Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Văn Phấn – Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bạn đang xem: Chụp ct là gì

Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography Scan – CT Scan) là thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh…

Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp.

Hiện nay, chụp CT đang được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để:

Phát hiện khối u, ổ áp xe, dị dạng, hình ảnh bệnh lý khác trong các khu vực đầu – mặt – cổ, tim, ngực, bụng, khung chậu, xương, mô mềm cho đến các bệnh lý mạch máu.Dùng để hướng dẫn phẫu thuật, xạ trị và theo dõi sau phẫu thuật. Kỹ thuật 3D-CT cho phép đánh giá chính xác vị trí bị tổn thương trong không gian 3 chiều để định hướng tốt cho phẫu thuật cũng như xạ trị.Giúp tái tạo hình ảnh 3D trong các bệnh lý bất thường bẩm sinh, giúp các bác sĩ phẫu thuật tạo hình có thể điều trị tốt hơn các dị tật bẩm sinh.

Để làm rõ hình ảnh của một khối bất thường, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp sử dụng thuốc cản quang theo đường tiêu hóa, đường tĩnh mạch để chẩn đoán chính xác nhất.

Chụp cắt lớp vi tính

Lưu ý: chống chỉ định chụp cắt lớp vi tính trong các trường hợp:

Không có chống chỉ định tuyệt đối cho việc chụp CT.

2.1. Ưu điểm

Hình ảnh rõ nét vì không có tình trạng nhiều hình chồng lên nhau.Độ phân giải không gian đối với xương cao, rất lý tưởng để khảo sát các bệnh lý ở xương.Thời gian chụp nhanh, cần thiết trong đánh giá các bệnh cấp cứu và khảo sát các bộ phận di động trong cơ thể như tim, gan, ruột, phổi,…
Ưu điểm chụp cắt lớp vi tính

2.2. Nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính

Độ phân giải hình ảnh của CT thấp hơn so với MRI, nhất là với các cấu trúc mô mềm nên chụp CT cũng khó phát hiện các tổn thương có kích thước nhỏ.CT khó phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng và tủy sống.Những cơ quan và tổn thương có cùng đậm độ sẽ khó phát hiện và khó phân biệt khi thực hiện CT scanner.CT là kỹ thuật dùng tia X và gây nhiễm xạ. Tuy nhiên, mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp đều trong giới hạn cho phép nên bệnh nhân không cần quá lo lắng là nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Thuốc cản quang là những loại thuốc được tiêm vào cơ thể để thấy rõ hơn một mô hoặc tổn thương. Thuốc cản quang có chứa i ốt, làm cho những cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc sẽ có màu trắng sáng trên hình chụp CT, giúp phân biệt nó với các cấu trúc khác xung quanh.

Xem thêm: Aneurysm Là Gì – Phình động Mạch Chủ Bụng

Các thuốc cản quang mới thường có độ dung nạp tốt. Tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm thuốc cản quang như: đỏ phừng mặt, buồn nôn và nôn, ngứa, nổi mề đay, lạnh run hoặc sốt,… Một bệnh nhân dị ứng thực sự với một loại thuốc cản quang chứa i ốt sẽ sinh ra phản ứng khi tiêm. Người bệnh và bác sĩ cần nhận biết các triệu chứng dị ứng đó để lần sau khi cần tiêm thuốc cản quang thì tránh dùng loại đã bị dị ứng trước đó.

3.1. Chỉ định tiêm thuốc cản quang

Phần lớn các trường hợp chụp cắt lớp vi tính bụng cần bơm thuốc cản quang, trừ khi đã biết rõ nguyên nhân gây đau quặn thận là do sỏi niệu quản.Các trường hợp nghi ngờ có khối u.Phần lớn các trường hợp viêm, áp xe cần tiêm thuốc cản quang, trừ viêm phổi đã được chẩn đoán chắc chắn và không cần phân biệt với các bệnh lý khác.Bệnh lý mạch máu như phình mạch, giả phình, dị dạng mạch máu, bóc tách động mạch,…Một số trường hợp đặc biệt: tìm nguồn mạch nuôi của phổi biệt lập, đánh giá vùng tái tưới máu của tổn thương, chẩn đoán mức độ vách hóa của tụ máu dưới màng cứng giai đoạn bán cấp,…

3.2. Chống chỉ định tiêm thuốc cản quang

Chống chỉ định tương đối

Người bị suy thận độ III, IV. Nếu buộc phải tiêm thuốc, bác sĩ cần lên kế hoạch chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân ngay sau khi tiêm thuốc cản quang.Người có cơ địa dị ứng. Trong trường hợp bắt buộc phải chụp CT để chẩn đoán bệnh thì cần cho bệnh nhân dùng steroid 13, 5 và 1 giờ trước khi chụp. Ngoài ra, có thể dùng kháng histamin và chuẩn bị sẵn các phương tiện hồi sức.Phụ nữ có thai.
Phụ nữ mang bầu
Chống chỉ định tương đối chụp CT cho phụ nữ đang mang bầu

Chống chỉ định tuyệt đối

Người bị mất nước nặng.Người bị dị ứng với i ốt.

4. Quy trình chụp cắt lớp vi tính

4.1. Trước khi chụp CT

Bệnh nhân cần được tháo bỏ tất cả các vật bằng kim loại trên cơ thể như: trang sức, kẹp tóc, kính, đồng hồ, áo nịt ngực có gọng kim loại, thiết bị trợ thính và răng giả vì chúng sẽ gây nhiễu ảnh khi chụp.Bệnh nhân có thai hoặc nghi ngờ có thai phải thông báo cho nhân viên y tế biết để đưa ra phương án lựa chọn phù hợp.Bệnh nhân phải thông báo cho y bác sĩ nếu đang mắc một trong các bệnh như tiểu đường, tĩnh mạch, hen suyễn, thận và dị ứng thuốc.Bệnh nhân và người thân cần ký vào bản cam kết tiêm thuốc cản quang nếu cần tiêm thuốc cản quang.Người bệnh cần nhịn ăn trước 4 – 6 giờ tiêm thuốc cản quang. Bệnh nhân có thể uống nước với lượng vừa phải trước khi chụp cắt lớp vi tính 2 giờ.Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi được yêu cầu chụp CT, bác sĩ có thể cho trẻ ngủ để chụp các bộ phận không tiêm thuốc, nếu phải tiêm thuốc cản quang thì cần cho trẻ dùng an thần để tránh trẻ cử động khi tiêm thuốc cản quang. Trẻ cử động có thể làm mờ hình ảnh, khiến kết quả chẩn đoán không chính xác.Tùy vào vị trí cơ thể cần chụp CT, người bệnh có thể được yêu cầu cởi quần, áo và mặc áo do bệnh viện cung cấp.

4.2. Trong khi chụp CT

Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn trong phòng chụp hoặc nằm theo một số tư thế đặc biệt theo yêu cầu của chẩn đoán.Thời gian chụp cắt lớp vi tính thường kéo dài 3 – 5 phút, một số trường hợp kéo dài hơn (lên tới 15 – 45 phút) sẽ được nhân viên y tế giải thích kỹ lưỡng cho bệnh nhân.Khi chụp CT bệnh nhân cần nằm yên. Nếu chụp ngực và bụng, người bệnh nên nín thở theo hướng dẫn của nhân viên y tế.Bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang thường có cảm giác nóng dọc theo vùng mặt, cổ, ngực và có thể lan tới vùng bẹn trong vòng vài giây, người bệnh vẫn cần nằm yên khi chụp để có kết quả tốt nhất.Trong một số trường hợp chụp CT đường tiêu hóa, y bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uống thuốc cản quang hoặc nước để tăng độ tương phản cấu trúc ống tiêu hóa, hỗ trợ chẩn đoán tốt hơn.
Chụp CT

4.3. Sau khi chụp CT

Bệnh nhân không tiêm thuốc cản quang có thể hoạt động bình thường, ăn uống thêm nếu không phải làm thêm các xét nghiệm khác.Bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang sau khi chụp vẫn giữ đường truyền ở tĩnh mạch và được theo dõi trong phòng theo dõi khoảng 30 phút, nếu không có diễn biến bất thường thì nhân viên y tế sẽ tháo kim ra nếu không có chỉ định sử dụng đường truyền tĩnh mạch). Sau tháo kim người bệnh cần đè tay vào vị trí tiêm thuốc trong khoảng 5 – 10 phút để tránh chảy máu. Trong vòng 24 giờ sau tiêm thuốc cản quang, người bệnh cần uống nhiều nước để đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.Nếu có biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, ngứa, đỏ da, khó thở, sốt,… sau khi chụp cắt lớp vi tính thì bệnh nhân nên thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, phát hiện bệnh.

4.4. Thời gian trả kết quả chụp CT

Sau khi chụp CT xong, kết quả sẽ được trả cho bệnh nhân trong vòng 30 – 60 phút.Một số trường hợp sẽ được trả kết quả lâu hơn nếu cần hội chẩn.Bệnh nhân nếu có câu hỏi cần giải đáp thì có thể gặp bác sĩ đọc kết quả để được giải thích rõ hơn.

Xem thêm: Tải Game Bắn – Súng Bắn Chiến Tranh

Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác, giúp phát hiện nhiều bệnh lý trên các cơ quan khác nhau của cơ thể. Khi thực hiện chụp CT, bệnh nhân nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của y bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Chủ đề: Máy chụp cắt lớp CT 128 Tác dụng thuốc cản quang Kỹ thuật chẩn đoán X quang Ảnh hưởng chụp CT có cản quang Thuốc cản quang Chụp cắt lớp vi tính Chụp cộng hưởng từ MRI Quy trình chụp CT

Chuyên mục: Hỏi Đáp