Công chứng là gì? Phân biệt giữa công chứng và chứng thực? Trình bày và phân tích khái niệm công chứng theo Luật công chứng 2014 và thực tiễn áp dụng quy định? Giá trị chứng minh của văn bản công chứng?

1. Công chứng là gì?

Công chứng xuất hiện tại Việt Nam là vào những năm 30 của thế kỷ XX, do người Pháp đưa vào Việt Nam. Nhưng mãi đến năm 1987, công chứng mới được đề cập lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tại thời điểm này, công chứng được hiểu là “Công quyền đứng ra làm chứng”, cụ thể là nhà nước trao thẩm quyền cho một tổ chức hành nghề công chứng và được phép nhân danh nhà nước để xác định các quan hệ giao dịch dân sự và thương mại. Công chứng được gọi là “trưởng khế”.

Bạn đang xem: Công chứng là gì

Trước Luật công chứng 2006, công chứng có có nhiều định nghĩa, trong đó có 4 định nghĩa cơ bản như định nghĩa được ghi nhận tại TT 1974 của BTP năm 1987; định nghĩa được ghi nhận tại Điều 1 Nghị định 45/1991 của HĐBT; định nghĩa được ghi nhận tại Nghị định 31/1996/NĐ-CP của Chính phủ; định nghĩa được ghi nhận tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ.

Các định nghĩa trong các văn bản trên có sự khác nhau, nhưng đều có điểm chung, đó là: Công chứng là hoạt động của nhà nước, được ủy quyền cho một tổ chức, đó là các tổ chức hành nghề công chứng; Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các HĐ, giấy tờ theo quy định của pháp luật; Các hoạt động công chứng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các tổ chức khác; Các loại giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ.

Đến Luật công chứng ra đời năm 2006 khái niệm Công chứng ghi nhận tại Điều 2 Luật công chứng 2006, “Công chứng là việc công chứng viên công nhận tính xác thực, tính hợp pháp của HĐ, GD khác (sau đây gọi là HĐGD) bằng văn bản mà quy định của pháp luật phái công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

2. Đặc điểm của công chứng

– Hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện.

– Nội dung công chứng là xác định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch. Tính xác thực của các tình tiết, sự kiện có trong văn bản đó đã được công chứng viên xác nhận. Công chứng viên kiểm chứng và xác nhận các tình tiết, sự kiện có xảy ra trong thực tế, trong số đó có cả tình tiết, sự kiện chỉ xảy ra một lần, không để lại hình dạng, dấu vết về sau, đó do, nếu không có công chứng viên xác nhận thì về sau rất dễ xảy ra tranh chấp mà toà án không thể xác minh được. Đồng thời, công chứng viên cũng kiểm tra và xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch.

– Có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện hoạt động công chứng, đó là các loại hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công chứng và các hợp đồng giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

– Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình, bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia HĐGD có thỏa thuận khác.

Đồng thời, văn bản công chứng có giai trị chứng cứ, những tình tiết sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Ý nghĩa pháp lý của hoạt động công chứng là bảo đảm giá trị thực hiện cho các hợp đồng giao ý dịch, phòng ngừa tranh chấp và cung cấp chứng cứ nếu có tranh chấp xảy ra.

Như vậy có thể hiểu, Công chứng là hành vi của công chứng viên lập, chứng nhận tính xác thực của các giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật. Văn bản công chứng có giá trị thực hiện và giá trị chứng cứ.

Để hiểu sau thêm khái niệm công chứng, ta xem xét tình huống:

Trước tòa cả hai đều đệ trình hợp đồng mua bán nhà nhưng có công chứng.

Theo quy định tại Điều 450 BLDS thì hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vì vậy, hợp đồng mua bán hợp đồng trên có hiệu lực.

Khi giải quyết vụ việc, Tòa án sẽ coi hợp đồng mua bán nhà ở lập giữa chị Bình và chị Vân như một chứng cứ để giải quyết vụ việc.

3. Giá trị chứng minh của văn bản công chứng

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Công chứng 2006: “Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu”. Pháp luật đã quy định thủ tục tạo lập cũng như thông qua một văn bản công chứng khá chặt chẽ, phức tạp bao gồm một loạt các thủ tục tính từ khi Công chứng viên tiếp nhận ý chí của các bên giao kết hợp đồng, xác định tư cách chủ thể của các bên, kiểm tra năng lực hành vi dân sự của chủ thể, tính tự nguyện của các bên trong giao kết hợp đồng, xác định nguồn gốc hợp pháp của đối tượng hợp đồng, kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng,…

Ngoài ra, văn bản công chứng được ghi lại dưới hình thức nhất định đồng thời cũng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nên rất rõ ràng. Văn bản công chứng được coi như là một phương tiện ghi nhận ý chí, sự thỏa thuận của các bên khi tham gia giao kết một hợp đồng, giao dịch cụ thể trên thực tế. Hơn nữa, bản thân công chứng viên được coi như một Thẩm phán phòng ngừa vì trước khi công chứng một hợp đồng, giao dịch nào đó đã phải xác minh, làm rõ các tình tiết, sự kiện có liên quan bằng các kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Chẳng hạn, để công chứng một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Công chứng viên phải xác nhận sự tự nguyện của hai bên thông qua việc họ cùng có mặt tại Phòng Công chứng hoặc văn phòng công chứng vào thời điểm ký kết, xác minh rõ nguồn gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đối tượng của hợp đồng,…

Tuy nhiên, trên thực tế có những tình tiết, sự kiện phát sinh khiến cho một số văn bản công chứng mặc dù đã được công chứng nhưng sau đó mới phát hiện ra sự sai sót có thể là xuất phát từ công chứng viên hoặc có sự giả mạo, gian dối đối với những giấy tờ, tài liệu trước đó hoặc việc công chứng không phù hợp với quy định của pháp luật thì Tòa án có thể tuyên bố văn bản công chứng là vô hiệu.

Chẳng hạn sau khi công chứng di chúc mới phát hiện tại thời điểm lập di chúc, người lập di chúc không còn minh mẫn nữa hay chữ ký trong di chúc là giả mạo,… Khi đó, giá trị chứng cứ của văn bản công chứng sẽ không còn, đồng thời cũng không có giá trị thực hiện, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, giao dịch.

4. Phân biệt công chứng và chứng thực

Công chứng và chứng thực là hai hoạt động có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Xét về bản chất, công chứng và chứng thực có khái niệm không giống nhau. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người lầm tưởng rằng công chứng và chứng thực là một. Bởi vì chúng được xếp vào nhóm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của văn bản, hợp đồng.

Xem thêm: Guideline Là Gì – Nghĩa Của Từ Guideline

Trước hết, về việc công chứng

Tại Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng

Điều 18. Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng

1. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật này và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Điều 19. Phòng công chứng

1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Điều 22. Văn phòng công chứng

1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. 4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định. Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568  

Về việc chứng thực

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

Xem thêm: Zalo Là Gì – Các Tính Năng Của Zalo

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch; c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Chuyên mục: Hỏi Đáp