Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước? Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước? Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước? Phân loại cơ quan hành chính nhà nước?

Khi nghiên cứu về địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước chúng ta cần nhớ và trình bày được định nghĩa cơ quan hành chính nhà nước, phân tích được những đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước, phân loại cơ quan hành chính nhà nước và xác định chính xác các cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước.

Bạn đang xem: Cơ quan nhà nước là gì

Chúng ta còn phải phân tích được chức năng, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước. Với các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành người học phải lý giải được sự kết hợp giữa phương thức lãnh đạo theo nguyên tắc tập thể với phương thức lãnh đạo cá nhân. Bài viết dưới đây, Công ty Luật Dương Gia xin phép được phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định.

1. Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phân hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành pháp (quản lý hành chính nhà nước). Nghiên cứu địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nước sẽ là chủ thể quản lý hành chính nhà nước tức là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay là đối tượng quản lý hành chính nhà nước tức chủ thể không mang quyền lực hành chính. Tuy nhiên, dù ở tư cách nào thì cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể chủ yếu, quan trọng nhất trong quan hệ pháp luật hành chính.

2. Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các đặc điểm chung của cơ quan nhà nước như sau:

– Cơ quan hành chính nhà nước cơ quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật như nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu – tổ chức (có cơ cấu bộ máy và quan hệ công tác bên trong của cơ quan được quy định trước hết quy định trước hết nhiệm vụ, chức năng, thể hiện vai trò độc lập)… Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Luật tổ chức Chính phủ 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015,…

– Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà quan hệ đó được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan không phải của nhà nước vì những cơ quan, tổ chức đó không có thẩm quyền được quy định trong pháp luật.

– Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Ngoài những đặc điểm chung với cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có các đặc điểm riêng được quyết định bởi chính bản chất hoạt động chấp hành – điều hành thông qua các đặc trưng này và có thể phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan nhà nước khác.

3. Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước

– Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở Luật và để thi hành Luật) nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước.

Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… Việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.

– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

Xem thêm: Luân Xa Là Gì – ý Nghĩa Của 7 Luân Xa Theo Yoga ấn độ

*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

– Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.

– Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

– Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc từ Trung ương đến địa phương. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổng công ty, công ty, nhà máy trực thuộc các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng…; các đơn vị quân đội, công an trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…

4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước

– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương bao gồm: Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương ban hành có hiệu lực trong cả nước.

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã. Những cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn bởi sự phân chia địa giới hành chính. Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành thường chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyền quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước địa phương đó.

– Căn cứ vào thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, gồm: Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước này có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có phương thức lãnh đạo kết hợp giữa lãnh đạo tập thể với lãnh đạo thủ trưởng cá nhân đứng đầu. Ví dụ: Chính phủ quản lý hành chính nhà nước theo phương thức lãnh đạo kết hợp sự lãnh đạo chung của Chính phủ với lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ.

– Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc, cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng tập thể lãnh đạo và cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng cá nhân đứng đầu lãnh đạo.

Xem thêm: Questionnaire Là Gì – Phiếu điều Tra Bảng Câu Hỏi

Kết luận: 

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Chuyên mục: Hỏi Đáp