Tôi biết khi đưa ra câu hỏi này, các bạn hướng nội sẽ cho rằng mình chỉ nên để ý đến những vấn đề sâu sắc, có sự trải nghiệm và các câu chuyện tạo ra bài học ý nghĩa, chứ không nên bàn luận mấy chuyện phiếm, vô nghĩa và không tạo ra giá trị nào cho bản thân.

Bạn đang xem: Chuyện phiếm là gì

Tuy nhiên, tôi sẽ khuyên các bạn làm điều ngược lại. Vì có lúc những câu chuyện phiếm sẽ giúp bạn trở nên có ích trong những buổi hội thảo cần thiết.

Vậy chuyện phiếm là gì? Theo định nghĩa của bài viết “Để chuyện phiếm có ích cho sự nghiệp”,“Buôn chuyện” là một cách để bạn giao tiếp và hòa hợp cùng đồng nghiệp. “Nếu không tham gia vào những cuộc nói chuyện như vậy ở công sở, mọi người có thể xa lánh bạn”, Nicole Williams, tác giả cuốn sách “Girls on top: Your guide to turning dating rules into career success”, cho biết. Thêm nữa, nếu bạn biết trước ai sắp rời công ty hoặc ai sắp được thăng chức, bạn có thể điều chỉnh bản thân để nắm bắt cơ hội cho bản thân.

Nhưng bạn cũng cần lưu ý, chuyện phiếm chỉ được sử dụng đủ liều, đúng cách thì mới thực sự phát huy hiệu quả. Chứ không phải đi ngồi lê đôi mách từ chỗ này đến chỗ nọ, hóng hớt từ người này đến người kia. Nó không khác nào bạn như một bà tám chính hiệu, bạn dễ bị đồng nghiệp, bạn bè xa lánh chỉ vì cái miệng hại cái thân.

*

Nên sử dụng thế nào cho đúng cách?

Như đã nói, đúng liều lượng, vừa đủ luôn tạo dựng cho bạn ưu thế không nhỏ. Bạn xem một bộ phim, chẳng hạn như “Sống chung với mẹ chồng” cách đây vài tháng đang rất hot và đang được mọi người bàn luận sôi nổi. Bạn đang ở trong công sở, và cách bạn hòa đồng nhất tại thời điểm ấy là có chung quan điểm. Bạn hãy dành thời gian đọc các bài viết về bộ phim như diễn viên là ai, tình tiết từng tập phim ra sao, có giống với ngoài đời hay không. Khi một người đồng nghiệp hỏi bạn, bạn chắc chắn sẽ đưa ra câu trả lời cùng nhận định của mình. Đó không phải là lúc bạn phát huy khả năng phân tích, nhìn nhận sâu sắc như bạn mong muốn đó thôi?

Bài học đầu tiên, bạn chớ nên thờ ơ với mọi thứ đang xảy ra xung quanh mình. Hãy cập nhật thông tin hàng ngày. Dù bạn không hay update status hay nói chuyện này cùng mọi người thì ai đó hỏi, bạn hoàn toàn tự tin và bắt nhịp, không bị lạc lõng. Thậm chí, bạn còn có cớ để bắt chuyện cùng người khác.

Đã không ít người có lịch trình làm việc như một cỗ máy. Họ sáng đi làm, trên công ty chỉ chú tâm vào công việc và không quan tâm đến tình hình đang có chiều hướng gì, chiều về và tối chỉ nằm yên trong thế giới của riêng mình không muốn ai động chạm. Khi được hỏi về bất cứ có gì mới hay chưa, họ sẽ trả lời không hay biết gì về chuyện đó.

Bài học thứ hai, chuyện phiếm không có gì xấu, nhưng sử dụng sai thì rất đáng lên án. Nhất là những chuyện đời tư của người khác. Chớ có dại gì đem đi rêu rao thiên hạ vì biết đâu một ngày bạn lại bị người khác chế giễu chuyện của bản thân. Chuyện riêng tư của người khác, bạn có thể biết cũng được, nhưng đừng quan tâm, đừng để ý, mà tốt nhất đừng biết thì tốt hơn. Bạn nên cẩn thận mỗi khi “Này em, em biết gì chưa, nghe nói sếp đang ngoại tình đấy”. Cách giải quyết tốt nhất là nên cười trừ và tìm cách rút lui khỏi người ấy.

Xem thêm: Sửa Lỗi Window Is Not Genuine, Cách Sửa Lỗi Màn Hình Windows 7/8/8

Chuyện phiếm sẽ là sự kết nối mọi người gần nhau hơn. Chẳng hạn như khi công ty của bạn tất niên cuối năm. Mọi người cùng nhau bàn luận về địa điểm sẽ tới. Nếu bạn muốn đưa ra lời đề nghị như thế này “Mình biết một nhà hàng trên đường ABCXYZ khá ổn. Thức ăn ở đó ngon, toàn món phù hợp với tiêu chí đang đề ra, giá cả và dịch vụ lại rất tuyệt nữa”. Lúc này giữa bạn và họ đã có điểm chung để bắt đầu cuộc hội thoại. Trường hợp khác, nếu một người đồng nghiệp của bạn đưa ra một ý kiến khác, bạn có thể đồng tình “Ừ, cũng được đó, mình đến đây vài lần và ở đó khá ok”, ngược lại bạn có thể phản đối “Mình đến rồi, quán đổi chủ, phong cách phục vụ rất kém, giá lại cao hơn nhiều, mình đến một lần là ớn tới già”. Còn nếu bạn chưa biết gì để nói “Chờ mình chút, để mình hỏi đứa bạn xem có nhà hàng nào ok không”. Chắc chắn trong thời gian bạn chờ thì bạn có thể đang góp vui cùng mọi người rồi.

Mặc định người hướng nội là người ít nói là điều hoàn toàn sai lầm. Phải nhắc đi nhắc lại rằng “Hướng nội chỉ là tính cách, giao tiếp là kỹ năng mà ai cũng có thể học được”. Một người hướng nội có thể rất hoạt ngôn, cởi mở, dễ gần và thực sự thu hút mọi người. Nói như vậy chỉ để ám chỉ, một người mới chỉ giao tiếp sơ qua sẽ rất khó nhận định họ là hướng nội hay hướng ngoại. Cái mà hướng nội, hướng ngoại khác nhau ở cách thức nạp lại năng lượng. Còn nếu gặp một người ít nói, kín đáo, e dè mà bạn đã nhận xét là hướng nội thì sai. May chăng bạn chỉ đưa ra được nhận xét “Bạn ấy chưa thực sự hòa đồng” chắc thích hợp hơn.

Bạn có thể ít nói, nhưng bạn có quyền được chọn lựa cách mình sống và cách mình đón nhận mọi điều đến từ bên ngoài. Bạn cần nhớ rằng, chuyện phiếm không có gì xấu, quan trọng cách bạn vận dụng, điểu chỉnh hợp hoàn cảnh đó. Lắm lúc, bạn được nghe “Là người hướng nội, bạn càng không quan tâm đến chuyện phiếm” thì chưa hoàn toàn chính xác. Thế giới luôn vận động và đổi thay từng ngày và bạn là một trong số nhân tố đang tồn tại, thì chính bạn cũng cần có sự chuyển động chứ không thể nào đứng im được”.

Xem thêm: Tải Game The Last Of Us Pc, The Last Of Us Pc Latest Version Free Download

Điều cuối cùng, bạn không nên “nhận vơ” những thứ tô vẽ về người hướng nội đang được thêu dệt trên báo chí hàng ngày. Người hướng nội có suy nghĩ sâu sắc hay người hướng nội có tính sáng tạo, trong khi ngược lại bạn vẫn chưa có gì cả. Gồng mình chỉ để sao cho giống “người hướng nội trên mạng” thì không phải là chính bạn nữa. Bạn cần thật tự nhiên, điều chỉnh những gì chưa đúng ở bản thân, tìm cách để thích nghi và đón nhận điều tốt đẹp của cuộc sống.

Chuyên mục: Hỏi Đáp