CTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”>Mô hình điện toán đám mây và ứng dụng thực tế hiện nay

*
*
*

*

Danh mục menu… Trang chủ Giới thiệu — Thông tin chung — Khách hàng — Tin tức long vân Kiến thức Công nghệ — Tài liệu kỹ thuật Dùng thử Đăng nhập Liên hệ

Điện toán đám mây và ứng dụng

Mô hình công nghệ điện toán đám mây ( Cloud Computing ) và những ứng dụng thực tế luôn có tầm quan trọng trong việc áp dụng để thực hiện những mục tiêu đề ra của cá nhân, doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.

Bạn đang xem: Cloud computing là gì

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin hữu ích và cần thiết về mô hình điện toán đám mây và các dịch vụ điện toán đám mây đi kèm để bạn tham khảo qua về các ứng dụng hữu ích để áp dụng khi có nhu cầu tìm hiểu. Hãy cùng tham khảo qua nhé.

Điện toán đám mây (cloud computing) là gì?

Cloud Computing, hay còn gọi là Điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Inte(dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó.

Các bài viết bạn nên tham khảo:

+Dịch vụ cho thuê máy chủ Dns, Cloud server giá rẻ tại Việt Nam

+Hướng dẫn cách lựa chọn máy chủ ảo phù hợp với doanh nghiệp

+Private cloud là gì? Sự khác biệt với public Cloud ra sao?

Trong vài năm lại đây, điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin. Đa số chúng ta đều đã và đang sử dụng một hoặc nhiều các dịch vụ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong đời sống hàng ngày cũng như trong quản lý doanh nghiệp.

*

Công nghệ điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống

Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

Ứng dụng của mô hình điện toán đám mây ngày nay

Mặc dù chỉ mới được phát triển trong khoảng thời gian không lâu. Tuy nhiên, điện toán đám mây ngày nay đã được ứng dụng rất phổ biến. Có thể rất nhiều ứng dụng, phần mềm của các thiết bị công nghệ cao (smart phone, máy tính bảng, laptop) bạn đang sử dụng có những chương trình đang áp dụng điện toán đám mây mà bạn không để ý. Những ứng dụng của điện toán đám mây mà chúng ta thường gặp nhất hiện nay là:

*

ứng dụng điện toán đám mây

+ Google Driver: Google Driver là không gian lưu trữ mà Google cung cấp cho các tài khoản người dùng của mình. Không gian lưu trữ mà chúng ta sử dụng trên Google driver để lưu trữ dữ liệu hằng ngày này cũng chính là một trong các ứng dụng của nền tảng điện toán đám mây đấy.

Ngoài hai ví dụ thông dụng trên, ngày nay điện toán đám mây còn được ứng dụng rất rộng rãi để phục vụ cho sự phát triển của công nghệ thông tin.

Vậy, “điện toán đám mây” có cách thức hoạt động như thế nào?

Và đó là lúc bạn cần đến điện toán đám mây. Thay vì cài đặt một bộ phần mềm cho mỗi máy tính, bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng/ chương trình cho máy tính đó. Ứng dụng/ chương trình này sẽ cho phép nhân viên của bạn đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web, trong đó có chứa tất cả các chương trình mà họ cần cho công việc của mình. Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty khác, có thể giúp nhân viên của bạn chạy tất cả mọi thứ từ e-mail để xử lý văn bản cho đến các chương trình phân tích dữ liệu phức tạp.

Xem thêm: Cấu Trúc Silo Là Gì – Tại Sao Seoer Nên Sử Dụng

*

Mô hình Cloud Computing được nhiều công ty sử dụng

Trong hệ thống điện toán đám mây, khối lượng công việc được thay đổi đáng kể. Máy tính tại doanh nghiệp bạn không còn phải làm tất cả những công việc nặng nhọc như chạy các ứng dụng, chương trình nặng. Thay vào đó, mạng máy tính tạo nên các đám mây sẽ đảm nhận công việc xử lý chúng, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho phần cứng và phần mềm. Điều duy nhất mà máy tính của người sử dụng cần để có thể chạy được phần mềm là giao diện để có thể sử dụng hệ thống điện toán đám mây, đó có thể đơn giản là một trình duyệt Web, và mạng lưới đám mây sẽ đảm nhận phần còn lại.

Hầu hết chúng ta đều đã đang sử dụng điện toán đám mây nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Các dịch vụ e-mail trên nền web như Hotmail, Yahoo! Mail hoặc Gmail chính là những ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ điện toán đám mây. Thay vì chạy một chương trình e-mail trên máy tính của bạn, bạn đăng nhập vào một tài khoản e-mail thông qua intetừ xa. Các phần mềm và lưu trữ cho tài khoản của bạn không tồn tại trên máy tính của bạn – đó là trên máy tính đám mây của dịch vụ máy chủ.

Ưu điểm của các mô hình “điện toán đám mây” là gì?

Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (thuê server), sau đó đặt thuê server tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giảm lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi để đáp ứng yêu cầu của bạn. Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau:

*

Điện toán đám mây đem lại nhiều gắn kết to lớn

+ Sử dụng các tài nguyên tính toán động: Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời bằng cách huy động tài nguyên rỗi hiện có trên internet.

+ Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Thay vào đó họ chỉ cần phải xác định nhu cầu của mình rồi sau đó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ cloud tiến hành.

+ Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Việc khoán ngoài được công việc thiết lập và vận hành bộ máy IT thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu.

+ Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị out date về công nghệ hay không. Khi sử dụng tài nguyên trên điện toán đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa.

Điểm hạn chế của công nghệ “điện toán đám mây”

Tuy có rất nhiều ưu điểm, Tuy nhiên công nghệ điện toán đám mây lại cũng có một số nhược điểm như:

+ Khó để quản lý và bảo mật: Do các hệ thống này thường tập trung vào ưu điểm chia sẻ, lưu chung tài nguyên. Từ đó, để thực hiện quản lý, bảo mật, phòng chống hacker khá khó khăn. Trong tình hình mà các thủ thuật tấn công, phá hoại của những tên tin tặc nhằm trục lợi ngày càng phổ biến. Trong tương lai chắc chắn rằng chúng ta sẽ tập trung nhiều vào mảng bảo mật cho nền tảng đám mây này.

Xem thêm: Cách để Phát Triển Khả Năng Thần Giao Cách Cảm Là Gì

+Xử lý các loại dữ liệu quá niên hạn: Các loại dữ liệu lưu trữ trên hệ thống điện toán đám mây quá lâu là một trong những bài toán khó. Chẳng hạn như ở Google driver. Một số tài khoản người dùng lưu trữ lên đó rất nhiều file. Tuy nhiên các file này không được truy xuất hay chỉnh sửa và sử dụng trong nhiều năm liền. Tổng hợp quá nhiều loại dữ liệu như vậy, khoảng không gian lưu trữ của chúng ta bị lãng phí cũng sẽ khá nhiều.

Chuyên mục: Hỏi Đáp