Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Những đặc điểm cơ bản và phân loại các cơ quan hành chính như thế nào? Cùng tìm thienmaonline.vn tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Cơ quan hành chính nhà nước là gì

*

Tổng quan về quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng

Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất, vai trò và ý nghĩa

1. Cơ quan hành chính Nhà nước là gì?

Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là những bộ phận hợp thành của bộ máy quản lý được thành lập để chuyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành, hoạt động hành pháp).

2. Đặc điểm cơ quan hành chính Nhà nước

Tập hợp những con người có tính độc lập tương đối về cơ cấu-tổ chức.Chịu sự giám sát lãnh đạo của các cơ quan quyền lực tương ứng.Thực hiện các hoạt động mang tính dưới luật – hoạt động tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật.Thẩm quyền chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành.Tất cả các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ (trực thuộc trên – dưới, ngang – trái) có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.

3. Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước

Ở Trung ương

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ.

Ở địa phương

UBND các cấp, Chủ tịch UBND.Các cơ quan chuyên môn của UBND (Sở,phòng…).Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Xem thêm: Hematoma Là Gì – Cách Để Điều Trị Khối Máu Tụ Tại Nhà (Kèm Ảnh)

4. Phân loại cơ quan hành chính Nhà nước

Các cơ quan hành chính nhà nước có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.

4.1. Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập

Các cơ quan hành chính bao gồm

Các cơ quan hành chính mà việc thành lập nó được hiến pháp quy định (cơ quan hiến định):

Chính phủ.Uỷ ban nhân dân các địa phương.

Các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập trên cơ sở các đạo luật các văn bản dưới luật:

Các bộ, cơ quan ngang bộ.Các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban thuộc các cơ quan hiến định.Các đơn vị hành chính sự nghiệp cơ sở trong các lĩnh vực văn hoá y tế giáo dục quốc phòng trật tự trị an…

*

4.2. Căn cứ vào địa giới hoạt động

Có thể phân thành:

Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương gồm chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc.Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm uỷ ban nhân dân, các sở, phòng, ban thuộc uỷ ban nhân dân hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương.

4.3. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền

Các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:

Cơ quan có thẩm quyền chung: gồm chính phủ và uỷ ban nhân các cấp. Những cơ quan này, theo quy định của hiến pháp, có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc hoặc trên từng địa phương.Cơ quan có thẩm quyền riêng: gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, là những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nước.

Xem thêm: prevent là gì

5.4. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo

Các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:

Các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể.Các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo một thủ trưởng.

Bản chất của nhà nước là gì? Đặc trưng và các mối quan hệ

Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai

Chuyên mục: Hỏi Đáp