Bạn đang xem: Công nghệ giáo dục là gì
Sách Công nghệ giáo dục vi phạm những tiêu chí nào?
Cần nhắc lại, Thông tư 33 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sách giáo khoa biên soạn theo chương trình mới phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa, Nội dung sách giáo khoa, Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa, Cấu trúc sách giáo khoa, Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa.
Tuy nhiên qua thẩm định, Hội đồng đánh giá sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại chỉ thỏa mãn duy nhất tiêu chí Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa.
Cũng theo Hội đồng thẩm định, sách này có 300 (ba trăm) nội dung/chi tiết cần sửa chữa hoặc hủy bỏ.
Chúng tôi đã đọc toàn bộ nội dung sách Công nghệ giáo dục (Tiếng Việt 1) và nhận thấy: phần ngữ âm, từ vựng, cú pháp, văn bản có nhiều chỗ chưa phù hợp với học sinh lớp 1 (chỉ mới 6 tuổi).
Sách “Công nghệ giáo dục” do Giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ biên. (Ảnh minh họa: Baotayninh.vn) |
Thứ nhất, Giáo sư Hồ Ngọc Đại đề cập đến cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) – đây là một trong những nội dung đã được Giáo sư Nguyễn Thiện Thuật nói đến đến trong sách Ngữ âm tiếng Việt, nghĩa là không lạ, không mới.
Tuy nhiên, sau này công trình Âm vị học và tuyến tính, Giáo sư Cao Xuân Hạo đã chứng minh thuyết phục cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt không giống các thứ tiếng châu Âu – không có tuyến tính.
Ví dụ từ tiếng Anh: ‘funny’ – /ˈfʌni/, ta sẽ đọc lần lượt 2 âm tiết ‘fun’ và ‘ny’ là theo trình tự trước sau rõ ràng.
Nhưng, khi phát âm âm tiết ‘toang’ của tiếng Việt chẳng hạn, thì đặc tính môi của cái gọi là ‘âm đệm’ /u/ sẽ trải dài từ đầu tới tận cuối âm tiết.
Như thế, việc phân chia cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt thành âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối như một số ngôn ngữ châu Âu về mặt học thuật là chưa chính xác.
Xem thêm: Ez Là Gì – Ez, Yolo Là Gì
Thứ hai, theo Giáo sư Hồ Ngọc Đại để học cấu trúc ngữ âm, học sinh chỉ học âm tiết, không học nghĩa (bởi nếu học nghĩa thì hoá ra học từ). ,
Đây là một quan niệm sai trái. Học sinh lớp 1 cần phải học từ nào là biết nghĩa của từ đó, chứ sao lại không cần học nghĩa?
Bộ Giáo dục nên dứt điểm với sách của thầy Đại, không nên dây dưa nữa |
Ví dụ, khi học sinh học từ ‘ăn’ là phải hiểu được nghĩa của từ này ‘tự cho vào cơ thể thức (ăn) nuôi sống’.
Nhưng khi học ‘ăn cắp’ thì phải hiểu ‘lấy của người khác một cách lén lút, thường nhằm lúc sơ hở’ (đây là một hành vi xấu).
Chính vì quan niệm học sinh chỉ học âm tiết, không học nghĩa nên sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục xuất hiện hàng loạt từ đến người lớn cũng… cũng thấy khó như: ‘trì trệ’, ‘chú ỉ’, ‘ghe cộ’, ‘y bạ’…
Thứ ba, cách viết câu trong sách này có chỗ còn chưa chuẩn như:
‘Tháng ba hàng năm, lễ giỗ Tổ. Hàng vạn dân Phú Thọ và hàng ngàn dân các làng gần mộ Tổ làm lễ dâng hoa và dâng lễ vật’.
Câu văn này đọc lên nghe trúc trắc, rối rắm thì liệu học sinh 6 tuổi có hiểu được không?
Thứ 4, một số ngữ liệu trong sách không phù hợp với học sinh lớp 1, không phù hợp với yêu cầu giáo dục môi trường…
Cụ thể, sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục (tập 3, trang 11) có câu: ‘Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen’.
Học sinh lớp 1 sao có thể hiểu ‘đánh ghen’ là gì?
Ông Ngô Trần Ái nói về cách chơi chữ của một số cựu lãnh đạo ngành giáo dục |
Chúng tôi khẳng định, những kiến thức về ngôn ngữ học là tiệm cận với khoa học tự nhiên (như ‘ngữ âm’) nên dứt khoát chỉ có đúng hoặc sai.
Nhiều người cho rằng, kiến thức về ngữ âm trong sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của là hàn lâm. Nhưng riêng phần ngữ âm đã sai lạc như đã phân tích thì hàn lâm chỗ nào?
Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định cũng kết luận, môn Toán có nhiều nội dung vượt quá chương trìnhnhư:
Các nội dung liên quan đến khái niệm ‘tập hợp’, ‘phương trình’.
Việc sử dụng lý thuyết tập hợp để hình thành số, phép toán cho học sinh lớp 1 là vượt quá chương trình. Các số ‘đứng liền nhau’, ‘dãy số’, ‘dãy số tự nhiên’, ‘trục số’ không có trong chương trình.
Các nội dung của chủ đề hình học như ‘Quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản’; ‘Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản’; ‘Tính nhẩm: Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10’; ‘Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục’ chưa được đề cập phù hợp trong bản mẫu…
Ngoài ra, vừa qua cuộc đối thoại giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng không có kết quả khi tác giả của sách Công nghệ giáo dục cho rằng:
“Hội đồng thẩm định thời gian qua chỉ làm việc như một công việc dịch vụ chứ không phải là khoa học. Trong đó thành viên hội đồng thẩm định được lựa chọn, ký hợp đồng, đặt cọc, thực hiện rồi nhận tiền…”
“Tôi không thể sửa chữa gì nữa ngoài những cái tôi đã có và gửi thẩm định lần này. Cuốn sách của tôi trong 40 năm qua tôi đã sửa hằng năm và chỉ có thể sửa chữa đến một mức nào đó là dừng”, Giáo sư Hồ Ngọc Đại tái khẳng định.
Theo chúng tôi, những phát biểu của Giáo sư Hồ Ngọc Đại là thiếu thiện chí trong khi Hội đồng thẩm định đã làm việc rất thấu tình, đạt lí và cầu thị.
Thiết nghĩ, những gì thuộc về học thuật thì phải minh xác, nhất là những kiến thức ở sách giáo khoa lớp 1.
Và chúng tôi cho rằng, đã đến lúc cần chấm dứt tranh luận về sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Bởi ngành Giáo dục còn rất nhiều việc phải làm, nhất là chuẩn bị thay cho việc sách giáo khoa các cấp trong thời gian tới.
Xem thêm: Mbs là gì ?
Vì vậy, những tranh luận không có hồi kết như thế này chỉ làm hao phí thêm thời gian, công sức – lẽ ra không đáng có – mà thôi.
Tài liệu tham khảo:
//vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/tai-sao-sach-giao-khoa-cong-nghe-giao-duc-cua-gs-ho-ngoc-dai-bi-loai-567108.html
//vnexpress.net/giao-duc/chu-tich-hoi-dong-tham-dinh-sach-danh-van-phan-bien-gs-ho-ngoc-dai-3807579.html
//thienmaonline.vn/giao-duc-24h/sach-cong-nghe-giao-duc-giao-vien-ngu-van-cung-bat-luc-khi-day-con-post204891.gd
//thanhnien.vn/giao-duc/doi-thoai-ve-sach-cong-nghe-giao-duc-cua-gs-ho-ngoc-dai-gay-gat-chia-re-1167926.html
//www.sggp.org.vn/tieng-viet-1-cngd-quan-diem-chan-khong-ve-nghia-khong-dung-voi-ban-chat-cua-ngon-ngu-545506.html
Chuyên mục: Hỏi Đáp