sở Ngành: Di truyền Đại cương, Sinh hóa Đại cương, Tiếng Anh Chuyên ngành, Đa dạng Sinh học,…
Học phần Chuyên Ngành: Sinh học về Protein, Vaccine và Ứng dụng, Hóa sinh Thực phẩm, Nuôi cấy mô Tế bào Thực vật,…
Để xét tuyển vào ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Văn Hiến bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:
✔️Hình thức 1: Tổng điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) + điểm ưu tiên khu vực đạt từ 18.0 điểm.
✔️ Hình thức 2: Tổng điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 2 học kỳ (lớp 12) + điểm ưu tiên khu vực đạt từ 18.0 điểm

Chuyên mục: Hỏi Đáp