Cơn lốc mà trí tuệ nhân tạo AI đã thổi một làn gió mới vào nền kinh tế, buộc các ông chủ doanh nghiệp phải “dấn thân” vào “cuộc chơi công nghệ”, trong đó hệ thống thông tin – “linh hồn” của hệ sinh thái doanh nghiệp cần được đặc biệt chăm sóc.
Bạn đang xem: Cio là gì
Đó là lý do mà các CIO ra đời với chức phận là người giúp doanh nghiệp tìm ra ánh sáng cuối đường hầm cho doanh nghiệp bằng “ngọn đuốc” công nghệ.
MỤC LỤC i.CIO là gì? ii.CIO và CTO có gì khác nhau? iii.Vai trò và nhiệm vụ của CIO trong doanh nghiệp là gì? iv.Tố chất cần có của một CIO là gì? v.Làm thế nào để trở thành CIO? vi.Tuyển dụng vị trí CIO |
I. CIO là gì?
CIO là viết tắt của cụm từ Chief Information Officer, chỉ chức vụ Giám đốc Thông tin hay Giám đốc Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
Bắt đầu với vai trò phụ trách Bộ phận xử lý dữ liệu và hệ thống thông tin (Information System), vị trí CIO ngày nay chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt hiệu suất cao nhất.
Bên cạnh đó, CIO còn góp phần kiến tạo một môi trường tương tác thân thiện với khách hàng, các nhà cung cấp và nhà đầu tư.
II. CIO và CTO có gì khác nhau?
Bạn có nghĩ khi một nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp và khách hàng gặp sự cố IT thì họ cần đến sự hỗ trợ của cùng một người?
Câu trả lời của HRchannels hẳn sẽ làm bạn đọc bất ngờ bởi mỗi sự cố mà nhân viên “khách hàng nội bộ” và người sử dụng dịch vụ thuộc phạm vi phụ trách của hai đối tượng khác nhau. Nếu như CIO được coi là “bác sỹ khoa nội” chuyên “điều trị” các “bệnh lý” IT và phát triển chuyên sâu hệ thống công nghệ thông tin của nội bộ doanh nghiệp thì CTO (Giám đốc công nghệ) được coi là “bác sỹ khoa ngoại”, đảm nhiệm chữa trị các vấn đề IT cho khách hàng và đối tác bên ngoài sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Suy rộng ra, CTO kiến tạo ra các sản phẩm công nghệ để phát triển dịch vụ khách hàng nhờ các “liệu pháp” chuyên sâu về kỹ thuật, trong khi CIO tập trung vào việc quản lý hạ tầng – cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.
CIO làm chủ công nghệ kinh doanh, là cố vấn cấp cao của tổ chức về kế hoạch sử dụng công nghệ trong việc phát triển kinh doanh của tổ chức, trong khi đó, CTO tập trung vào việc triển khai cụ thể các vấn đề kỹ thuật và đảm bảo đầu ra là các sản phẩm/ dịch vụ phục vụ khách hàng.
III. Vai trò và nhiệm vụ của CIO trong doanh nghiệp là gì?
1. Vai trò của CIO trong doanh nghiệp là gì?
Vì sao CIO lại quan trọng? Bạn đọc hãy cùng HRchannels tìm hiểu các vai trò chính của CIO trong doanh nghiệp nhé:
Dùng công nghệ kiến tạo các giá trị kinh doanh
CIO hay Giám đốc Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin cho các Phòng ban trong tổ chức như Phòng Truyền thông – Marketing, Phòng Kinh doanh, Phòng Nhân sự, Phòng Sản xuất,… nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và củng cố uy tín của sản phẩm/ dịch vụ và vị thế của thương hiệu trong lòng khách hàng.
Cố vấn các kế hoạch cho chiến lược phát triển công nghệ cho doanh nghiệp và đảm bảo các khoản đầu tư cho Công nghệ thông tin hợp lý
Bên cạnh vai trò của một người phụ trách Công nghệ thông tin cho nội bộ doanh nghiệp, CIO là người tổng đài quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức thông qua cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin.
Chính vì vậy, CIO có trách nhiệm thiết kế và triển khai các chiến lược phát triển công nghệ nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, sản xuất.
2. CIO đảm nhiệm những công việc gì?
Phụ thuộc vào đặc điểm của kinh tế ngành cùng quy mô, chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà CIO đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau.
Dưới đây là những nhiệm vụ chính của một CIO trong doanh nghiệp mà HRchannels đã tiến hành tổng hợp:
Thiết kế hệ thống thông tin doanh nghiệp
Hệ thống thông tin là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một định hướng phát triển khác nhau, do đó cần một hệ thống thông tin khác biệt và chuyên biệt.
Hệ thống thông tin cũng giống cơ thể con người và thông tin là linh hồn cư ngụ bên trong chính cơ thể đó. Nếu không có hệ thống thông tin thì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp sẽ không được lưu trữ và bảo mật, đồng thời dẫn đến công cuộc trì trệ trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của tổ chức.
CIO cần am hiểu sâu sắc về các hệ thống thông tin thông dụng và phương pháp thiết kế hệ thống thông tin nhằm tạo ra một môi trường.
Từ đó, CIO dễ dàng quản trị và đánh giá các chỉ số chất lượng của hệ thống thông tin do chính mình tạo ra bao gồm tính năng bảo mật thông tin nội bộ (độ tin cậy), cấu trúc và thiết kế gọn nhẹ, tốc độ xử lý và khả năng bảo trì.
Hệ thống thông tin của doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chí sau:
– Tương thích với chiến lược của tổ chức
– Đáp ứng tiêu chuẩn của hệ thống thông tin hiện đại
– Quản lý rủi ro thông tin (IRM) và triển khai hệ thống an toàn thông tin
CIO giống như một “cảnh vệ” cần mẫn ngày đêm xây đắp, chăm sóc và nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin của hệ quản trị cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Bằng cách này, CIO đã bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin khỏi sự đánh cắp thông tin của tin tặc và đánh cắp dữ liệu của những đối thủ “cạnh tranh không lành mạnh”.
Hệ thống thông tin doanh nghiệp tạo sự liên kết giữa thông tin, dữ liệu trọng yếu từ các Phòng ban, đặc biệt là các tệp khách hàng. Bởi vậy, khi một mã độc phát tán vào hệ thống máy chủ hoặc từ bất cứ máy tính nào thì hệ thống máy tính của cả công ty sẽ bị tấn công. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải “gồng mình” gánh chịu chi phí khôi phục dữ liệu và sửa chữa các tổn thất, thậm chí phải chấp nhận mất dữ liệu hoàn toàn.
Từ đó, CIO cần chú trọng đến các phương án quản trị rủi ro và phát triển hệ thống an toàn thông tin vì bảo mật thông tin giúp doanh nghiệp thoát khỏi những cơn khủng hoảng.
Đề xuất ngân sách cho các dự án, thiết bị nâng cấp, giám sát các chuyên gia, nhân viên CNTT
CIO giống như cánh tay phải của CEO, tham vấn cho CEO các chiến lược sử dụng ngân sách hiệu quả trong lĩnh vực CNTT để hiện thực hóa các kế hoạch của CIO một cách hiệu quả và tránh lãng phí ngân sách.
Để có một đội IT hùng mạnh, để hệ thống thông tin chạy siêu “mượt”, CIO cần biết nhân viên nào làm được việc, phần mềm nào tối ưu.
Phát triển nền tảng dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng có vai trò làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của khách hàng cần được đáp ứng kịp thời mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy, Giám đốc công nghệ (CIO) cần tập trung áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào việc phát triển Chatbot – ứng dụng hỗ trợ tối ưu các phản hồi và thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
Thay vì tiếp cận khách hàng qua hình thức Email và SMS trong Marketing, Chatbot chính là kênh tư vấn và phân phối sản phẩm hiệu quả. Đó cũng chính là “pha phối hợp” vô cùng ăn ý của CMO (Giám đốc Marketing) với CIO (Giám đốc Công nghệ thông tin). Bạn đã từng nghe tới châm ngôn “Content is King”? Bản chất của Content Marketing là hoạt động PR thương hiệu thông qua sức mạnh của ngôn từ và hình ảnh.
Nội dung mà các Content Marketer có quyền năng khơi gợi sự đồng điệu, bắt rễ trí tò mò của khách hàng, thôi thúc họ click vào Chatbot đặt câu hỏi về sản phẩm. Chatbot không giới hạn thời gian nhận cuộc gọi và tin nhắn, cho phép khách hàng kết nối với nhân viên kinh doanh 24/7, thay vì phải đợi đến giờ hành chính, khi chính bản thân họ cũng mải miết với lịch trình bận rộn của mình.
Rõ ràng, không thể phủ nhận vai trò của CIO trong việc tối ưu hóa cách thức tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp.
Xem thêm: Workflow Là Gì – Luồng Làm Việc
Quản lý chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng có bản chất là “quản gia” của các nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Vận dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý chuỗi cung ứng giúp rút ngắn quá trình sản xuất, quản lý kho và vận chuyển hàng hóa,… Suy cho cùng, quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp gia tăng lượng cửa hàng bán lẻ, giúp gia tăng năng suất.
Quản lý hệ sinh thái doanh nghiệp
Có câu nói “Doanh nghiệp sống hay chết hoàn toàn căn cứ vào khả năng kết nối với các thành viên trong hệ sinh thái kinh doanh”.
Hệ sinh thái của doanh nghiệp là tập hợp các mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng, các bên đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp và những bên liên quan đến sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, vai trò tiên phong của CIO trong doanh nghiệp thời đại mới là dấu gạch nối hoàn hảo giữa các “doanh nghiệp mở rộng” trong hệ sinh thái doanh nghiệp.
Đó là các công ty mà doanh nghiệp của CIO thuê ngoài để mở rộng quy mô, đôi khi có vai trò như những công ty con – công ty vệ tinh hay đồng minh “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu” của công ty mẹ. Lúc này, vai trò của CIO là đầu mối thông tin, thâu tóm và xử lý các vấn đề vệ hệ thống thông tin của các doanh nghiệp này.
IV. Tố chất cần có của một CIO là gì?
Để trở thành một CIO, ứng viên cần sở hữu những tố chất sau:
Bậc thầy trong quản lý phát triển phần mềm và am tường các giải pháp Công nghệ thông tin
Nằm lòng phương pháp thiết kế hệ thống thông tin và quản trị các phần mềm có lợi cho doanh nghiệp, Giám đốc công nghệ thông tin giúp hoạt động của các Phòng ban trở nên trơn tru hơn và phối hợp ăn ý với nhau hơn.
Thâu tóm quy trình làm việc của các Bộ phận trong doanh nghiệp, CIO đã “bắt mạch” được các căn bệnh thâm niên cản trở sự phát triển, đồng thời kê các “toa thuốc” hữu hiệu cho từng Phòng ban.
Bằng cách tối ưu hóa các phần mềm tương thích cụ thể đối với từng phòng ban, CIO đã “khai thông” đường truyền của các sáng kiến kinh doanh. Cụ thể là phần mềm quản lý nhân sự cho Phòng nhân sự, phần mềm Quản lý bán hàng cho Phòng Kinh doanh, Bộ công cụ hỗ trợ cho “dân marketing” như công cụ đo tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tương tác với khách hàng,…
Am hiểu về sản xuất và kinh doanh
CIO cần nắm rõ chiến lược sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có thể hoạch định chiến lược phát triển công nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh và sứ mệnh của tổ chức. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đang ở giai đoạn xây dựng và phát triển thì CIO cần thông thạo kiến thức về Marketing và Kinh doanh. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã xây dựng được tên tuổi của thị trường thì lúc này vai trò của CIO sẽ là phát triển chuỗi cung ứng và củng cố tài chính.
Hơn thế nữa, sứ mệnh chăm sóc kỹ thuật đã dần thuộc về CTO – Giám đốc công nghệ. Thế nên, CIO lại cần phải có đầu óc kinh doanh để tư duy tầm chiến lược.
Nói cách khác, CIO cần hiểu công nghệ là thứ “ánh sáng trí tuệ” chỉ có thể phát huy tác dụng khi có chất xúc tác là những cách thức kinh doanh và mục tiêu của sản xuất.
Kỹ năng quản lý dự án
CIO cần đảm trách các dự án công nghệ thông tin khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy, một dự án thành công cần được thiết lập các tiêu chí về tiến độ và chất lượng. Người đứng ra thu hoạch các thông số này không ai khác chính là các CIO.
Thành thạo kỹ năng quản lý dự án sẽ giúp CIO lường trước các rủi ro có thể xảy đến với “công trình công nghệ” mà họ cùng các cộng sự đang đảm nhiệm và tiến hành các biện pháp khắc phục và cải thiện.
Tìm tòi, sáng tạo
Giám đốc Công nghệ thông tin là người tiên phong của những ý tưởng táo bạo và khác biệt. Dù hiểu biết về công nghệ thông tin và mang cả những kế hoạch lập trình và chiến lược thông tin vào trong từng bữa ăn, giấc ngủ nhưng CIO không phải là cái máy.
Họ sáng tạo dựa trên sự học hỏi, nghiên cứu chiến lược thông tin của đối thủ và cập nhật những phương pháp thiết kế hệ thống thông minh, tối tân nhất của những tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Tất cả những nỗ lực đó đều nhằm ra mắt một hệ thống thân thiện, bảo mật, là môi trường tương tác không giới hạn giữa các “khách hàng nội bộ” và khách hàng đối tác của tổ chức.
Khả năng đối ngoại, duy trì mối quan hệ với các bên trong hệ sinh thái doanh nghiệp
CIO là người sử dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái của tổ chức. Chính vì vậy, Giám đốc công nghệ thông tin CIO cần thành thạo cả giao tiếp bằng lời và bằng văn bản để xây đắp mối quan hệ với các thành viên trong hệ sinh thái của tổ chức như các nhà cung cấp, nhà đầu tư, các đối tác khách hàng,… Quan hệ đối ngoại chính là phương án dự phòng hay bước chạy đà đầy nội lực cho các dự án dài hơi của doanh nghiệp.
V. Làm thế nào để trở thành CIO?
Theo đuổi con đường trở thành CIO có khó không? Ai có thể trở thành CIO? Thông tin dưới đây mà HRchannels sẽ giúp bạn giải đáp:
Nhân viên kinh doanh
Bạn là một nhân viên kinh doanh nhưng lại có khát vọng trở thành một CIO? Liệu giấc mơ này có thể trở thành hiện thực?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể và thậm chí “dân kinh doanh” còn được “cộng điểm” tuyệt đối bởi CIO là những cố vấn chuyên trách về công nghệ cho doanh nghiệp, là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược siêu việt.
BA (Business Analyst) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Nếu bạn là một Chuyên viên phân tích nghiệp vụ thì bạn đang sở hữu trong tay các thế mạnh như thạo nghiệp vụ tư vấn quản lý, chuyên nghiệp trong phân tích hệ thống và phân tích dữ liệu. Nếu bạn chăm chỉ đầu tư thêm thời gian vào việc “đi thị trường” để tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng, đồng thời phát triển tư duy thiết kế sản phẩm thì giấc mơ trở thành CIO của bạn sẽ nhanh chóng thành hiện thực.
Nhân viên quản lý IT
Nếu bạn có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên tại vị trí quản lý IT, nghĩa là bạn đã “nằm lòng” chức năng và cách vận hành của các hệ thống thông tin khác nhau và nhận diện phương pháp thiết kế hệ thống nào phù hợp với doanh nghiệp thì ngoài việc cần “bồi bổ” các kiến thức về kinh doanh, bạn cũng cần bắt tay vào việc tập dượt xây dựng hệ thống thông tin bởi hệ thống thông tin là “đất diễn” cho bất cứ CIO nào và kinh nghiệm vận hành, quản trị và “fix” lỗi hệ thống chuyên nghiệp sẽ khiến bạn được Ban giám đốc đánh giá cao và con đường thăng tiến trở thành một CIO sẽ chỉ còn là câu chuyện sớm hay muộn phải không?
VI. Tuyển dụng vị trí CIO
Tại nhiều doanh nghiệp SME hay các tập đoàn lớn, khái niệm về vị trí CIO vẫn còn tương đối mơ hồ, thay vào đó là chức danh Trưởng phòng Công nghệ thông tin và phát triển mạng. Từ đó, các Trưởng phòng này đôi khi đã “lấn sân” và “quá phận” sang chức trách của CTO hay thậm chí là các COO mà lãng quên mất chức phận chính của mình.
1. CIO sở hữu mức lương như thế nào?
Không giống như các vị trí C – suit khác, CIO cần sở hữu tối thiểu từ 10 – 15 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm những công việc “hack” não nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Vì vậy, mức lương họ nhận được cũng hoàn toàn xứng đáng với con số cao ngất ngưởng từ 120 triệu đồng (mức thấp nhất) và 270 triệu đồng (mức cao nhất).
2. Triển vọng thăng tiến
Với vai trò cố vấn cho lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp các chiến lược kinh doanh tích hợp công nghệ, CIO có thể trở thành COO hay CEO của tổ chức đó về lâu về dài. Quan trọng hơn, trong tương lai, CIO có thể trở thành CKO (Chief Knowledge Officer – Giám đốc tri thức) – vị trí “quý” và “hiếm” chỉ có ở các doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia.
Trên đây là thông tin về vị trí CIO là gì cùng những nhiệm vụ hàng ngày mà một CIO cần đảm nhiệm. Quan trọng hơn, bài viết của HRchannels còn cung cấp cho bạn đọc nhận thức rõ các tố chất của một CIO và bí kíp để có thể trở thành một CIO chuyên nghiệp.
Xem thêm: Account For Là Gì – Giải đáp Những Thắc Mắc Về
Hi vọng bài viết trên đây của HRchannels sẽ mang đến những hiểu biết cho bạn đọc về CIO – “ông trùm công nghệ” trong doanh nghiệp.
Nếu bạn đọc có hứng thú với vị trí CIO thì đừng ngại ngần gì nữa, hãy nhấc máy hoặc ghé thăm văn phòng của HRchannels ngay nào!
Chuyên mục: Hỏi Đáp