Click Through Rate (CTR) là chỉ số đo lường quan trọng trong SEO. Không chỉ thế, đây còn là “thước đo” độ hiệu quả mà chiến dịch quảng cáo của bạn đạt được. Tuy chiếm tầm quan trọng không hề nhỏ trong chiến dịch Marketing nhưng vẫn còn khá ít người biết và quan tâm đến CTR. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về Click Through Rate và tầm quan trọng của nó.

Bạn đang xem: Click through rate là gì

*

1. Click Through Rate – CTR là gì?

Click Through Rate – CTR hay còn được gọi là tỷ lệ nhấp chuột là tỷ lệ người sử dụng Internet click vào đường link website cụ thể khi nó xuất hiện trước mắt họ. Nếu bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo thì CTR là tỷ lệ giữa số lần nhấp chuột vào quảng cáo hay đường link của bạn chia cho số lần hiện thị của quảng cáo và đường link đó.

Số liệu trong CTR thường dùng trong phân tích email, các trang website và các trang tìm kiếm (google, yahoo,…). Tỷ lệ CTR sẽ giúp bạn biết được mức độ hiệu quả của chiến dịch SEO của bạn. Tỷ lệ cũng tác động đến yếu tố SEO website trên SERPs.

2. Các ví dụ về Click Through Rate

CTR thường được dùng để đo tỷ lệ click vào:

CTA trong emailLiên kết đến landing pageQuảng cáo PPC trên trang kết quả tìm kiếm của Google

Công thức tính CTR : Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) được tính dựa theo tổng số lần nhấp chuột ( Total Click) và số lần hiển thị quảng cáo (Total Impression) x 100%.

*

Công thức tính CTR mà Marketer nào cũng bắt buộc phải nhớ.

Số lần hiển thị là số lần Website của bạn đạt được xếp hạng cao trên trang tìm kiếm. Vì vậy cải thiện thứ hạng SEO và tối ưu hóa SEO là cần thiết. Ngoài ra, tiêu đề hấp dẫn cũng là thế mạnh giúp bạn dễ dàng hấp dẫn lượt click của người đọc. Thông thường tỷ lệ CTR của các trang web rơi vào khoảng 8%-12%. Tuy nhiên tỷ lệ CTR của các đường link quảng cáo lại khá thấp (khoảng từ 2% đến 5%).

3. Unique Click-Through Rate

Unique Click-Through Rate (UCTR) là một hình thức CTR đặc biệt. Như các bạn đã biết, lượt nhấp chuột trong CTR được tính bằng tổng số lần nhấp vào link của người dùng. Tuy nhiên, khác với CTR thông thường, với UCTR, một tài khoản chỉ được tính một lần trong công thức.

Ví dụ: Khi bạn nhấp chuột vào một đường link hai lần, CTR phổ thông sẽ tính hai lần nhấp trong công thức. Nhưng UCTR chỉ tính bạn đã nhấp chuột một lần.

Điều này đảm bảo tính khách quan, giúp bạn xác định chính xác hành vi và sở thích của người xem hơn.

4. Khi CTR diễn ra “ngoài đời thực”

Hãy tưởng tượng bạn và chín người bạn của bạn đi dạo trên con đường vắng. Các bạn đi qua một quán cà phê, một cửa hàng bánh rán và một hàng bán kẹo. 5 người trong số các bạn chọn quán cà phê, 3 lựa chọn bánh rán, duy chỉ có bạn và một người khác vào hàng kẹo.

Xem thêm: Slime Là Gì – Những Cách Chơi Slime Thú Vị

Giả sử số người vào của bạn là số lượt nhấp chuột vậy quán cà phê sẽ có CTR là 50%, hàng bánh rán có CTR là 30% và cửa hàng kẹo sẽ là 20%. CTR đo lường hành vi, sở thích của khách hàng. Điều này rất hữu ích trong việc xác định hiệu quả marketing.

Đừng nhầm lẫn Click Through Rate (CTR) với Click Rate (CR). CR là tỷ lệ phần trăm số người thực hiện hành động

Ví dụ: CTR là số người vào quán cà phê trên số người đi qua nó. Nhưng CR tỷ lệ số người mua hàng trên số người bước chân vào quán cà phê.

Ở ví dụ kia bạn có thể thấy có 5 người trong số họ đi vào quán cà phê. Nhưng thực tế trong 5 người ấy chỉ có 1 người thực sự muốn mua cà phê.

5. CTR và thử nghiệm A / B Testing

*

CTR là một yếu tố quan trọng trong việc thử nghiệm AB Testing

CTR chiếm tầm quan trọng không nhỏ trong nghiên cứu hàng vi, sở thích người dung. Đặc biệt, dữ liệu của CTR rất hữu ích trong phương pháp thử nghiệm A/B testing dưới dạng chỉ số chính, phụ.

Xem thêm: assay là gì

Ví dụ: Bạn đang chạy thử nghiệm A/B Testing trên trang sản phẩm của công ty may mặc. Và hiện tại mục tiêu chuyển đổi sẽ là số lần mua hàng đã hoàn tất, chỉ số phụ có thể là CTR của thông tin giao hàng. CTR thông tin giao hàng cao nghĩa là người dùng quan tâm đến việc ship hàng.

CTR rất hữu ích trong việc tối ưu hóa chuyển đổi. Nó được sử dụng để xác định hành vi, sở thích của người dùng. Đồng thời CTR cũng được sử dụng như một chuyển đổi nhỏ để xây dựng thông tin chi tiết trong thử nghiệm A / B. CTR sẽ giúp bạn vẽ bức tranh toàn diện hơn về hành vi của người dùng trong thử nghiệm A / B.

6.Tầm quan trọng của CTR

CTR là chỉ số đánh giá quan trọng giúp bạn đánh giá hiệu quả quảng cáo. Từ đó điều chỉnh nội dung, chiến lược phù hợp. Nếu CTR của bạn “chưa xứng” với vị trí xếp hạng của bạn thì điều chỉnh nội dung và chiến lược là điều cần thiết. CTR càng cao có nghĩa là sức hút website của bận càng lớn. Qua đó bạn có thể thấy được sự yêu thích và ủng hộ của người dùng mạng đối với nội dung trang web của bạn. Đặc biệt, tỷ lệ CTR càng cao, hiệu quả quảng cáo sẽ càng được đảm bảo, Google sẽ dành những đánh giá tích cực hơn nữa cho website của doanh nghiệp bạn

Google luôn “ưu ái” các website có lượng “fan” tốt. Website của bạn có nội dung cuốn hút, CTR cao, Google sẽ tạo điều kiện và đưa thứ hạng SEO của bạn lên cao trên trang tìm kiếm.Hãy sử dụng CTR thông qua Google để phân tích những chủ đề người dùng quan tâm. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc tìm từ khóa SEO hiệu quả.

Với những thông tin trên bạn đã hiểu được CTR là gì và tầm quan trọng của nó chưa? 

Nếu bạn có ý kiến gì về bài trên, hãy nhận xét và bình luận ở phía dưới để thienmaonline.vn biết nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp