1. Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Bạn đang xem: Chủ tịch là gì

2. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

Xem thêm: Rxjs Và Reactive Programming, Rxjs Toàn Tập P1 Giới Thiệu Rxjs Là Gì

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

*

Các bài viết mới

– Tên doanh nghiệp được coi là gây nhầm lẫn trong trường hợp nào
– Công khai các lợi ích liên quan là gì?
– Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc là gì?
– Lưu ý khi góp vốn điều lệ công ty cổ phần tránh quá thời hạn
– Sổ đăng ký cổ đông là gì?
– Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát là gì?
– Phát hành trái phiếu là gì?
– Công khai thông tin công ty cổ phần là gì?
– Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị là gì?
– Thay đổi vốn điều lệ là gì?

Các tin cũ hơn

– Tải luật doanh nghiệp 2014
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là gì?
– Nghĩa vụ của thành viên là gì?
– Quy định về tên doanh nghiệp – Tên công ty
– Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên là gì?
– Quyền của chủ​ sở hữu công ty là gì?
– Nghị quyết của Hội đồng thành viên là gì?
– Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc
– Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp là gì?
– Thay đổi vốn điều lệ l​à gì?

Thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ thay đổi ĐKKD

*



Hỗ trợ trực tuyến

Ms Việt

*

*

Tìm Hiểu Thêm Doanh Nghiệp

Tin tức


Trang chủ| Giới thiệu| Thành lập doanh nghiệp| Dịch vụ thay đổi ĐKKD| Tin tức|

Dịch vụ thành lập công ty – Thành lập doanh nghiệpuy tín giá rẻ nhất trên toàn quốc

Trụ sở chính Tại Hà Nội: Số 310 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Chi Nhánh Bắc Ninh: 33 Nguyễn Đăng Đạo – Thành phố Bắc Ninh

Chi Nhánh Hải Phòng: Nguyễn Đức Cảnh – Lê Chân – Tp Hải Phòng

Chi Nhánh Hải Dương:Hoàng Quốc Việt – TP Hải Dương.

Xem thêm: Magnitude Là Gì – Magnitude Trong Tiếng Tiếng Việt

.

CÁC CHI NHÁNH TIẾP NHẬN DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY

Chuyên mục: Hỏi Đáp