Những thuật ngữ như “chip”, “chipset”, “bộ vi xử lý” đã trở nên quá quen thuộc với những ai đã từng tìm hiểu về máy tính hoặc có xử dụng máy tính. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu “chip là gì?, chipset là gì? Và bộ vi xử lí là gì?”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để biết chính xác một bộ vi xử lí ảnh hưởng như thế nào đến máy tính.

Bạn đang xem: Chipset là gì

Chipset là gì? (bộ vi xử lý là gì?)

*

Chipset là gì?

Chipset là thành phần có trên bo mạch của máy chủ, là một bộ những con chip có vai trò là trung tâm giao tiếp của bo mạch chủ, điều khiển toàn bộ các hoạt động truyền dữ liệu giữa các phần cứng với nhau.

Những phần cứng bao gồm: CPU, RAM, card đồ họa (GPU) và ổ cứng. Nó cũng cho biết về khả năng nâng cấp, mở rộng hệ thống, ở một mức nào đó, nên có thể hệ thống sẽ được ép xung.

Bo mạch máy chủ và phần cứng tuy có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng chúng được sản xuất hoàn toàn độc lập bởi những đơn vị khác nhau.

Lịch sử của chipset

*

Các chip riêng lẻ được bố trí thành các hàng xếp trên bo mạch chủ

Thời kỳ đầu phát triển của các thế hệ máy tính, bo mạch chủ của một máy tính phải tích hợp nhiều IC (hay còn gọi là chip) để điều khiển từng bộ phân riêng biệt của máy tính như: chuột, bàn phím, màn hình, âm thanh, hình ảnh,…

Thời kỳ đó, bo mạch này được coi là một bộ phận cực kỳ quan trọng và là thành quả phát triển lớn lao. Nhưng theo thời gian các nhà sản xuất không ngừng cải tiến và đòi hỏi nó phải tối ưu hơn về kích thước và hiệu năng.

Lúc này một bo mạch với rất nhiều chip như vậy cần được cải thiện và thay đổi.

Giải pháp được đưa ra là tích hợp các chip có chức năng riêng lẻ vào nhau nhờ hỗ trợ của công nghệ PCI bus. 2 con chip cải tiến northbridge (cầu bắc) và southbridge (cầu nam) được gắn ở 2 đầu bo mạch giữ hai nhóm nhiệm vụ khác nhau.

Trong khí chip cầu bắc đóng vai trò kết nối trực tiếp với CPU và giao tiếp trung gian với các phần cứng tốc độ cao như: vi điều khiển RAM, vi điều khiển giao tiếp PCI Express,… thì chip cầu nam lại đóng vai trò kiểm soát các phần cứng tốc độ thấp hơn như: cổng USB, cổng kết nối âm thanh, mạng,…

Chính vì tích hợp các chip riêng lẻ thành chip tích hợp điều khiển một nhóm các chức năng khác nhau phục vụ hệ thống quản lý luông dữ liệu nên các tên chipset chính thức được sử dụng (set tiếng anh có nghĩa là “một bộ”).

Những loại chipset có trên mainboard

Ngoài cung cấp thông tin “chipset là gì?”, bài viết sẽ cung cấp thêm một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về các loại chipset có trên mainboard (bo mạch chủ – là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất. Hiểu một cách đơn giản hơn thì bạn có thể hiểu Mainboard như là xương sống của cơ thể con người vậy).

*

Các loại chipset trên mainboard

1/ Chip cầu bắc

Chip cầu bắc (MCH – Memory Controller Hub) là con chip trung gian giữa các phần cứng như CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express và chip cầu nam giao tiếp với nhau.

Đối với một số loại chip cầu bắc khác, chúng còn có tích hợp cả chương trình điều khiển video (thường được gọi là GMCH – Graphics and Memory Controller Hub).

Ngoài ra, con chip này còn là thành phần quyết định đến số lượng, chất lượng và tốc độ của RAM, CPU – đóng một vai trò rất quan trọng trong bo mạch chủ.

Xem thêm: Epacket Là Gì – Gói Vận Chuyển

2/ Chip cầu nam

Khác với chip cầu bắc, chip cầu nam (I/O Controller Hub – ICH) nằm ở phía nam của bo mạch chủ, nhưng sẽ không được kết nối trực tiếp với CPU mà chỉ được kết nối thông qua chip cầu bắc, do đó hai chip này yêu cầu phải có thiết kế tương thích với nhau.

Chip cầu bắc là trung gian giữa các thiết bị có tốc độ chậm hơn trên một máy vi tính điển hình. Chịu trách nhiệm kiểm soát các phần cứng như khe cắm PCI mở rộng, kết nối SATA và IDE dành cho ổ cứng hay còn gọi là HDD, các cổng kết nối USB, cổng âm thanh tích hợp, mạng …

3/ Cầu bắc và cầu nam

Chipset ngày càng được cải tiến và tối ưu hóa, do đó, với thiết kế mới là chỉ cần một con chip – cầu bắc và cầu nam “quy về một mối”, giúp việc điều khiển ưu tiên sang CPU hơn.

Vai trò của chipset đối với hệ thống máy tính

Mỗi một chip lại có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau; theo đó, đối với hệ thống máy tính, chipset sẽ có vài trò là:

*

Chipset có vài trò quan trọng trong hệ thống CPU

1/ Quyết định sự tương thích của phần cứng:

Chipset quyết định sự tương thích của các phần cứng nên việc lựa chọn phần cứng hết sức quan trọng và thường là chọn các bo mạch chủ CPU rồi đến bo mạch.

Sau khi chọn được bo mạch chủ, việc chọn phần cứng tương thích cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều, ví dụ như chọn RAM gì? ổ cứng gì? Card đồ họa?…

Với những lựa chọn đa dạng kể trên, ta có thể thấy chipset cũng sẽ có nhiều phiên bản khác nhau và tùy thuộc vào từng nhu cầu cụ thể mỗi người sẽ có những lựa chọn tương ứng, phù hợp.

2/ Quyết định các tùy chọn mở rộng

Trên hệ thống máy tính có bus (có tốc độ và băng thông khác nhau), chính thành phần này giúp chipset quyết định các tùy chọn của phần cứng (phần cứng và thiết bị ngoại vi kết nối được với nhau cũng nhờ các bus).

Với bus, ta có thể chia làm hai loại, đó là: bus trong (internal bus) và bus ngoài (external bus).

3/ Quyết định khả năng của hệ thống

Chipset hỗ trợ ép xung bắt buộc phải có khả năng điều khiển các yếu tố cần thiết trong khi ép xung như điện áp, multiplier, xung nhịp … trong UEFI hay BIOS để có thể đẩy tốc độ CPU lên cao hơn mức thiết kế.

Nhờ đó mà khi người dùng có nhu cầu sử dụng CPU với tốc độ cao hơn thiết kế ban đầu của nhà sản xuất đưa ra thì hoàn toàn có thể nâng cấp được. Ngược lại, nếu chipset không thể ép xung thì bạn chỉ có thể dùng CPU với tốc độ thiết lập của nhà sản xuất từ ban đầu.

Driver chipset là gì?

Bạn thường nghe đến thuật ngữ “driver” khi cài máy tính như: driver âm thanh, hình ảnh,… Thực chất driver chipset là một hệ ngôn ngữ được tạo ra dành riêng cho chipset. Driver chipset giúp kết nối giữa phần mềm và phần cứng của máy tính. Nó giúp chipser hiểu và xử lý được những hoạt động khi người dùng sử dụng máy tính.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu “chipset là gì?”, các loại chipset hiện có và vai trò cụ thể của chúng trên hệ thống máy tính.

Xem thêm: Evolution Là Gì – Nghĩa Của Từ Evolution

Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong việc quyết định lên lựa chọn dòng mày nào hoặc nếu có nhu cầu nâng cấp thiết bị mình đang dùng thì có thể thực hiện dễ dàng hơn.

Chúc thành công!

Chuyên mục: Hỏi Đáp