Nhận thức xã hội là một nhánh chủ đề trong tâm lý học xã hội, tập trung vào quá trình con người xử lý, lưu trữ và áp dụng thông tin về những người khác và các tình huống xã hội. Nó tập trung vào vai trò của các quá trình nhận thức trong các tương tác xã hội. Cách ta nghĩ về người khác đóng một vai trò to lớn, quyết định suy nghĩ, cảm xúc và tương tác của chúng ta với thế giới xung quanh.

Bạn đang xem: Cognitive là gì

Social cognition is a sub-topic of social psychology that focuses on how people process, store, and apply information about other people and social situations. It focuses on the role that cognitive processes play in our social interactions. The way we think about others plays a major role in how we think, feel, and interact with the world around us.

Định nghĩa nhận thức xã hội. Defining Social Cognition

Nói một cách chính xác thì các nhà tâm lý học định nghĩa nhận thức xã hội như thế nào? Mặc dù không có một định nghĩa thống nhất để mô tả khái niệm này nhưng có một số yếu tố phổ biến và quan trọng liên quan đến phạm trù này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia.

How exactly do psychologists define social cognition? While there is no single definition, there are some common factors that many experts have identified as being important.

Nhận thức xã hội là: Social cognition involves:

– Quá trình nhận biết người khác và cách ta nhận thức về những người khác trong thế giới xung quanh ta. The processes involved in perceiving other people and how we come to know about the people in the world around us.

– Là nghiên cứu những tiến trình tâm lý liên quan đến nhận biết, ghi nhớ, suy nghĩ và quan tâm đến những người khác trong thế giới xã hội. It involves the study of these mental processes that involved in perceiving, remembering, thinking about, and attending to the other people in our social world.

Các nhà tâm lý học quan tâm đến lý do tại sao ta lại chú tâm đến một số thông tin nhất định về thế giới xã hội, cách thức lưu trữ những thông tin này trong trí nhớ và tần suất sử dụng những thông tin này để tương tác với người khác. Psychologists are interested in why we attend to certain information about the social world. how this information is stored in memory, and how it is then used to interact with other people.

Đây không đơn giản chỉ là một chủ đề trong tâm lý học xã hội mà nó còn là một cách tiếp cận nghiên cứu cho bất cứ chủ đề nào trong ngành học này. Sử dụng quan điểm nhận thức xã hội, các nhà nghiên cứu có thể đi sâu tìm hiểu hàng loạt các chủ đề bao gồm thái độ, nhận thức cá nhân, định kiến, khuôn mẫu, quan niệm về bản thân, phân biệt đối xử, thuyết phục, ra quyết định và những khía cạnh khác.

It is not simply a topic within social psychology – it is an approach to studying any subject with social psychology. Using a social-cognitive perspective, researchers can study a wide range of topics including attitudes, person-perception, prejudice, stereotypes, self-concept, discrimination, persuasion, decision-making, and other areas.

Vai trò của nhận thức xã hội. The Role of Social Cognition

Ví dụ, tưởng tượng bạn đang chuẩn bị đến một buổi hẹn hò giấu mặt. Nỗi lo của bạn không chỉ dừng lại ở ấn tượng và những tín hiệu bạn gửi đến đối phương mà bạn còn bận tâm làm sao để hiểu được những tín hiệu mà bên kia gửi cho bạn. Bạn hình thành ấn tượng về đối phương như thế nào? Bạn hiểu được dụng ý gì từ hành vi của người khác?

For example, imagine that you are getting ready to go on a blind date. Not only do you worry about the impression and signals that you are sending to the other person, you are also concerned with interpreting the signals given by the other individual. How do you form an impression of this person? What meaning do you read into the other person’s behavior?

Đây chỉ là một ví dụ về cách mà nhận thức xã hội ảnh hưởng lên một tương tác xã hội đơn lẻ, nhưng bạn có thể nghĩ đến nhiều ví dụ hơn trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày để tương tác với người khác, đây cũng là lý do vì sao tâm lý học hình thành một phân ngành riêng để giúp ta hiểu được cảm xúc, suy nghĩ và cách hành xử của bản thân trong các tình huống tương tác xã hội.

This is just one example of how social cognition influences a single social interaction, but you can probably think of many more examples from your daily life. We spend a considerable portion of every day interacting with others, which is why an entire branch of psychology formed to help understand how we feel, think and behave in social situations.

Sự phát triển của nhận thức xã hội. The Development of Social Cognition

Các nhà tâm lý học phát triển cũng nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nhận thức xã hội suốt thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ nhận thức nhiều hơn không chỉ cảm xúc, suy nghĩ, và động lực của mình mà còn cảm xúc và trạng thái tinh thần của người khác. Khi trẻ càng ngày càng nhận thức được những điều này, trẻ càng thấu hiểu hơn cảm xúc của người khác, biết cách phản ứng lại sao cho phù hợp trong các tình huống tương tác xã hội, thực hiện nhiều hơn các hành vi thuận xã hội (làm vì người khác), và nhìn nhận mọi chuyện theo góc nhìn của người khác.

Developmental psychologists also study how social cognition develops over the course of childhood and adolescence. As children grow, they become more aware not only of their own feelings, thoughts, and motives but also of the emotions and mental states of others. As this awareness increases, children become more adept at understanding how others are feeling, knowing how to respond in social situations, engaging in prosocial behaviors, and taking the perspective of others.

Mặc dù có nhiều học thuyết khác nhau cùng tìm hiểu quá trình phát triển của nhận thức xã hội nhưng một trong những học thuyết phổ biến nhất tập trung vào công trình của nhà tâm lý học Jean Piaget. Theo Piaget, sự phát triển nhận thức của trẻ sẽ đi qua một chuỗi nhiều giai đoạn.

While there are many different theories that look at how social cognition develops, one of the most popular focuses on the work of the psychologist Jean Piaget. According to Piaget, a child’s cognitive development goes through a series of stages.

Trong suốt những giai đoạn đầu thời kỳ phát triển, trẻ rất hay coi mình là trung tâm. Trẻ quan sát thế giới từ góc nhìn của bản thân và gặp khó khăn trong việc nghĩ về thế giới theo góc nhìn của người khác.

Xem thêm: Lifestyle Là Gì – Nghĩa Của Từ : Lifestyle

During the earliest stages of development, children are very egocentric. They see the world from their own perspective and struggle to think about how other people may view the world.

Khi trẻ lớn dần, trẻ ngày càng hiểu hơn về những góc nhìn khác và bắt đầu dẫn có khả năng nghĩ về cách thức và lý do mọi người lại hành xử theo những cách nhất định trong những tình huống tương tác xã hội.

As children grow older, children become increasingly adept at perspective-taking and have an increased ability to think about how and why people act the way they do in social situations.

Gần đây, nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy trẻ phát triển khả năng nghĩ theo những góc nhìn của người khác vào giai đoạn tuổi sớm hơn Piaget đưa ra trước đó. Thậm chí những trẻ mầm non mẫu giáo cũng đã có khả năng nhìn nhận một tình huống theo góc nhìn của những người khác.

More recently, research has provided evidence that children develop the ability to think about the perspectives of other people at an earlier age than Piaget previously believed. Even young preschoolers exhibit some ability to think about how other people might view a situation.

Một trong những dấu mốc phát triển quan trọng nhất khi nhận thức xã hội mới hình hành là sự phát triển của Tâm thức luận. Tâm thức luận là khả năng hiểu và tư duy của một người về trạng thái tinh thần của người khác. Chính sự xuất hiện của tâm thức luận mới là yếu tố cốt lõi giúp trẻ có thể hiểu được những suy nghĩ, động lực, mong muốn, nhu cầu, cảm xúc và trải nghiệm có thể có ở người khác. Nhận biết được sự ảnh hưởng của những trạng thái tinh thần này lên cách hành xử của mọi người là cực kỳ quan trọng giúp ta hình thành các ấn tượng xã hội, giải thích được quá trình và lý do của những điều mọi người làm.

One of the most important develops in the early emergence of social cognition is the growth of a theory of mind. A theory of mind refers to a person’s ability to understand and think about the mental states of other people. It is the emergence of a theory of mind that is critical to being able to consider the thoughts, motives, desires, needs, feelings, and experiences that other people may have. Being able to think about how these mental states can influence how people act is critical to forming social impressions and explaining how and why people do the things that they do.

Những câu hỏi xoay quanh nhận thức xã hội. Questions About Social Cognition

Vậy, một số câu hỏi khác liên quan đến nhận thức xã hội mà các nhà nghiên cứu đang quan tâm là gì? Những nhận thức của chúng ta về người khác đóng vai trọng quan trọng lên cách ta tạo dựng các mối quan hệ, cách ta tương tác, đối xử với họ và cách họ đối xử với chúng ta. Một vài chủ đề mà các nhà tâm lý học quan tâm khi nhắc đến nhận thức xã hội bao gồm:

So what are some of the different questions related to social cognition that researchers are interested in understanding? Our perceptions of others play such an important role in how we forge relationships, how we interact with others, how we treat others, and how others treat us. Some of the topics that psychologists are interested in when it comes to social cognition include:

– Làm sao ta phiên giải cảm xúc và cảm nhận của người khác? Làm sao ta thấy được người khác đang nghĩ hay cảm thấy thế nào? Có chỉ số hay gợi ý nào ta có thể sử dụng để đưa ra những giả định này? How do we interpret other people’s feelings and emotions? How do we figure out what they are thinking or feeling? What cues or indicators do we use to make these assumptions?

– Suy nghĩ gây ảnh hưởng gì lên cảm xúc? What influence do our thoughts have on our feelings?

­- Thái độ hình thành như thế nào? Thái độ đóng vai trò gì trong đời sống xã hội? How do we develop attitudes? What role do these attitudes play in our social lives?

– Quan niệm về bản thân hình thành như thế nào và làm sao nó ảnh hưởng lên mối quan hệ của chúng ta với người khác? How is self-concept formed and how does it influence our relationships with others?

– Những quá trình tâm lý nào ảnh hưởng lên quá trình nhận thức của một người, hay cách ta hình thành ấn tượng về người khác? What mental processes influence person perception, or how we form impressions of other people?

Những khác biệt văn hóa. Cultural Differences

Các nhà tâm lý học xã hội cũng phát hiện ra rằng những khác biệt về văn hóa thường đóng vai trò khá quan trọng trong nhận thức xã hội. Khi nhìn vào một tình huống xã hội, hai người bất kỳ nào cũng sẽ cách phiên giải cực kỳ khác nhau. Mỗi người đều có nền tảng trải nghiệm, kiến thức, ảnh hưởng xã hội, cảm xúc và khác biệt văn hóa riêng.

Social psychologists have also found that there are often important cultural differences in social cognition. When looking at a social situation, any two people may have wildly different interpretations. Each person brings a unique background of experiences, knowledge, social influences, feelings, and cultural variations.

Một số nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ảnh hưởng từ văn hóa, cộng đồng nhóm người có thể tác động lên cách con người ta phiên giải những tình huống xã hội. Cùng một hành vi xã hội trong nền văn hóa này có thể mang ý nghĩa và cách phiên giải khác khi đặt trong nền hóa kia. Khi con người ta phiên giải hành vi, rút ra ý nghĩa từ những tương tác và rồi hành xử dựa trên những niềm tin của bản thân về tình huống này thì sau đó, họ sẽ dần củng cố và tái lập những quy chuẩn văn hóa làm ảnh hưởng ngược lại lên những nhận thức xã hội của mình.

Some researchers have found that there are also collective, cultural influences that can affect how people interpret social situations. The same social behavior in one cultural setting may have a very different meaning and interpretation if it was to take place in another culture. As people interpret behavior, extract meaning from the interaction, and then act based upon their beliefs about the situation, they are then further reinforcing and reproducing the cultural norms that influence their social cognitions.

Một số hạn chế có thể tồn tại. Possible Shortcomings

Vẫn có ý kiến phê bình dành cho một số nghiên cứu về nhận thức xã hội, cho rằng nó quá tập trung vào hành vi mang tính cá nhân. Vì bản thân chủ đề này nó đã quá mang tính “xã hội” rồi nên một số người cho rằng nhiều mô hình xử lý thông tin vốn trước giờ vẫn được sử dụng để tìm hiểu các quá trình nhận thức ẩn dưới quá trình nhận thức xã hội bị hạn chế quá nhiều. Tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh tập thể hay tương tác nhiều hơn trong suy nghĩ của con người có thể giúp mang đến cách hiểu tốt hơn về cách tư duy và hành vi xã hội của con người.

One criticism of some of the research on social cognition suggests that it is too focused on individualistic behavior. Because the topic itself is so social, some suggest that many of the information-processing models that have traditionally been used to understand the cognitive processes behind social cognition are too limited. Focusing more on the collective and interactive aspects of human thought may provide a better understanding of how people think about and understand social behavior.

Tham khảo. Article Sources

Moskowitz, GB. Social Cognition: Understanding Self and Others. Guilford Press: New York; 2013.

Xem thêm: Senorita Nghĩa Là Gì – Señorita Nghĩa Là Gì Học Tiếng Anh Qua

Frith CD. Social cognition. Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci. 2008;363(1499):2033-9.

Chuyên mục: Hỏi Đáp