Chế độ phong kiến thế giới suy tàn vào thế kỷ thứ XV- XVI. Năm 1506-1609, cuộc cách mạng tư sản Hà Lan thắng lợi lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha, thành lập nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. Cách mạng Hà Lan đã báo hiệu một thời đại mới, thời đại của các cuộc cách mạng tư sản. Năm 1640, cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã mở đầu cho thời kỳ lịch sử cận đại toàn thế giới, tức là mở đầu cho một thời đại mới mà nội dung là thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.

Bạn đang xem: Chủ nghĩa tư bản là gì

*

Cách mạng tư sản Anh mở đầu cho thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển

Mục lục

1 Chủ nghĩa tư bản trỗi dậy5 Đấu tranh giai cấp6 Bộ máy nhà nước tư bản

Chủ nghĩa tư bản trỗi dậy

Một thời đại mới được mở ra, trong đó diễn ra các cuộc đấu tranh giai cấp trên toàn thế giới giữa phong kiến và tư sản xem ai thắng ai. Thời đại giai cấp tư sản lật đổ chính quyền phong kiến giành lấy quyền thống trị chính trị, thiết lập những nhà nước tư sản mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cuối cùng vào những năm 80 của thế kỷ XIX chế độ phong kiến bị lật đổ ở châu Âu, Bắc Mỹ, ở Nhật Bản (châu Á), chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi rộng lớn, trở thành một hệ thống chính trị kinh tế trên thế giới.

Các cường quốc tư bản phương Tây đã tiến hành xâm lược các nước Á, Phi, thiết lập nên hệ thống thuộc địa rộng lớn vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Toàn thế giới bị lôi cuốn vào quỹ đạo kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản.

Tư bản là gì?

Tư bản “tức là chế độ tư hữu tư liệu sản xuất vốn có từ xã hội nô lệ, phong kiến bây giờ được đẩy đến cao độ. Quyền tư hữu tài sản dưới chế độ tư bản chủ nghĩa được pháp luật và hiến pháp tư sản xác nhận là một quyền tối thiêng liêng bất khả xâm phạm.

So sánh chủ nghĩa tư bản với chế độ nô lệ và phong kiến

Tất cả các đạo luật của nhà nước đều không được làm tổn hại đến quyền này. Thế nhưng nét khác biệt của chủ nghĩa tư bản với chế độ nô lệ và phong kiến là ở bản chất kinh tế và hình thức bóc lột.

Chế độ nô lệ dựa trên sự cưỡng bức lao động đối với nô lệ để bóc lột.Chế độ phong kiến dựa trên nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc, địa phương, cục bộ, đóng kín trong các lãnh địa, trong các điền trang thái ấp để bóc lột kiểu siêu kinh tế, bóc lột địa tô.Ngược lại, kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên sự phát triển công thương nghiệp. Các sản phẩm thủ công nghiệp sau này là công nghiệp cơ giới, kể cả sản phẩm nông nghiệp đều trở thành hàng hóa mua bán, luân chuyển trên toàn quốc, trên toàn khu vực, châu lục và thậm chí trên toàn thế giới.

Kinh tế hàng hóa thị trường

Chủ nghĩa tư bản đã nối kết toàn quốc gia, các khu vực, các châu lục và thế giới thành một thị trường thống nhất. Thực ra, chủ nghĩa tư bản không phải là tác giả của nền kinh tế hàng hóa. Bản quyền của nó thuộc về chế độ nô lệ Hy Lạp – La Mã cổ đại và của Nhà nước Cáctagiơ (Bắc Phi), ở những quốc gia này chế độ chính trị là chiếm hữu nô lệ nhưng có nền kinh tế hàng hóa thị trường. Như vậy, kinh tế hàng hóa thị trường là sản phẩm của lịch sử, của xã hội loài người do nhu cầu khách quan của cuộc sống phải trao đổi mua bán. Đến chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa thị trường được đẩy sang một giai đoạn mới cao hơn rộng lớn hơn. Kinh tế hàng hóa thị trường bây giờ mới đúng bản chất thực sự của nó.

*

Tàu phục vụ giao thương của người La Mã, 300 TCN

Cũng không thể đánh đồng kinh tế thương mại trong xã hội nô lệ Hy Lạp – La Mã, Cáctagiơ với chủ nghĩa tư bản cận, hiện đại, không chỉ ở nhiều yếu tố mà căn bản là ở cách thức bóc lột.

Chế độ chiếm hữu nô lệ dù là nông nghiệp ở châu Á hay công, thương nghiệp ở Hy Lạp – La Mã, Cáctagiơ đều dựa trên sự cưỡng bức lao động khổ sai đối với giai cấp nô lệ.Cách thức bóc lột của chế độ phong kiến dù ở châu Âu hay châu Á đều là sự cưỡng bức siêu kinh tế, bóc lột tô tức đối với người nông dân.Còn cách thức bóc lột của chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác, dựa trên kiểu bóc lột giá trị thặng dư, bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân, về cách thức bóc lột này, Các Mác đã vạch ra một cách đầy đủ, khoa học trong tác phẩm vĩ đại của ông: bộ “Tư bản”.

Các giai cấp của xã hội tư bản chủ nghĩa

Xã hội tư bản chủ nghĩa được chia làm hai giai cấp chính là tư sảncông nhân (vô sản). Tư sản là giai cấp thống trị áp bức, bóc lột.

Tư sản bao gồm nhiều tầng lớp: tư sản công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng. Giai cấp này có được địa vị áp bức, bóc lột thống trị nhờ nắm giữ được các tư liệu sản xuất như ruộng đất, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng và các ngành kinh tế quan trọng khác của đất nước.

*

Công nhân là giai cấp bị áp bức, bóc lột. Nguồn gốc của giai cấp công nhân từ thợ thủ công trong các công xưởng thủ công, thị dân, nông dân phá sản, có sức lao động nhưng không có tư liệu sản xuất đành phải vào xí nghiệp hầm mỏ, nhà máy bán sức lao động cho nhà tư bản để nhận lương nuôi sống gia đình.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bên cạnh hai giai cấp chính là giai cấp công nhân và tư sản còn tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp khác như nông dân thị dân, quý tộc phong kiến (nếu như cách mạng tư sản ở nước đó không triệt để), trí thức tư sản.

Hình thức bóc lột của chủ nghĩa tư bản

Không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân còn được gọi là giai cấp vô sản. Họ bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư, có nghĩa là khi người công nhân lao động 10 giờ một ngày, tư bản chỉ trả lại tiền công cho họ 3 giờ, nhà tư bản chiếm đoạt 7 giờ công, trừ chi phí máy móc và nguyên vật liệu mất 3 giờ, nhà tư bản lãi được 4 giờ quy bằng tiền, 4 giờ tiền lãi đó chính là giá trị thặng dư mà tư bản bòn rút được ở sức lao động của người công nhân.

Trên thực tế công nhân châu Âu thời kỳ cận đại phải lao động từ 16 đến 18 giờ trong ngày với đồng lương rẻ mạt. Ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh, chủ nghĩa tư bản kết hợp kiểu bóc lột tư bản với kiểu bóc lột phong kiến và kiểu bóc lột nô lệ đối với công nhân để thu được nhiều lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu nhất chi phối mọi hoạt động kinh tế của chủ nghĩa tư bản.

Đấu tranh giai cấp

Chủ nghĩa tư bản không từ một thủ đoạn áp bức, bóc lột nào kể cả chiến tranh và bạo lực vì mục đích lợi nhuận. Vì thế, trong xã hội tư bản mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với giai cấp công nhân dẫn tới xung đột đấu tranh giai cấp.

Giai cấp công nhân đấu tranh chống chính phủ tư sản, chống chủ nghĩa tư bản là một trong những nội dung chính của xã hội tư bản. Nếu như giai cấp nô lệ hay nông nô vùng dậy chỉ với một hình thức đấu tranh bạo động khởi nghĩa vũ trang thì giai cấp vô sản cận, hiện đại có thêm một hình thức đấu tranh mới mà chỉ có ở giai cấp này mới có là bãi công, tổng bãi công và đỉnh cao nhất là chuyển từ tổng bãi công thành khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền tư sản.

Đấu tranh của giai cấp công nhân chia thành hai thời kỳ, thời kỳ tự phát và tự giác.

Thời kỳ tự phát

Thời kỳ tự phát, công nhân đấu tranh mới dừng ở mức đòi quyền lợi kinh tế, đập phá máy móc, chưa hiểu được sứ mệnh lịch sử của mình là phải đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới để lật đổ chủ nghĩa tư bản. Xây dựng một xã hội mới không có người áp bức, bóc lột người – Xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Thời kỳ tự giác

Giai đoạn thứ hai là thời kỳ đấu tranh tự giác. Trong giai đoạn này, ngoài đấu tranh kinh tế giai cấp công nhân tiến lên đấu tranh chinh trị, đoàn kết đấu tranh với công nhân trong toàn quốc, với công nhân trên toàn thế giới và hiểu được sứ mệnh lịch sử của mình.

Thời kỳ tự giác của công nhân thế giới bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XIX khi mà Các Mác và Ph.Ăngghen công bố bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nêu lên cương lĩnh đấu tranh của giai cấp công nhân. Khi mà giai cấp công nhân thừa nhận chủ nghĩa Mác là tư tưởng chính trị, là thế giới quan và phương pháp luận của mình. Khi công nhân các nước thành lập những tổ chức nghề nghiệp của mình. Khi các đảng xã hội, đảng cộng sản ra đời với sự dìu dắt của hai lãnh tụ, hai người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân: C.Mác và Ph.Ảngghen.

Như đã nói, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bên cạnh hai giai cấp chính là giai cấp công nhân và tư sản còn tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp khác như nông dân thị dân, quý tộc phong kiến (nếu như cách mạng tư sản ở nước đó không triệt để), trí thức tư sản. Nông dân, thị dân cũng là đối tượng bóc lột của nhà nước tư sản nên họ là đồng minh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.

Xem thêm: Permanent Là Gì – Nghĩa Của Từ Permanent

Bộ máy nhà nước tư bản

Sau khi làm cách mạng lật đổ phong kiến lên nắm chính quyền, giai cấp tư sản thiết lập nhà nước tư sản để xây dựng một xã hội khác xã hội phong kiến. Cách mạng tư bản Anh (1640-1687) đã thành lập thiết chế quân chủ nghị viện. Trong thời kỳ cận đại, đây là mô hình của phần lớn nhà nước tư sản châu Âu.

Tư sản còn thiết lập thiết chế cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa lưỡng thể (vừa mang tính chất cộng hòa đại nghị vừa mang tính chất cộng hòa tổng thống, thậm chí có cả thiết chế quân chủ (nền quân chủ tư sản).

Chọ đến nay, thiết chế cộng hòa chiếm đa số các nước so với quân chủ và quân chủ nghị viện. Giai cấp tư sản đã xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn nhiều so với nhà nước nô lệ và phong kiến.

Các loại thiết chế

Ở các thiết chế cộng hòaquân chủ nghị viện đã thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập ba cơ quan nắm ba quyền lực: quốc hội nắm quyền lập pháp, chính phủ nắm quyền hành pháp, tòa án và viện công tố nắm quyền tư pháp và giám sát việc thi hành pháp luật.

Ở cơ quan chính phủ chia thành các bộ để điều hành công việc chuyên ngành. Giám sát công việc và chi tiêu tài chính của các bộ ngoài những cơ quan pháp luật còn có các ủy ban của quốc hội và cá ủy ban của bộ đó.

Ở thiết chế quân chủ nghị viện, vua là người đứng đầu nhà nước nhưng ít quyền lực, chỉ là người đại diện cho tinh thần dân tộc, hợp pháp hóa những hoạt động của nhà nước. Tuy nhiên, vua và cả hoàng gia có nhiều quyền lợi, ngôi vua là thế tập cha truyền con nối. Quyền lực thực sự nằm trong tay chính phủ do thủ tướng đứng đầu.

Ở thiết chế cộng hòa đại nghị, tổng thống do nhân dân bầu cử (có thể do quốc hội bầu cử), có nhiệm kỳ nhất định, đứng đầu nhà nước nhưng ít quyền lực. Quyền lực thực sự của thiết chế này nằm trong tay chính phủ do thủ tướng đứng đầu.

Ở các nước cộng hòa lưỡng thể, tổng thống là nguyên thủ quốc gia nhưng ông cùng thủ tướng lãnh đạo chính phủ. Tổng thống chủ tọa hội đồng chính phủ vạch ra chính sách, thủ tướng có nhiệm vụ lãnh đạo chính phủ thực hiện.

Ở thiết chế cộng hòa tổng thống, tổng thống đứng đầu nhà nước cũng là người đứng đầu chính phủ có toàn quyền hành pháp. Tổng thống ở thiết chế này còn tác động đến quá trình lập pháp nên quyền lực rất to lớn.

Ở thiết chế quân chủ (tư sản), vua nắm tất cả ba quyền lực cơ bản của nhà nước. Vua đứng đầu nhà nước, đứng đầu quốc hội và chính phủ.

Có các hình thức nhà nước khác nhau như vậy là do hoàn cảnh cụ thể của từng nước, do tương quan lực lượng trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản, phong kiến và quần chúng nhân dân. Thiết chế quân chủ hoặc quân chủ nghị viện là kết quả của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Giai cấp tư sản do lo sợ sức mạnh của quần chúng nhân dân sau khi nắm được chính quyền đã phản bội lại nhân dân để bắt tay liên minh với phong kiến kẻ thù của cách mạng tư sản. Ngược lại, thiết chế cộng hòa là kết quả của một cuộc cách mạng tư sản triệt để loại trừ quý tộc phong kiến khỏi bộ máy nhà nước, thủ tiêu tận gốc quyền sở hữu phong kiến về ruộng đất, tức là thủ tiêu quý tộc phong kiến với tư cách là một giai cấp.

Cùng với việc hoàn thiện thiết lập bộ máy nhà nước, giai cấp tư sản ra sức đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực lập pháp. Cũng như xây dựng nhà nước, hoạt động lập pháp của chế độ tư bản phát triển và mở rộng vượt xa số lượng, chất lượng, kỹ thuật lập pháp dưới thời phong kiến.

Hiến pháp ra đời, luật pháp phát triển

Hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước ra đời làm nền tảng cho toàn bộ các văn bản pháp luật sau này. Pháp luật tư sản đã chia thành các ngành luật ứng với các mối quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh như luật hình sự, dân sự, luật hôn nhân gia đình, luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự…

Pháp luật tư sản tiến bộ hơn pháp luật phong kiến không chỉ ở kỹ thuật lập pháp, ở phát triển các ngành luật mà còn ở nội dung pháp luật quy định:

Sự bình đẳng của công dân trước pháp luật.Thừa nhận quyền của phụ nữ về chính trị và kinh tế,Ghi nhận quyền tự do của con người và quyền của công dânTrong đó nhấn mạnh quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của quyền tư hữu tài sản.

Dù là tiến bộ hơn chế độ nô lệ và phong kiến, nhà nước và pháp luật tư sản vẫn mang đậm bản chất giai cấp, là công cụ phục vụ đắc lực bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, sẵn sàng đàn áp những giai cấp khác để bảo vệ trật tự tư sản.

Tuy nhiên, nhà nước và pháp luật tư sản còn mang tính chất xã hội. Trong khi phục vụ cho tư sản, nó buộc phải phục vụ cho toàn xã hội, thực hiện chức năng quản lý xã hội, đưa xã hội vào khuôn khổ pháp luật tuân theo ý chí của giai cấp thống trị.

Hai cường quốc có trình độ phát triển ở châu Âu mà pháp luật ảnh hưởng đến pháp luật của hầu khắp thế giới tư bản là Anh và Pháp. Một loạt các nước chịu ảnh hưởng pháp luật của nước Pháp, tức là chịu ảnh hưởng pháp luật La Mã cổ đại, một loạt các nước chịu ảnh hưởng pháp luật của nước Anh vốn là những tiền lệ pháp luật Ăngglôxắcxông. Đến mức các nhà luật học tư sản chia luật pháp tư sản thành hai hệ thống: hệ thống pháp luật nước Pháp và hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.

Cách mạng kinh tế, công nghiệp

Không chỉ thực hiện cuộc cách mạng chính trị đoạt chính quyền lên nắm quyền thống trị, giai cấp tư sản do nhu cầu đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động đã tiến hành cuộc cách mạng kinh tế, cách mạng công nghiệp. Đưa lao động thủ công sang lao động máy móc cơ mà trọng tâm là việc phát minh ra máy hơi nước của Jêm Oắt.

*

Các công trình máy của Richard Hartmann ở Chemnitz – một trong những doanh nhân thành công nhất thời bấy giờ

Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh vào cuối thế kỷ thứ XVIII và đến cuối thế kỷ thứ XIX đã lan khắp các cường quốc châu Âu, Bắc Mỹ. Công nghiệp hóa đã đưa loài người từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp, tạo nên một lực lượng sản xuất máy móc sắt thép vô cùng to lớn. Tạo nên năng suất lao động cao gấp hàng trăm lần so với thời nô lệ, phong kiến. Làm ra nguồn của cải gấp hàng nghìn năm trước cộng lại.

Cách mạng công nghiệp đã tạo nên những ngành nghề mới, phương tiện giao thông vận tải mới, đường sắt, ôtô, tàu thủy với tốc độ nhanh chóng. Thành thị, xí nghiệp, nhà máy bành trướng, nông thôn thu hẹp, nông nghiệp được cơ hóa, năng suất nâng cao chưa từng thấy.

Cách mạng công nghiệp biến đổi sâu sắc xã hội, cư dân đô thị tăng Ịên, giai cấp công nhân đại công nghiệp ra đời, giai cấp mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin gửi gắm hy vọng là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Với cách mạng công nghiệp, tầng lớp tư sản công nghiệp trở nên hùng mạnh gạt bỏ tư sản thương nghiệp và lên nắm quyền thống trị. Phương tiện vận tải đường biển và lực lượng hải quân hùng mạnh với tàu chiến đại bác và nhiều hóa khí, súng ống, đạn dược kiểu mới đã giúp cho các cường quốc có khả năng mở rộng và xâm lược được nhiều thuộc địa.

Mở rộng và xâm lược thuộc địa

Cùng với vũ khí, tàu bè thay đổi đầy sức mạnh, các cường quốc tư bản Âu-Mỹ đã tiến hành những cuộc chiến tranh đẫm máu ở châu Á, châu Phi liên tục suốt hàng thế kỷ. Cuối cùng, châu Á phong kiến lạc hậu, châu Phi còn chưa kịp thống nhất đã trở thành hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Phương Tây vào cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX.

Xem thêm: Idea Là Gì

Trên con đường tranh giành thuộc địa, các cường quốc tư bản mâu thuẫn với nhau gay gắt dẫn đến những cuộc xung đột chiến tranh giữa các cường quốc. Cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ thứ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển lên chủ nghĩa đế quốc thuộc địa càng có tầm quan trọng sống còn và cuộc đấu tranh tranh giành thuộc địa càng gay gắt. Các nước tư bản chủ nghĩa chia thành hai khối: khối Đồng minh bao gồm Đức, Áo, Hung; khối Hiệp ước bao gồm Anh, Nga, Pháp. Khối Đức, Áo, Hung quyết tâm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp vũ lực và đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) thảm khốc trong lịch sử.

Chuyên mục: Hỏi Đáp