*

Bạn là một nhân viên có kinh nghiệm và đang tự hỏi điều gì sẽ nâng cao hình ảnh của bạn như một người chuyên nghiệp? Hay bạn là nhân viên mới và muốn biết điều gì khiến bạn trở nên chuyên nghiệp hơn? Hãy kiểm tra các yếu tố cho thấy bạn là một người có tính chuyên nghiệp được chia sẻ sau đây nhé!

1. Luôn đúng giờ

Đúng giờ và chuyên nghiệp luôn đi đôi với nhau. Có thể nói đây là một trong những yếu tố then chốt giúp bạn có được điểm chuyên nghiệp trong mắt mọi người. Đúng giờ không chỉ có nghĩa là đến văn phòng sớm hơn một vài phút mà còn đúng giờ trong các buổi thuyết trình, các cuộc họp hay sự kiện lớn nhỏ, đáp ứng đúng thời hạn công việc. Hãy nhớ rằng điều làm bạn khác biệt với những nhân viên khác là tác phong nghiêm túc khi biết quý trọng thời gian của mình và của tập thể.

Bạn đang xem: Chuyên nghiệp là gì

2. Xung phong giải quyết các vấn đề

Chịu trách nhiệm là tiêu chí quan trọng nhất của một nhân viên chuyên nghiệp.

Trong quá trình làm việc chắc chắn sẽ không tránh khỏi những trục trặc phát sinh mà không ai lường trước. Lúc này khi mọi người còn đang loay hoay thì bạn sẽ là người đầu tiên mạnh dạn nhận nhiệm vụ xử lí các vấn đề trở ngại. Các phương án bạn đưa ra dù cho độ hiệu quả và tính thực thi cao hay thấp thì vẫn không quan trọng bằng thái độ dám đối mặt với khó khăn và gánh vác trách nhiệm. Chắc chắn sau đó, sự tin tưởng của đồng nghiệp và cấp trên dành cho bạn sẽ tăng thêm rất nhiều.

3. Kết nối tốt với mọi người

Không phải ngẫu nhiên mà nghệ thuật “đắc nhân tâm” trong môi trường công sở được đánh giá cao, đây chính là chìa khóa giúp bạn và mọi người xung quanh tương tác tốt và hiểu rõ nhau hơn. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng công việc mà còn giúp bạn thể hiện được tầm ảnh hưởng của bản thân trong việc gắn kết chặt chẽ và mang mọi người đến gần với nhau hơn, ngày càng được đánh giá là chuyên nghiệp.

Xem thêm: Bci Là Gì – Business Cycle Indicators (Bci) Là Gì

4. Tập trung chuyên môn cao độ

Liệu một nhân viên có được xem là chuyên nghiệp hay không khi thường xuyên để những vấn đề cá nhân lấn át công việc? Tư lợi hay thậm chí là làm việc riêng trong giờ hành chính… là những tác nhân gây xao nhãng công việc, khiến những người xung quanh không hài lòng về bạn. Thay vào đó nên quản lí hiệu quả quỹ thời gian ở công ty cho những công việc có ích, hãy chứng minh rằng công ty không trả tiền để bạn lo chuyện cá nhân, rằng bạn xứng đáng với sự tín nhiệm của mọi người.

5. Không phàn nàn

Những hạn chế, thiếu sót trong công ty, lượng công việc “khủng” hay điểm yếu của đồng sự không phải là lí do khiến bạn luôn kêu ca, phàn nàn. Một nhân viên chuyên nghiệp sẽ tập trung vào giải pháp và đưa ra cách xử lí thông minh, tinh tế thay vì liên tục tìm cách thoái thác, xem mình là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh. Nếu bạn cứ tiếp tục phàn nàn thì sẽ làm xuất hiện thêm những điều khó chịu đến với bạn, vì vậy hãy học cách làm chủ cảm xúc của bản thân, suy nghĩ và làm việc thật tích cực để có kết quả như mong đợi.

6. Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển

Chỉ những người không chuyên nghiệp mới cảm thấy ghen tị hoặc không an toàn với đồng nghiệp xung quanh họ. Một nhân viên chuyên nghiệp thực sự sẽ hành động như một người hỗ trợ và nâng đỡ đồng nghiệp hơn là cố gắng để kéo họ xuống. Hành động giúp đỡ, thậm chí chỉ bảo cho các nhân viên ít kinh nghiệm hơn cho thấy bạn tự tin về bản thân mặc dù đó có thể là các “bí kíp” nghề nghiệp không dễ đạt được. Sau tất cả, việc chỉ dạy cho ai đó là một phần của quá trình học tập, bạn càng dạy nhiều bạn càng học được nhiều hơn.

Xem thêm: Chứng Chỉ Tiếng Anh Là Gì – Kỳ Thi Chứng Chỉ Tiếng Anh

7. Tư tưởng khoáng đạt

Sau cùng, một người chuyên nghiệp không thể thiếu tư tưởng khoáng đạt và cởi mở để chấp nhận những sai lầm và các phản hồi mang tính xây dựng, thậm chí là tiêu cực và sẵn sàng hành động để cải thiện. Vì vậy, mỗi khi là mục tiêu phê bình của ai đó, bạn không cần phải phòng thủ, cảm thấy không an toàn hay xuống tinh thần bởi không ai là hoàn hảo cả.

Chuyên mục: Hỏi Đáp