*

Chứng quyền là gì ?

Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

*

Tiêu chí lựa chọn chứng khoán cơ sở của chứng quyền

Các loại chứng quyền

Có hai loại chứng quyền có bảo đảm: chứng quyền mua và chứng quyền bán.

Bạn đang xem: Chứng quyền là gì

Chứng quyền mualà loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

Cách thức hoạt động của chứng quyền

Nhà đầu tư mua chứng quyền có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn. Nhà đầu tư giữ chứng quyền đến đáo hạn sẽ được nhận lãi chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của chứng quyền.

Trong đó:

Giá thanh toán chứng quyền: Trung bình giá 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn của chứng khoán cơ sởGiá thực hiện của chứng quyền: giá xác định trước tại thời điểm mua chứng quyền và không đổi theo thời gian

*

Ví dụ:

Vậy số tiền nhà đầu tư A phải trả để mua 1,000 chứng quyền FPT là: 16,000 * 1,000 = 16 triệu.

Giả sử Giá thanh toán (Giá bình quân 5 phiên trước ngày đáo hạn chứng quyền FPT) tại ngày đáo hạn:

*

Cấu trúc giá của chứng quyền

Theo lý thuyết, giá của một chứng quyền khi chưa đáo hạn bao gồm 2 phần: Giá trị nội tại và giá trị thời gian

Cách xác định lãi/lỗ của chứng quyền

Giá của mã chứng khoán dùng làm tham chiếu ảnh hưởng đến lãi/lỗ của NĐT khi chứng quyền đáo hạn .

Chứng quyền mua có 3 trạng thái: Trạng thái lãi, trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ.

Tại thời điểm đáo hạn nếu chứng quyền:

Trạng thái có lãi: (Giá CKCS tại đáo hạn > Giá thực hiện + phí chứng quyền) NĐT được nhận phần lãi chênh lệch

Trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ: NĐT không được nhận thanh toán chênh lệch

– NĐT Hòa (Giá CKCS tại đáo hạn = Giá thực hiện + phí chứng quyền)

– NĐT Lỗ một phần: (Giá CKCS tại đáo hạn = Giá thực hiện

– NĐT Lỗ toàn bộ: (Giá CKCS tại đáo hạn Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá chứng quyền.Thời gian đáo hạn: thể hiện giá trị thời gian của chứng quyền, thời gian đáo hạn của chứng quyền càng dài thì giá trị của chứng quyền càng cao.Biến động giá chứng khoán cơ sở: là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của chứng quyền cũng cao.

Xem thêm: Imf Là Gì – Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Là Gì

Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của chứng quyền. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền mua và ít hơn đối với chứng quyền bán.

Lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào chứng quyền

Lợi ích:

Tỷ suất sinh lợi cao: chứng quyền có biên độ dao động giá lớn, về lý thuyết giá chứng quyền có thể biến động 100%-200% hoặc hơn trong 1 ngày. Vậy kể từ khi NĐT mua chứng quyền đến ngày chứng quyền về (T+2) hoàn toàn có thể nhân đôi, nhân ba tài khoản. Điều này là không thể với Chứng khoán cơ sở do biên độ dao động 1 ngày chỉ là 7%-15% tùy vào sàn giao dịch HNX, HSX hay UpcomXác định mức lỗ tối đa, lãi không giới hạn: nếu như giá chứng khoán cơ sở không đi theo dự kiến thì nhà đầu tư chỉ chịu lỗ tối đa bằng với phần phí mua chứng quyền. Phần phí này chỉ bằng 7%-15% giá mua CKCS.Giao dịch dễ dàng, tương tự như chứng khoán cơ sở: nhà đầu tư có thể mua bán chứng quyền trên tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần mở tài khoản mới. NĐT không cần mở tài khoản Chứng khoán tại CTCK phát hành chứng quyền vẫn có thể giao dịch được chứng quyền đó trên sàn.Vốn đầu tư thấp so với mua chứng khoán cơ sở: thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn để mua chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể mua chứng quyền với mức vốn bỏ ra chỉ bằng một phần nhỏ (7%-15%).Không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: thanh toán tại ngày đáo hạn bằng tiền mặt do đó nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia mua chứng quyền của những cổ phiếu đã hết room.

Rủi ro:

Mất phí mua chứng quyền: nếu như tại ngày đáo hạn giá thanh toán (bình quân 5 phiên giao dịch cuối cùng trước ngày đáo hạn) nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện chứng quyền đối với chứng quyền mua thì nhà đầu tư sẽ không được nhận thanh toán chênh lệch và mất toàn bộ phần phí mua chứng quyền.Biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở: do chứng quyền có đòn bẩy cao nên giá chứng quyền biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở. Ví dụ, giá cổ phiếu A là 100 nghìn có biên độ giá trong ngày từ 93 – 107, giá chứng quyền của cổ phiếu A là 8 nghìn có biên độ giá trần sàn từ 1 – 15 nghìn.Vòng đời giới hạn: tại thời điểm đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được phần lãi chênh lệch (nếu có) từ Tổ chức phát hành chứng quyền. Sau đáo hạn, chứng quyền sẽ không còn niêm yết trên sàn chứng khoán và không còn giá trị.

Xem thêm: Miễn Nhiệm Là Gì – Các Trường Hợp Miễn Nhiệm Năm 2021

Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán: tổ chức phát hành có nghĩa vụ bắt buộc thanh toán phần chênh lệch lãi cho nhà đầu tư tại thời điểm đáo hạn do đó nhà đầu tư chịu rủi ro không nhận được phần này nếu tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán. Để bảo vệ nhà đầu tư, Ủy ban chứng khoán đưa ra quy định phòng ngừa rủi ro và đặt cọc thanh toán như sau: Tổ chức phát hành phải mua vào chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro giá lên cho chứng quyền mua và phải đặt cọc 50% số tiền thu được từ phát hành chứng quyền.

Chuyên mục: Hỏi Đáp