Nhắc đến chủ nghĩa phát xít, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một chế độ tàn bạo, độc tài gây nên những tội ác gây ám ảnh nhân loại. Thế nhưng liệu bạn có hiểu rõ về bản chất chế độ này? Hãy theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời cho chính mình.
Bạn đang xem: Chủ nghĩa phát xít là gì
Chế độ phát xít là gì?
Đôi nét về chủ nghĩa phát xít
Chủ nghĩa phát xít là gì?
Chủ nghĩa phát xít là lực lượng đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới.
Đã có nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề bản chất tự nhiên của chế độ này. Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản, chế độ phát xít mang tính chất quân phiệt, độc tài và toàn trị.
Chữ Vạn trên lá cờ phát xít có phải là biểu tượng?
Nhiều người cho rằng Hitler lấy chữ “Vạn” trong Phật gíao làm biểu tượng cho lá cờ của Đức Quốc Xã. Tuy nhiên 2 biểu tượng này không có mối liên hệ nào với nhau, mặc dù chúng rất giống nhau về mặt hình thức.
Chữ “Vạn” trong lá cờ phát xít Đức có nguồn gốc từ chữ Vạn (Swastika) của người Aryan. Với tư tưởng cho rằng dân tộc Aryan là thượng đẳng, là cao quý, Hitler cùng chính đảng của mình rất tôn sùng nguồn gốc này, thậm chí đến mức cực đoan. Các dân tộc Do Thái, Gypsy, Slavơ,…bị cho là hạ đẳng và các cuộc thảm sát đẫm máu đã diễn ra.
Biểu tượng chữ Vạn trên lá cờ phát xít
Chế độ phát xít đã từng tồn tại ở những quốc gia nào trong lịch sử?
Trong lịch sử, Thế chiến thứ 2 là cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Trong đó, phe Trục gồm 3 nước phát xít là Đức, Ý, Nhật Bản là một trong các nguyên nhân gây nên những sự kiện đẫm máu nhất. Mục tiêu phe này là đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
– Đức Quốc Xã: Nước Đức theo chế độ phát xít trong những năm 1933 – 1945 dưới sự thống trị của Adolf Hitler. Bên cạnh sự tàn bạo, chuyên chế, nét đặc trưng nổi bật khác của Đức Quốc Xã đó là sự phân biệt chủng tộc. Tất cả những dân tộc khác ngoài dòng máu Aryan cao quý mà Hitler cho là hạ đẳng đều bị khủng bố và tàn sát dã man.
– Phát xít Ý: Chế độ phát xít tại Ý được cho là hình mẫu cho các chế độ phát xít tại các quốc gia khác. Chế độ này thuộc quyền thống trị của Benito Mussolini từ năm 1922 đến năm 1943. Tuy không tàn bạo bằng phát xít Đức, song chính sách độc tài của phát xít Ý cũng đã gây ra nhiều cuộc đàn áp đẫm máu gây ám ảnh nhân loại.
Benito Mussolini – “trùm” phát xít Ý
– Đế quốc Nhật Bản: Nổi lên như một cường quốc sau quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa, phát xít dần nắm quyền ở Nhật, đỉnh điểm là Nhật Bản gia nhập phe Trục và trở thành đồng minh của Đức và Ý trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Xem thêm: Semantics Là Gì – Nghĩa Của Từ Semantic
Bối cảnh ra đời
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã gây nên sự sa sút nghiêm trọng của nền kinh tế, xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Đó chính là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các xu hướng chính trị bạo lực – cực hữu ở các nước tư bản phương Tây, mà hình thức điển hình nhất là chủ nghĩa phát xít.
Một trong những lối thoát mà chính phủ các nước phương Tây đặt hy vọng vào là tăng cường chạy đua vũ trang, quân phiệt hoá nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị – xã hội. Từ đó, chế độ phát xít dần trở thành lực lượng nắm quyền chủ yếu tại các quốc gia tại đây.
Chế độ phát xít ở Đức
Quá trình hình thành
Thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Đức phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong đó có khoản chi phí bồi thường thiệt hại khổng lồ sau chiến tranh. Điều này gây ra sức ép không nhỏ lên nền kinh tế – xã hội tại Đức. Trong bối cảnh rối ren đó, Hitler cùng Đảng Quốc Xã đã đưa ra những lời hứa hẹn về tương lai một đất nước hùng mạnh, vực dậy sau những tổn thất. Đảng Quốc Xã dần chiếm được lòng tin của người dân và trở thành lực lượng thống trị bộ máy chính trị. Từ đây đã mở ra một thời kì đen tối của nước Đức chìm trong những chính sách tàn bạo và đẫm máu.
Những tội ác gây ám ảnh nhân loại
Adolf Hitler là kẻ cầm đầu chế độ phát xít tại Đức
Với bản chất hiếu chiến, phát xít Đức là nguyên nhân của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 khi đem quân xâm lược Ba Lan năm 1939. Cuộc xâm lược này đã khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức theo hiệp ước 2 nước này đã ký kết với Ba Lan. Đây chính là sự kiện mở đầu cho cuộc chiến tranh đẫm máu với cái chết của hơn 70 triệu người trong lịch sử.
Và một trong những tội ác được cho là kinh khủng nhất mọi thời đại là tội ác diệt chủng. Với tư tưởng “Dòng máu thuần chủng Đức là thượng đẳng, các dân tộc Do Thái, Gypsy, Slavơ là hạ đẳng, cần giết hết để lấy không gian cho chúng sinh tồn”, phát xít Đức đã tiến hành nhiều cuộc tàn sát trên diện rộng, gây nên một không gian giết chóc bao trùm thời điểm ấy. Trong số đó, gây ám ảnh nhất là cuộc thảm sát Holocaust.
Tại 35 quốc gia châu Âu có người Do Thái sinh sống, họ đã bị bắt đưa đến các trại lao động và các trại hành quyết. Quá trình hành quyết này chỉ có thể miêu tả bằng 2 từ ghê rợn: dùng xe lửa chở tù nhân đến trại, lột hết quần áo, đưa vào phòng kín rồi bơm khí CO vào, sau khi chết thì đem xác đi đốt hoặc chôn. Và hàng ngày, những chiếc xe chở những nạn nhân xấu số ấy liên tục ra vào, ước tính có khoảng 100 toa xe lửa mỗi ngày với 25 nghìn xác chết.
Sự sụp đổ
Giai đoạn cuối năm 1942 – đầu năm 1943, Chiến tranh Thế giới thứ 2 dần đi đến hồi kết với sự thắng lợi liên tiếp của Hồng quân Liên Xô. Phát xít Đức liên tiếp gặp phải thất bại trong các cuộc chiến với quân Đồng Minh và bộ máy chiến tranh của chúng gần như tê liệt vào cuối năm 1944.
Xem thêm: Brt Là Gì – Xe Buýt Nhanh Hà Nội
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tại Berlin đã chấm dứt sự thống trị của chế độ phát xít ở Đức
Sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1945, Hồng quân Liên Xô chỉ còn cách Berlin 100m. Trong bunker ngầm, Hitler đã rất cương quyết: “Không có vấn đề đầu hàng hay rơi vào tay kẻ thù dù sống hoặc chết”. Lúc 14 giờ, sau bữa ăn cuối cùng với bà vợ mới cưới Eva Braun, Hitler đã cùng vợ tự sát. Thi thể của cả hai sau đó đã được vội vã mang đi thiêu và chôn trong một hố pháo gần đó. Từ đây kết thúc thời kì thống trị của chế độ phát xít trên toàn nước Đức
Chủ nghĩa phát xít gây nên những tội ác man rợ là mối nguy hại của nền hòa bình thế giới. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất cũng như những gì mà chế độ này đã gây ra trong lịch sử. Theo dõi Đại Sứ Quán Việt Nam tại Anh để cập nhật thông tin du học các nước.
Chuyên mục: Hỏi Đáp