Ngày nay, Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) là một trong những ngành được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Những sản phẩm của công nghệ phần mềm mang tính ứng dụng cao mà bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào cũng phải cần. Vậy, Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) là gì? Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) học có khó không? Học Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) ra làm gì? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) nhé.
Bạn đang xem: Công nghệ phần mềm là gì
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm là gì? (Hay công nghệ thông tin phần mềm là gì?)
Tìm hiểu nhanh công nghệ phần mềm là gì?Chuyên ngành công nghệ phần mềm là gì (Công nghệ thông tin phần mềm là gì)? Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) còn được biết đến với tên gọi là kỹ thuật phần mềm. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) chính là những quy tắc trong công nghệ có sự liên quan mật thiết đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất phần mềm. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) được áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, định lượng và kỹ thuật cho sự phát triển, sử dụng cũng như bảo trì của các phần mềm hệ thống Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) được xem là một bộ phận của quy trình công nghệ hệ thống. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) có sự liên quan đến sự phát triển của các ứng dụng, hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu và sự điều khiển hệ thống. Những kỹ sư phần mềm không chỉ tuân thủ phương pháp luận có tổ chức và hệ thống trong công việc mà còn phải sử dụng kỹ thuật, công cụ phù hợp với các vấn đề, tài nguyên sẵn có. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) có sự khác biệt với khoa học máy tính. Khoa học máy tính chỉ đề cập tới lý thuyết và vấn đề cơ bản. Ngược lại công nghệ phần mềm tập trung vào hoạt động xây dựng để chế tạo ra các phần mềm hữu ích cho con người. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần mềm vượt trội hơn hẳn các lý thuyết của khoa học máy tính. Khoa học máy tính góp phần nhỏ, có vai trò giúp hoàn thiện công nghệ phần mềm.
Sau khi tìm hiểu công nghệ phần mềm là gì, các bạn đã hiểu cơ bản về ngành học rồi đúng không! Tuy nhiên để có cái nhìn chính xác về ngành này thì bạn cần tìm hiểu chương trình học bao gồm những gì. Đây chính là bức tranh chi tiết đằng sau bức tranh tổng quát.
Có nên học ngành ứng dụng phần mềm?
Ngày nay khi xã hội phát triển, thời đại của Công nghệ thông tin lên ngôi thì các nghề nghiệp về lĩnh vực này trở nên hot hơn bao giờ hết. Trong công nghệ thông tin lại có rất nhiều mảng khác nhau như khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm/ ứng dụng phần mềm, hệ thống thông tin, truyền thông và mạng máy tính, an toàn thông tin, …
Liệu bạn có nên học ngành ứng dụng phần mềm?
Cơ hội việc làm
Trong số đó thì ngành ứng dụng phần mềm là một trong 5 ngành “hot” nhất hiện nay của công nghệ thông tin vì tính ứng dụng thực tế rất cao, nhu cầu thị trường rất lớn và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Vì hầu hết cuộc sống hiện đại luôn bị chi phối bởi những phần mềm mà điển hình là tất cả các phần mềm trên điện thoại, Microsoft Word, Excel, … đến trình duyệt web Chrome, Firefox hay Facebook.
Nếu học ứng dụng phần mềm bạn có thể trở thành nhà thiết kế và phát triển phần mềm, quản lý sản phẩm phần mềm, hỗ trợ phần mềm… Hoặc phát triển sản phẩm game – một mảng đang cực kỳ tiềm năng, thịnh hành trên cả thế giới.
Mức lương tiềm năng
Nếu là một lập trình viên giỏi cơ hội làm việc và thăng tiến của bạn không chỉ giới hạn trong nước, mà còn có cơ hội làm việc và hợp tác xuyên quốc gia hoặc làm việc trong các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin. Nếu có thêm năng khiếu kinh doanh, bạn có thể tự thành lập nhóm, làm freelancer hoặc thành lập công ty để tạo lập sự nghiệp riêng cho mình.
Vậy mức lương ngành ứng dụng phần mềm như thế nào? Song song với cơ hội mở rộng là mức lương cực kỳ hậu hĩnh với chế độ cao. Lương có thể khởi điểm khoảng 8 triệu – 50 triệu hoặc hơn tùy vào khả năng và kinh nghiệm làm việc của mỗi người.
Như thế có nên học ngành ứng dụng phần mềm? Nghe đến cơ hội nghề nghiệp và mức lương chắc bạn nào cũng cực kỳ thích thú đúng không nào! Tuy nhiên, cơ hội luôn song song với khó khăn và thách thức. Vậy liệu bạn có phù hợp với ngành ứng dụng phần mềm? Bạn có khả năng trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp? Điều này không ai có thể trả lời bạn mà chỉ có thể chính bạn tìm thấy câu trả lời thông qua việc xem xét công nghệ phần mềm học gì và ra trường cụ thể bạn sẽ làm gì.
Xem thêm: Phần Mềm Là Gì – Phân Loại Phần Mềm
Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) học gì?
Để hoạt động tốt trong ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) thì khi học công nghệ phần mềm, học viên sẽ được trang bị các kiến thức ngành và kỹ năng chuyên môn, cụ thể như sau:
Kiến thức chuyên ngành
Sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ phần mềm gồm:
Học kỳ I: Kiến thức cơ bảnQuản trị họcKỹ năng học tậpTin học văn phòngLập trình căn bảnTiếng Anh 1Học kỳ II: Kiến thức cơ cơ sở ngànhLập trình hướng đối tượngMạng máy tínhCơ sở dữ liệu căn bảnWeb, HTML, CSSTiếng Anh 2Học kỳ III: Kiến thức chuyên ngànhPhân tích thiết kế hệ thốngCơ sở dữ liệu nâng caoLập trình C#/.NET căn bản(Lập trình Java căn bản)Tiếng Anh 3Học kỳ IV: Phát triển kỹ năng nghề nghiệpLập trình C#/.NET nâng cao(Lập trình Java nâng cao)Công nghệ phần mềmQuản lý dự án phần mềmTiếng Anh 4Học kỳ V: Phát triển kỹ năng nghề nghiệpBảo mật thông tinKiểm thử phần mềmLập trình web với PHPTiếng Anh 5Pháp luậtGiáo dục thể chấtHọc kỳ VI: Các công nghệ mớiMôn tự chọn 1: Lập trình thiết bị di độngMôn tự chọn 2:Lập trình web với ASP .NET Giáo dục QPANChính trị
Kỹ năng chuyên môn
Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm gồm:
Kỹ năng lập trình chuyên nghiệp, thành thạo trên cơ sở các ngôn ngữ lập trình thông dụng. Sử dụng thuần thục các công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc xây dựng nên những phần mềm tin cậy, có khả năng tối ưu cao trên máy tính cá nhân, thiết bị di động và các ứng dụng của nhiều lĩnh vực (quản lý, nông nghiệp, kinh tế)Có khả năng giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng, vận hành cũng như bảo trì của hệ thống phần mềm.
Học Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) có khó không?
Giải thích thuật ngữ chắc các bạn chưa học sẽ khá khó hiểu. Để đơn giản thì bạn có thể tưởng tượng rằng nếu học ngành công nghệ phần mềm thì bạn sẽ là người tạo ra những ứng dụng trên di động, máy tính hoặc game. Ví dụ các ứng dụng văn phòng cơ bản như Microsoft Word, Excel, Powerpoint đến trình duyệt web Chrome, Firefox, Safari hay Facebook, Google search.
Mỗi ngành học sẽ có những khó khăn khác nhau và với mỗi người thì cảm nhận và trải nghiệm sẽ khác biệt. Chính vì thế, không thể trả lời một cách chính xác ngành học này khó hay dễ. Học viên cần không ngừng học tập và cố gắng để chinh phục những mục tiêu cao hơn. Để có được kết quả học tập tốt và cơ hội việc làm rộng mở thì học viên cần rèn luyện những yếu tố sau:
Kiến thức chuyên ngành vững vàng
Kiến thức tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển không ngừng trong tương lai. Đặc biệt, công nghệ phần mềm được đánh giá là ngành có lượng kiến thức lớn. Kiến thức sẽ được chia thành kiến thức chuyên ngành và kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực.
Học viên sẽ được truyền đạt nguồn thông tin hữu ích và cập nhật về kỹ năng lập trình, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu để có được kiến thức nền sâu rộng và chắc chắn. Bên cạnh đó, học viên sẽ được tìm hiểu về kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mobile, website, java,… Hệ thống kiến thức này sẽ giúp người học có cái nhìn từ khái quát đến chi tiết và phục vụ cho công việc tương lai.
Khả năng ngoại ngữ tốt
Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh là yêu cầu bắt buộc để trở thành một kỹ sư công nghệ phần mềm giỏi. Bởi lẽ, code phần mềm sẽ được viết và trình bày hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đây cũng chính là rào cản và điểm yếu của nhiều người học.
Học viên có thể song hành trau dồi kỹ năng ngoại ngữ thông qua việc đọc sách hay tham gia các khóa học chuyên môn. Ngoại ngữ vừa là yếu tố cần thiết để phát triển sự nghiệp cũng như mở rộng cơ hội việc làm vô hạn.
Kinh nghiệm làm việc
Công nghệ phần mềm đòi hỏi người học không ngừng ứng dụng kiến thức đã học vào tình hình thực tế. Chỉ có vậy, kiến thức mới phát huy giá trị và khả năng của bản thân được nâng cao hơn. Học viên có thể tham gia các công việc bán thời gian hoặc tự thực hành vận dụng theo nhóm để trau dồi thêm kinh nghiệm. Thành công chỉ có thể đến từ thực tế hoạt động.
Ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) ra trường làm gì?
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những người học Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp. Mặt khác, học ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) tốt giúp bạn có thu nhập cao và nhanh chóng thành công trong sự nghiệp. Dưới đây là một số nghề được nhiều sinh viên tốt nghiệp công nghệ phần mềm lựa chọn nhất hiện nay, cụ thể:
Lập trình viên
Lập trình viên là một trong những nghề công nghệ phần mềm phổ biến hiện nay. Đối với nghề này, bạn có thể lựa chọn nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Java, .Net, Swift, Kolin, NodeJS…Ngoài ra, bạn cũng có thể thử sức ở các vị trí như: data engineering, backend, frond-end,… Ở nước ta, lập trình viên thường phát triển lên quản lý sau 30 tuổi. Trở thành lập trình viên cần có kỹ năng giải quyết vấn đề và trừu tượng hóa.
Thiết kế phần mềm
Thông thường, công việc này được kiêm nhiệm bởi CTO hoặc Tech Lead. Đối với việc thiết kế đòi hỏi phải có hiểu biết sâu về lập trình, server, database, product development. Bên cạnh đó, còn phải có khả năng giải quyết các vấn đề ngắn và dài hạn, có trí tưởng tượng tốt trong việc hình dung những vấn đề sẽ gặp phải. Thiết kế phần mềm đòi hỏi vừa là kiến trúc sư, vừa có hiểu biết phát triển phần mềm.
Xem thêm: Khách Mời Tiếng Anh Là Gì – Phân Loại Và Qui Trình Lập Danh Sách Khách Mời
UX designer
Vị trí này cũng khá được giới trẻ học công nghệ phần mềm ưa chuộng. UX designer có thể hiểu được những thứ người dùng sử dụng. Vị trí đòi hỏi phải mô tả được phần mềm sau khi tạo ra sẽ có sự tham gia của thành phần nào, tiếp cận sản phẩm như thế nào. Ngoài ra, cần phải mô tả được giao diện, luồng màn hình… UX Design luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ chi tiết và khả năng tưởng tượng phong phú.
Business Analysis
Đây là những người có vị trí trung quan cầu nối giữ vị trí phi kỹ thuật như: sale, marketing, ceo… và những vị trí kỹ thuật trên. Vị trí đòi hỏi phải nói được hai tiếng nói về kỹ thuật và phi kỹ thuật. Yêu cầu của vị trí này chính là phải mô tả được các team dưới ngôn ngữ kỹ thuật và đôi khi cần phải nghĩ ra hướng đi cho dự án. Kỹ năng cần thiết là kỹ năng phân tích, đánh giá nhu cầu của thành phần liên quan.
Quản lý dự án
Vị trí này mang tính chất quản lý, bố trí nhân sự và chịu trách nhiệm trong định hướng cho team. Vị trí đòi hỏi phải nắm được điểm yếu, điểm mạnh của nhân sự để bố trí hợp lý. Thông qua các thành viên, họ biến những thứ mong muốn trở thành hiện thức. Quản lý dự án tương tự như sếp hoặc là đội trưởng của đội. Quản lý đòi hỏi phải có khả năng giao tiếp, lập kế hoạch.
Tester/QA/QC
Đây là vị trí đòi hỏi phải làm ra Develop đúng trên yêu cầu của quản lý. Tester/QA thông thường là những người Executive, có thể kiểm tra sản phẩm trực tiếp để đảm bảo sản phẩm sản xuất đúng và hợp lý. Trong khi đó QC là người kiểm soát quy trình, đảm bảo quy trình thực hiện đúng, gián tiếp đảm bảo chất lượng sản phẩm. QA đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ cao.
Quản trị hệ thống
Đây là những người đảm bảo môi trường cho team phát triển và chịu trách nhiệm trong việc thiết lập, vận hành môi trường, cài cắm server, Backup. Những người non-tech sẽ đảm nhận việc cài win vào Restart modem. Công việc này đòi hỏi phải có kỹ năng ra quyết định và sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.
Kỹ sư dữ liệu
Đây là một công việc khá mới mẻ, chủ yếu làm việc với dữ liệu chia thành ba vị trí khác nhau là: Data Engineering tham gia lập trình, biết phân tích đất, viết các chương trình phần mềm để đưa dữ liệu ra báo cáo. Data Analysis biết sử dụng công cụ để đưa ra hành động phục vụ cho vị trí về kinh doanh. Data Scientist mang tính trừu tượng, là người có tầng cao hơn có hiểu biết về thuật toán xử lý dữ liệu.
Product Manager
Vị trí này tương tự như quản lý dự án nhưng nói đến vị trí nhiều hơn là sản phẩm. Vị trí đòi hỏi kinh nghiệm đa dạng, phải có kiến thức của các phần trên, đặc biệt là kinh nghiệm của: UX Designer, Developer, System Architect… Ngoài ra còn phải có kỹ năng phân tích, tư duy chiến lược, tỉ mỉ chi tiết.
Lời kết
Thông tin liên hệ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỆT MỸ
Tại TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở Trung Sơn
Điện thoại: (028) 5433 6888
Cơ sở Gò Vấp
Điện thoại: (028) 7302 5888
Cơ sở Củ Chi
Chuyên mục: Hỏi Đáp