Trong bài này mình sẽ viết về định nghĩa C/O là gì, quy trình khai báo C/O và khi làm CO cần chú ý những gì. Hiện nay việc làm CO có thể xác nhận trực tiếp trên mạng tại website của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội ( covcci). Bài viết này theo yêu cầu của một bạn gởi về website “cho em hỏi khi làm C/O ( certificate of origin ) cần chú ý những điểm gì ạ? Khách hàng em toàn nhờ check cho họ nội dung C/O mà em cũng chưa nắm vững lắm. rất mong anh giải thích dùm em. cảm ơn anh”. Xin chân thành cảm ơn câu hỏi của bạn đã gởi đến website.

Bạn đang xem: Co là gì

C/O là gì ? Mình viết hơi dài dòng một xíu, theo như câu hỏi trên thì mình nghĩ rằng bạn đã hiểu khái niệm C/O là gì. Tuy nhiên mình muốn viết một bài để những bạn nào đang thắc mắc cũng có thể hiểu được khái niệm.

C/O là chữ viết tắt của Certificate of Origin. C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ.

*

Certificate of Origin

Các loại form C/O

Vì form C/O có liên quan đến hưởng miễn giảm thuế, do đó các bạn phải khai chính xác. Sau đây là tất cả form C/O đang được sử dụng tại Việt Nam.

Xem thêm: Gap Year Là Gì – 4 Loại Gap Year Phổ Biến

+ C/O form A : ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cấp cho Việt Nam xuất khẩu sang các nước; + C/O form D : hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT; + C/O form E : hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc; + C/O form S : hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam-Lào; + C/O form AK : hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc; + C/O form GSTP : hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP; + C/O form B : hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi; + C/O form ICO : cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO); + C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU; + C/O form Mexico (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico; + C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela; + C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru; * Trường hợp hàng xuất khẩu không cấp được C/O, theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,….

Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam: Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau:

Những lưu ý khi làm C/O và quy trình làm C/O

1. Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu) 2. Các tờ C/O đã kê khai hoàn chỉnh : tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy đơn vị C/O chuyển khách hàng, 1 bản copy đơn vị C/O lưu, 1 bản copy cơ quan cấp C/O lưu. Riêng form ICO làm thêm 1 bản First copy để VCCI chuyển cho Tổ chức cà phê quốc tế ICO).

3. Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam) + Giấy phép xuất khẩu (nếu có) + Tờ khai hải quan hàng xuất + Giấy chứng nhận xuất khẩu (nếu có) + Invoice (hoặc invoice có thị thực VISA đối với hàng dệt may XK sang Hoa Kỳ quản lý hạn ngạch) + Vận đơn

4. Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của hàng hóa: + Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu,. thành phẩm. + Ðịnh mức hải quan (nếu có) + Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng (theo mẫu) + Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu + Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa). + Giấy kiểm định (hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

Xem thêm: Sửa Lỗi Cách Chữ Trong Word, Sửa Lỗi Nhảy Cách Chữ Trong Word

Những lưu ý :

– Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết để làm rõ xuất xứ hàng hóa, VCCI có thể yêu cầu xuất trình thêm các chứng từ khác như công văn giải trình một vấn đề cụ thể, hợp đồng, L/C, . hoặc các mẫu vật, mẫu hình của sản phẩm, nguyên liệu sử dụng, hoặc tiến hành kiểm tra thực tế sản xuất sản phẩm,.. – Ðối với các đơn vị lần đầu xin C/O, cần phải lập và nộp thêm Hồ sơ đơn vị C/O (Thương nhân, Tổ chức, Cá nhân; Danh mục cơ sở sản xuất; Đăng ký đại diện liên hệ, ký trên chứng từ hồ sơ C/O và mẫu dấu, chữ ký). Các thay đổi trong quá trình hoạt động phải thông báo kịp thời để lưu bổ sung vào hồ sơ. – Các chứng từ do cơ quan khác phát hành (vận đơn, tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu,.) đơn vị nộp bản photo sao y, và xuất trình bản chính để đối chiếu. – Hồ sơ C/O đơn vị phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp (bản photo sao y chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị đối chiếu). – Lưu ý : cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ liên quan đến việc cấp C/O. Nội dung các chứng từ phải xác thực, hợp lệ và thống nhất.

Chuyên mục: Hỏi Đáp