OCTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”>CHU KÌ TẾ BÀO – www.thienmaonline.vn

*

Trang chủwww.thienmaonline.vn

Ebook online

CHU KÌ TẾ BÀO

Nguyễn Phước Long

Tổng quan và giới thiệu

Năm 1858, nhà bệnh học Rudolph Virchow đã đề ra học thuyết tế bào với nội dung “Tế bào được tạo ra từ tế bào trước đó cũng như động vật được sinh từ động vật và thực vật được sinh ra từ thực vật”. Học thuyết này được phát biểu dựa trên các nghiên cứu trên động vật đơn bào, đa bào và cả con người. Theo các nghiên cứu này, hầu hết các tế bào nhân thực đều trải qua nhiều chu kì sinh trưởng và phân chia (chu kì tế bào). Chu trình này có các cơ chế điều hòa rất chặt chẽ, sai sót xảy ra ở các cơ chế này có thể tạo sự phát triển bất thường của tế bào và gây ung thư

*

Hình 24.1: Chu kì tế bào gồm 4 pha

Các pha của một chu kì tế bào điển hình

Hai hoạt động chủ yếu của chu kì tế bào là: (1) sự tổng hợp DNA để nhân đôi nhiễm sắc thể trong pha S và (2) sự phân chia tế bào trong pha M. Pha G1 (xảy ra trước pha S và sau pha M) có nhiệm vụ chuẩn bị các vật liệu cho quá trình nhân đôi DNA còn pha G2 (xảy ra sau pha S) tổng hợp vật liệu cho quá trình phân chia tế bào. Pha M là pha diễn ra 2 quá trình quan trọng: (1) Nguyên phân (mitosis): bắt cặp và phân chia nhiễm sắc thể đã được nhân đôi và (2) Phân bào (cytokinesis): phân chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Nhưng không phải tế bào nào cũng trải qua chu trình như vậy mà vài tế bào dừng lại pha G0, tồn tại ở trạng thái nghỉ hay im lặng(trạng thái không phân chia) và đi vào quá trình biệt hóa. Các tế bào này cũng có thể tiếp tục phân chia khi nhận được các tín hiệu ngoại bào kích hoạt quá trình phát triển.

Bạn đang xem: Chu kì tế bào là gì

Các hoạt động diễn ra trong 1 chu kì tế bào

Pha ­G1: Tổng hợp các nguyên liệu cần thiết và điều khiển môi trường ngoại bào, nội bào để chuẩn bị cho quá trình tổng hợp DNA để nhân đôi nhiễm sắc thể. Ở cuối pha này có một điểm kiểm tra (check-point) nếu tế bào đã đủ điều kiện để tổng hợp DNA thì sẽ vượt qua điểm này qua chuyển qua pha S

Pha S: Nhân đôi nhiễm sắc thể. Đây là pha kéo dài nhất trong chu kì tế bào (nếu chu kì tế bào dài 24giờ thì pha S kéo dài từ 10-12 giờ)

Pha G2: Chuẩn bị vật liệu cho (1)phân chia nhiễm sắc thể đã được nhân đôi (nguyên phân) và (2) phân chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con (phân bào); điều khiển môi trường ngoại bào, nội bào thích hợp quá trình phân bào. Pha G2 cũng có điểm kiểm tra để kiểm tra xem tế bào đã có đủ điều kiện tiếp tục vào pha S hay không.

Pha M: phân chia nhiễm sắc thể và tế bào. Gồm 5 kì: kì đầu, kì đầu muộn, kì giữa, kì sau, kì cuối. Quá trình phân bào chỉ thực sự bắt đầu diễn ra ở kì sau. Nếu chu kì tế bào dài 24 giờ thì pha M diễn ra trong vòng 1-2 giờ)

*

Hình 24.2: Tiến trình phân chia của tế bào.

(1)Kì đầu (prophase): nhiễm sắc thể trong nhân cuộn xoắn và các sợi thoi vô sắc bắt đầu được hình thành từ trung thể ở ngoài nhân.

(2)Kì đầu muộn (prometaphase): màng nhân vỡ ra, nhiễm sắc thể bám vào thoi vô sắc.

Xem thêm: Barber Là Gì – Barber Là Ai Barbershop Là Gì

(3)Kì giữa (metaphase): các nhiễm sắc thể xếp thành hàng trước mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Mỗi nhiễm sắc thể trong nhiễm sắc thể đã được nhân đôi (các nhiễm sắc thể kép) hướng về một cực của tế bào

(4)Kì sau (anaphase): các nhiễm sắc tử chị em trong các nhiễm sắc thể kép phân li về 2 cực của tế bào.

(5)Kì cuối (telophase): các nhiễm sắc tử chị em di chuyển đến cực của thoi vô sắc và bắt đầu tháo xoắn. Hai màng nhân mới được hình thành bao quanh 2 bộ nhiễm sắc thể mới để tạo thành 2 nhân con. Tại đây, quá trình nguyên phân kết thúc và bắt đầu quá trình phân bào

Điểm kiểm tra (checkpoints) và quá trình điều hòa chu kì tế bào

Tùy vào mỗi loại tế bào và tùy vào điều kiện môi trường mà các tế bào có các cơ chế điều hòa quá trình phân bào khác nhâu để đảm bảo quá trình này diễn ra một cách bình thường (cụ thể là đảm bào các pha, các kì được diễn ra đúng thứ tự; các quá trình không kéo dài quá mức bình thường; mỗi quá trình chỉ diễn ra 1 lần trong 1 chu kì).

*

Hình 24.3: Các check point của chu kì tế bào

Các cơ chế điều hòa chu kì tế bào thường được nghiên cứu dựa trên các đột biến trên các gene bất hoạt có vai trò mã hóa các thành phần thiết yếu trong chu kì tế bào ở nấm men. Nhờ vào các nghiên cứu này mà các gene điều khiển chu kì tế bào (cell division cycle genes hay cdc genes) được xác định. Các gene có vai trò tương tự ở tế bào động vật có vú cũng được gọi là cdc gene. Rất nhiều các quá trình điều quá chu kì tế bào đều có sự hiện diện của checkpoint trong đó 2 checkpoint quan trọng nhất là 2 checkpoint ở (1) cuối pha G1 đầu pha S và (2) cuối pha G2 đầu pha M.

Xem thêm: Delirium Là Gì – Nghĩa Của Từ Delirium

*

Hình 24.4: Phân loại các phân tử Cdk.

Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bào các quá trình diễn ra vào đúng thời điểm chính xác là họ các protein kinase có tên là kinase phụ thuộc cyclin(cyclin-dependent kinase, CDK). Mỗi CDK điều hòa tại một điểm khác nhau trong chu kì tế bào. CDK thay đổi dẫn đến quá trình phosphoryl hóa protein nội bào thay đổi, qua đó thay đổi hoạt động của các protein này và cuối cùng làm thay đổi chu kì tế bào. Hoạt động của CDK được điểu khiển bởi mộtloạt các protein, trong đó quan trọng nhất là cyclin. Nếu cyclin không bám vào CDK, CDK sẽ không có hoạt tính của một kinase. Vì vậy chu kì tế bào không chỉ phụ thuộc vào CDK mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của các cyclin mà CDK phụ thuộc.

Chuyên mục: Hỏi Đáp