Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở. Vậy, mối quan hệ giữa nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước với cá nhân) được đảm bảo như thế nào ? Bài viết phân tích cụ thể:

1. Tìm hiểu chung về cơ quan quản lý nhà nước

Các cơ quan quản lí nhà nước ở nước ta thuận hê thống cơ quan hành chính nhà nước, bao Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhận dân các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước có thể phân loại theo tiêu chí khác nhau.

Bạn đang xem: Cơ quan là gì

+ Căn cứ vào tiêu chí vị thế thì có cấp trung ương – địa phương có các cơ quan quản lí nhà nước trung ương và các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương;

+ Căn cứ vào chức năng quản lí, có thể phân chia thành các cơ quan quản lí nhà nước theo ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ.

Theo đó, Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước Ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương. Căn cứ vào chức năng quản lí thì Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ; các Bộ, cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo ngành hoặc theo lĩnh vực. Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất, có chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp có chức năng quản lí nhà nước trên phạm vi lãnh thổ địa phương, tổ chức điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương trên cơ sở chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Tuỳ thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay mặt nhà nước điều hành xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực theo thẩm quyền do luật định. Các quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan có chức năng quản lí nhà nước là: ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do luật định; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lí, thanh tra, kiểm tra công tác của cấp dưới; xử phạt hành chính theo thẩm quyền quản lí…

Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam, có quyền ban hành, sửa đổi hiến pháp, luật; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có quyền ban hành nghị quyết; quyết định các vấn đề liên quan trong địa phương trên cơ sở của pháp luật, quy định của trung ương; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương; giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương.

2. Phân tích những bảo đảm cho quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

2.1 Những bảo đảm chung

– Bảo đảm về kinh tế: nền kinh tế phát triển ổn định trong mỗi quốc gia sẽ tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và vãn hoá của người dân; là điều kiện vật chất quan trọng vừa để tăng cường sức mạnh của nhà nước, vừa nhằm bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cá nhân, góp phần to lớn vào việc củng cố và thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân.

Xem thêm: Milf Là Gì – Nghĩa Của Từ Milf

– Bảo đảm về chinh trị-, sự ổn định chính trị và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị sẽ tạo ra niềm tin tưởng của các cá nhân đối với nhà nước, hình thành ở họ ý thức chính trị, ý thức pháp luật, từ đó biến thành hành động thực tế một cách tự giác và sáng tạo, góp phần quyết định tới sự thành công của sự nghiệp phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế và sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố hiện nay thì sự ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để các nhà nước, các dân tộc phát triển xã hội bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, bảo đảm phát huy sức mạnh của nhà nước và sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.

– Bảo đảm về tư tưởng: thế giới ngày nay là một thế giới thống nhất trong đa cực, vì vậy mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết định vận mệnh và con đường phát triển của riêng mình; các đảng chính tri cầm quyền ở mỗi quốc gia đều có thể tự mình xây dựng và lãnh đạo thực hiện một hệ tư tưởng khoa học nhất định để dẫn dắt dân tộc mình đi theo con đường phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Hệ tư tưởng khoa học ấy cũng chính là cơ sở lí luận để xây dựng, củng cố, phát huy, phát triển mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong mỗi quốc gia.

– Bảo đảm về văn hoá: mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có nền văn hoá riêng, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà tính tiên tiến với tính dân tộc. Nền văn hoá ấy tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ và luôn hướng tới xây dựng con người mới phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, bao dung, góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển nền tảng tinh thần vững mạnh cho mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

– Bảo đảm về tổ chức: việc tổ chức họp lí và sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả nhà nước và cá nhân thực hiện đúng đắn và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, ngăn ngừa và chống lại được tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước và những thói hư tật xấu, các vi phạm pháp luật trong nội bộ cộng đồng cá nhân, góp phần to lớn vào việc củng cố, phát triển mói quan hệ giữa nhà nước và cá nhân.

– Bảo đảm về xã hội: quan hệ thân thiện, bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội ở mỗi quốc gia sẽ tạo ra cơ sở xã hội vững chắc để nhà nước và cá nhân vì mục tiêu chung của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, bình đẳng và tiến bộ xã hội cũng tạo ra niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội mà họ đang sống,

góp phần củng cố và giữ vững sự ổn định xã hội, làm cho quan hệ giữa nhà nước với cá nhân ngày thêm bền chặt.

Xem thêm: Năng Khiếu Là Gì – Nghĩa Của Từ Năng Khiếu

2.2 Bảo đảm pháp lí:

Trong mỗi quốc gia, hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, hoàn thiện là cơ sở pháp lí để nhà nước và cá nhân thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình. Trước hết phải kể đến những văn bản quy phạm pháp luật quy định tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; quyền, nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và trình tự, thủ tục, hình thức pháp lí của việc thực hiện chúng; các chế tài pháp luật và trình tự, thủ tục, hình thức áp dụng các chế tài đó đối với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và cả nhân khi họ vi phạm pháp luật. Ngoài ra, còn có những điều ước quốc tế liên quan tới quyền con người mà nhà nước kí kết, tham gia. Việc thường xuyên cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật đang góp phần to lớn vào việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, viên chức, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước và cá nhân thực hiện ngày càng đúng đắn, đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình. Hoạt động kiểm tra, giám sát của nhà nước và nhân dân đối với việc thực hiện pháp luật là biện pháp quan trọng để phòng, chống vi phạm pháp luật trong bộ máy nhà nước và ngoài xã hội. Việc xử lí kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đã vi phạm pháp luật ngày càng củng cố lòng tin của công dân vào nhà nước và pháp luật, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân.

Chuyên mục: Hỏi Đáp