Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng là gì? Khi giao dịch bất động sản với hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng cần lưu ý những gì để tránh những rủi ro. Tất cả thông tin sẽ được gói gọn trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Chuyển nhượng là gì

Khi bạn muốn tham gia vào các hoạt động kinh doanh bất động sản, bạn cần dành thời gian tìm hiểu những quy định của pháp luật về các loại hợp đồng liên quan. Đó là một trong những yêu cầu cơ bản để bạn tránh được những rủi ro sau này. Bạn có biết hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng là gì? Dưới đây Congtytrananhsẽ cung cấp đến bạn những thông tin cực kỳ hữu ích.

Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng là gì?

*

Hợp đồng nguyên tắc hay còn gọi là hợp đồng thỏa thuận nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng là văn bản thỏa thuận giữa các bên khi mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Loại văn bản này mang tính chất định hướng và là cơ sở để hai bên ký kết hợp đồng kinh tế chính thức. Hợp đồng nguyên tắc còn được gọi với một cái tên khác là thỏa thuận nguyên tắc.

Phân biệt hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng và hợp đồng kinh tế

*

So sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế

Việc so sánh hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng và hợp đồng kinh tế sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này.

Giống nhau

Giá trị pháp lý: cả hai loại hợp đồng đều có giá trị pháp lý trong các giao dịch thương mại, dân sự hay doanh nghiệp.

Nội dung: Các bên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng sẽ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ, nội dung công việc,… theo quy định của pháp luật.

Hình thức: Hai loại hợp đồng lập bằng hình thức văn bản, có đầy đủ chữ ký, đóng dấu xác nhận của tất cả các bên tham gia.

Khác nhau

Hợp đồng nguyên tắc (HĐNT) và hợp đồng kinh tế (HĐKT) có những điểm khác nhau cơ bản:

Mục đích

HĐNT: Loại hợp đồng này được xem như 1 hợp đồng khung hay nói cách khác là bản ghi nhớ những quy định vấn đề chung của các bên.

HĐKT: Trong bản hợp đồng sẽ quy định các vấn đề một cách cụ thể và chi tiết. Những người liên quan có nghĩa vụ phải thực hiện theo.

Tên gọi

HĐKT: Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng vay vốn,…

Thỏa thuận trong hợp đồng

HĐNT: Hợp đồng này chỉ là những định hướng của các bên. Còn vấn đề chi tiết và thực hiện như thế nào sẽ được thỏa thuận sau.

Xem thêm: Tên Miền Là Gì – Toàn Bộ Khái Niệm Về Domain Name

HĐKT: Khi đặt bút ký kết Hợp đồng kinh tế, bạn phải thực hiện theo đúng những gì quy đinh trong hợp đồng.

Khả năng giải quyết tranh chấp

HĐNT: Khi xảy ra tranh chấp, loại hợp đồng này khó khăn trong việc giải quyết.

HĐKT: Nội dung hợp đồng quy định rõ ràng, nên khi có tranh chấp mọi việc sẽ giải quyết dễ dàng hơn.

Thời gian kí kết

HĐNT: Hợp đồng này có giá trị theo thời gian, nó được kí kết vào đầu mỗi năm. Khi có sự thay đổi giữa các bên thì chỉ cần ký phụ lục hợp đồng.

HĐKT: Hợp đồng kinh tế sẽ được kí kết khi phát sinh nhu cầu mua bán giữa các bên. Khi thương vị kết thúc hợp đồng cũng sẽ chấm dứt hai bên sẽ ký thanh lý hợp đồng.

Đối tượng áp dụng

HĐNT: các bên tham gia hợp đồng có vị trí địa lý xa nhau trong cùng 1 vùng miền, tổ quốc hoặc họ thường xuyên giao dịch mua bán.

HĐKT: Hợp đồng được kí kết giữa các bên ít giao dịch với nhau hoặc thực hiện giao dịch có giá trị lớn, cần chi tiết về trách nhiệm hay quyền lợi của các bên.

Những nội dung cần thiết trong hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng

*

Những nội dung cần thiết trong hợp đồng nguyên tắc

Bạn đã biết hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem trong loại hợp đồng này cần có những nội dung gì nhé!

Thông tin bên chuyển nhượng (Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế,…)

Thông tin bên mua

Tổng hợp các điều khoản chung

Hàng hóa cần chuyển nhượng

Giao nhận hàng hóa

Giá cả và phương thức thanh toán

Trách nhiệm các bên

Cung cấp và trao đổi thông tin giữa các bên

Bảo hành sản phẩm

Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn

Cam kết chung

Hiệu lực của hợp đồng​

Hợp đồng nguyên tắc có giá trị pháp lý thế nào khi xẩy ra tranh chấp

*

Khi xảy ra tranh chấp, HĐNT có tính pháp lý không?

Hợp đồng nguyên tắc có tính chất định hướng, điều khoản, cam kết và các chi tiết khácsẽ được các bên thỏa thuận sau. Vì vậy, trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc, các bên có thể tiến tới ký kết hợp đồng kinh tế chính thức hay chỉ cần bổ sung thêm các phụ lục hợp đồng của hợp đồng nguyên tắc.

Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc thay thế cho các loại hợp đồng chính thức khi mà các bên chưa thể (hoặc chưa muốn) xác định cụ thể khối lượng hàng hoá/ dịch vụ giao dịch giữa các bên; hoặc có thể các bên muốn hợp tác với nhau trong một khoản thời gian nhất định mà không bắt buộc phải ký kết mỗi hợp đồng khi có giao dịch phát sinh.

Như vậy, trong giai đoạn đàm phán hợp đồng chính nếu có xảy ra tranh chấp, có thể dựa trên những thỏa thuận đã thống nhất trong hợp đồng nguyên tắc để giải quyết những vấn đề chưa thống nhất được trong hợp đồng chính.

Xem thêm: Declare Là Gì

Hợp đồng nguyên tắc chỉ quy định các vấn đề chung nên khi xảy ra tranh chấp, rất khó để giải quyết nhất là khi các bên vi không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình.

Lời kết

Chuyên mục: Hỏi Đáp