ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC cho biết: Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả gây ra, dễ bùng phát thành dịch Bệnh tả có thể gây tiêu chảy nặng và mất nước. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong trong vài giờ, ngay cả những người khỏe mạnh và không có tiền sử bệnh lý.

Bạn đang xem: Cholera là gì

Bệnh tả là gì? Tổng quan về bệnh tả ở người

Theo Bệnh tả hay thổ tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong. Đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh sau ​​12 giờ đến 5 ngày kể từ khi sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn

Ước tính mỗi năm có 1,3 triệu đến 4,0 triệu trường hợp mắc bệnh tả trong đó khoảng 21.000 đến 143.000 trường hợp tử vong do dịch tả trên toàn thế giới

Vùng châu thổ sông Hằng ở Ấn Độ được xem là nơi khởi phát và ghi nhận những trường hợp đầu tiên mắc bệnh tả. Trong thế kỷ 19, dịch tả lây lan với tốc độ khủng khiếp trên khắp thế giới, là 1 trong 7 đại dịch được ghi nhận đã giết chết hàng triệu người trên khắp các châu lục.

*

Nguy cơ dịch bệnh tả bùng phát cao nhất là khi người dân phải sống trong cảnh nghèo đói, chiến tranh hoặc thiên tai với điều kiện đông đúc và không đảm bảo vệ sinh. Hiện nay, bệnh tả vẫn được ghi nhận là bệnh có tỷ lệ mắc cao ở nhiều nước trên thế giới.

Bệnh tả lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1850 với 2 triệu trường hợp bệnh được ghi nhận. Từ năm 1910-1938, số bệnh nhân mắc tả hàng năm dao động từ 5.000 – 30.000 người. Bệnh tả El Tor lần đầu tiên xuất hiện ở miền Nam năm 1964 với 20.009 người mắc bệnh trong đó 821 người đã tử vong. Ngày nay, ở Việt Nam, bệnh tả xảy ra dưới dạng dịch l­ưu hành. Hàng năm có hàng trăm bệnh nhân bị bệnh tả được ghi nhận.

Bệnh tả vẫn được xem là một mối hiểm họa, nhất là với những người dân vùng cao, vùng bị ô nhiễm, đặc biệt là dân cư sống ở vùng thường xuyên có bão lũ tấn công. Trong và sau mưa, lũ, lụt, vô số vi sinh vật (cả loại gây bệnh và không gây bệnh) từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật.

Thực tế đã chứng minh rằng ở các vùng, miền sau thiên tai, các bệnh về đường ruột, đặc biệt là bệnh tả thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ tạo thành dịch nguy hiểm.

Nguyên nhân nào gây bệnh tả?

Tác nhân gây bệnh là Vi khuẩn Vibrio cholerae. Tuy nhiên, những tác động chết người của căn bệnh này là kết quả của một loại độc tố mạnh có tên CTX mà vi khuẩn tạo ra trong ruột non. CTX liên kết với thành ruột, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua. Điều này khiến cơ thể tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và mất nhanh chất lỏng cùng các chất điện giải.

*

Đường lây truyền

Bệnh tả lây theo đường tiêu hoá, chủ yếu qua ăn, uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hoá của người lành từ nước uống hoặc thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt ở một số thực phẩm như hải sản, rong biển… Khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 – 14 ngày.

Các nguồn lây nhiễm bệnh tả phổ biến bao gồm:

Người mang bệnh tả trong thời gian phát bệnh;Người lành mang phẩy khuẩn tả;Rau trồng với nước chứa chất thải của con người;Cá và hải sản sống hoặc nấu chưa chín đánh bắt trong vùng nước bị ô nhiễm hoặc nước thải.

Khi một người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, vi khuẩn sẽ giải phóng độc tố trong ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng. Không có khả năng bạn sẽ mắc bệnh tả chỉ từ việc tiếp xúc thông thường với người bị nhiễm bệnh.

Thời gian ủ bệnh tả bao lâu?

Bệnh ta có thời gian ủ bệnh từ vài giờ tới 5 ngày, thường từ 2 tới 3 ngày. Bệnh lây mạnh nhất ở thời kỳ toàn phát của bệnh. Thời gian thải phẩy khuẩn tả thường kéo dài khoảng 1 tuần sau khi hết tiêu chảy cấp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 75% người nhiễm phẩy khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7- 14 ngày. Số lượng phẩy khuẩn tả trong phân người lành mang khuẩn thấp hơn nhiều so với ở người mắc bệnh. Sau vụ dịch tả có một tỷ lệ nhỏ khoảng 3% đến 5% bệnh nhân các thể có khả năng mang vi khuẩn kéo dài một vài tháng, đôi khi kéo dài hàng năm nếu không được điều trị đúng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tả

Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có đời sống kinh tế xã hội và dân trí thấp, phong tục tập quán sinh hoạt lạc hậu, thời tiết nóng ẩm, thiếu nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là thức ăn đường phố, tình trạng mất vệ sinh ở những vùng sau lũ lụt, thảm hoạ, trại tị nạn…

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:

Điều kiện vệ sinh kém;Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn phá bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai;Ăn thức ăn chưa được nấu chín và các loài hải sản có vỏ;Giảm hoặc không có axit dạ dày;Người nhóm máu O: các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu của họ. Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất trong khi người có nhóm máu AB có khả năng kháng cự nhiều nhất, gần như là miễn nhiễm.

Triệu chứng nào cho biết bạn có thể bị nhiễm bệnh tả?

Các triệu chứng nhiễm bệnh tả có thể bao gồm:

Tiêu chảy: Tiêu chảy xuất hiện đột ngột và có thể nhanh chóng gây mất nước rất nguy hiểm. Tiêu chảy do tả thường chất thải nhạt màu hoặc có màu trắng như “nước gạo” và mùi tanh.Buồn nôn và ói mửa: Xảy ra đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh tả, nôn mửa có thể kéo dài hàng giờ liền.Mất nước: Mất nước có thể phát triển trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh tả. Tùy thuộc vào số lượng chất lỏng cơ thể đã bị mất, mất nước có thể từ nhẹ đến nặng. Mất từ ​​10% tổng trọng lượng cơ thể trở lên cho thấy mất nước nghiêm trọng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của mất nước dịch tả bao gồm khó chịu, lờ đờ, mắt trũng, khô miệng, khát nước, da khô và co rút, tiểu ít hoặc không có nước tiểu, huyết áp thấp và nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim).

Mất nước có thể dẫn đến sự thiếu hụt nhanh các khoáng chất trong máu (chất điện giải) duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Điều này được gọi là mất cân bằng điện giải.

Xem thêm: Suất Điện Động Là Gì – Lý Thuyết Suất Điện Động Cảm Ứng

Mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng như:

Chuột rút cơ bắp: Là kết quả này của việc mất muối nhanh chóng như natri, clorua và kali.Sốc: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của mất nước. Điều này xảy ra khi lượng máu thấp gây giảm huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể. Nếu không được điều trị, sốc có thể gây tử vong trong vài phút.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tả ở trẻ

Nhìn chung, trẻ em mắc bệnh tả có những dấu hiệu và triệu chứng giống người lớn, nhưng đặc biệt dễ bị hạ đường huyết do mất nước, có thể gây ra:

Thay đổi ý thức,Động kinh,Hôn mê.

Các giai đoạn phát triển của bệnh tả

Các giai đoạn phát triển của bệnh tả gồm 3 thời kỳ: khởi phát, toàn phát và hồi phục

Thời kỳ khởi phát: Biểu hiện bằng sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.

Thời kỳ toàn phát:

Tiêu chảy liên tục nhiều lần với khối lượng lớn (có thể tới 300-500ml/lần, mất hàng chục lít dịch/ngày). Phân tả điển hình trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.Có thể nôn hoặc không, nôn thường xuất hiện sau tiêu chảy, nôn dễ dàng lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước. Nôn thường gặp nhiều hơn ở trẻ emThường không sốt hoặc sốt nhẹ, không đau bụng hoặc chỉ đau lâm râm.Tình trạng mất nước, điện giải rất nhanh gây mệt lả, chuột rút… dễ vào choáng hoặc truỵ tim mạch.

Thời kỳ hồi phục: Bệnh diễn biến từ 1-3 ngày nếu bù đủ nước

Các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm

Để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh cần thu thập các loại bệnh phẩm là phân, chất nôn, thực phẩm, nước…

Các phương pháp xét nghiệm bao gồm:

Soi tươi: Tiến hành soi tươi phân và chất nôn, trực tiếp phát hiện phẩy khuẩn tả di động.Phân lập vi khuẩn: Nuôi cấy phân lập vi khuẩn, theo thường quy của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Những ca nghi ngờ hoặc dương tính cần được gửi lên tuyến xét nghiệm cao hơn để xác định và định týp huyết thanh. Các chủng phân lập cần được làm kháng sinh đồ để phục vụ cho việc điều trị.Kỹ thuật di truyền phân tử: Sử dụng kỹ thuật phản ứng chuỗi men polymerase (PCR) để xác định đoạn gen đặc hiệu của phẩy khuẩn tả.Xét nghiệm huyết thanh học: Sau nhiễm vi khuẩn tả, cơ thể có các loại kháng thể ngưng kết, kháng thể trung hòa và kháng thể kháng độc tố ruột. Xét nghiệm huyết thanh phát hiện kháng thể ngưng kết được tiến hành trong nghiên cứu, trên thực tế ít có giá trị trong giám sát phát hiện bệnh tả.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tả

Bệnh tả từng là “cái chết đen” gây tử vong cho hàng chục triệu người trên thế giới. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, việc mất một lượng lớn chất lỏng và chất điện giải trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tử vong trong vòng hai đến ba giờ. Ngay cả trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, những người không được điều trị vẫn có nguy cơ chết do mất nước và sốc sau vài ngày kể từ các triệu chứng bệnh tả xuất hiện.

Mặc dù sốc và mất nước nghiêm trọng là các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tả, các vấn đề khác cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như:

Hạ đường huyết: Mức đường huyết thấp do glucose trong máu giảm xuống thấp. Lúc này người bệnh quá yếu để ăn, vì vậy không thể hấp thụ được glucose từ thức ăn. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp bất thường, có thể gây co giật, bất tỉnh và tử vong. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất của biến chứng này.Nồng độ kali thấp: Những người nhiễm bệnh tả thiếu hụt một lượng lớn khoáng chất, bao gồm kali trong chất thải. Nồng độ kali thấp gây trở ngại cho chức năng thần kinh tim. Hạ kali máu là đặc biệt nghiêm trọng trong những người có kali đã cạn kiệt bởi suy dinh dưỡng.Suy thận: Khi thận mất khả năng lọc do mất quá nhiều chất lỏng, một số chất điện phân và chất thải tồn lại trong cơ thể – có khả năng đe dọa tính mạng. Ở những người bị bệnh tả, suy thận thường đi kèm với sốc.

Các biện pháp điều trị bệnh tả

Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC: “Nếu lượng nước mất trên 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc, nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong. Vì vậy, đối với người bệnh bị tiêu chảy, điều quan trọng và cần làm ngay là bù nước và các chất điện giải. ORS (oresol) là loại thuốc dùng để bù nước điện giải trong các trường hợp tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa”.

Thực hiện các phương pháp cách ly bệnh nhân nhiễm khuẩn tả;Bồi phụ nước, chất điện giải nhanh chóng và đầy đủ thông qua đường uống (sử dụng ORS) hoặc truyền tĩnh mạch tùy tình trạng nguy kịch của bệnh;Sử dụng kháng sinh hợp lý dựa trên kết quả kháng sinh đồ;Nên cho bệnh nhân ăn sớm, dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu. Đối với trẻ còn bú, cần tăng cường bú mẹ.

Video đề xuất:

Cách phòng ngừa bệnh tả

Chủ động tiêm vắc xin phòng tả là biện pháp hữu hiệu chống bệnh tả

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh tả là bệnh truyền nhiễm diễn tiến nhanh, gây sa sút sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm. Người dân cần trang bị các kiến thức về bệnh tả và tiêu chảy cấp, các biện pháp thực hành vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh), vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm (ăn chín, uống chín); bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch; khi có người bị tiêu chảy cấp, nhanh chóng báo cáo cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

“Người dân nên tạo miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Để được bảo vệ chống lại bệnh tả tốt nhất, người dân nên hoàn tất lịch tiêm vắc xin theo lịch của Bộ y tế. Ngoài ra những người có ý định đi du lịch đến những nơi có thể phơi nhiễm với bệnh tả nên tiêm vắc xin tả đầy đủ trước khi thực hiện hành trình”. Bác sĩ An Pha chia sẻ thêm.

*

Theo bác sĩ An Pha, trên thế giới hiện đang lưu hành 3 loại vắc xin tả uống an toàn và hiệu quả. Việt Nam cũng đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất thành công vắc xin tả uống và đưa vào sử dụng từ năm 1996. Việc sử dụng vắc xin tả uống tại Việt Nam những năm qua đã góp phần vào việc ngăn chặn bệnh dịch ở những vùng nguy cơ cao hay vùng thường xuyên gặp, thiên tai bão lũ. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin kết hợp với đảm bảo ăn chín, uống sôi, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn rất cần thiết để chống lại dịch bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như dịch tả.

Ở nước ta hiện nay, vắc xin tả được sử dụng là vắc xin mORCVAX. Đây là vắc xin được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả 01 (gồm týp sinh học cổ điển và EI Tor) và chủng vi khuẩn tả 0139, được chỉ định để phòng bệnh tả cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn sống trong vùng dịch tả lưu hành. Lịch uống cơ bản gồm 2 liều, cách nhau tối thiểu 2 tuần (14 ngày).

Xem thêm: Counselor Là Gì – Nghĩa Của Từ : Counselor

“Trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC là trung tâm tiêm chủng lớn nhất cả nước đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn, trong đó có vắc xin phòng bệnh tả mORCVAX. Tất cả các loại vắc xin đều được bảo quản bằng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, hệ thống kho lạnh trung tâm hiện đại với 3 nguồn điện cấp liên tục, đảm bảo nhiệt độ vắc xin luôn ở 2-8 độ C”, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha chia sẻ.

Tiêm phòng vắc xin tả tại VNVC, khách hàng sẽ không phải lo lắng việc vắc xin sẽ bị giảm tác dụng do quy trình tiêm chủng không an toàn, vắc xin không đạt chất lượng hay quên lịch tiêm.——————————————————————————☎️GỌI NGAY 028.7300.6595 để được tư vấn, mua vắc xin, hoặc đặt lịch tiêm vắc xin 6 trong 1 và các loại vắc xin khác tại VNVC.❌Thông tin giá vắc xin: /bang-gia/❌Để đặt lịch tiêm, vui lòng liên hệ Hotline: 028.7300.6595 hoặc đặt lịch tiêm tại: /dang-ky-thong-tin-tiem-chung/❌Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC: /he-thong-trung-tam-tiem-chung/

Chuyên mục: Hỏi Đáp