QĐND – “Với các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng, tôi chắc chúng ta sẽ chọn được những cán bộ có tâm, có tầm, có văn hóa, luôn biết đặt sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết”. Ông Nguyễn Đình Tuấn-cán bộ hưu trí ở quận Ba Đình chia sẻ sau khi đọc rất kỹ bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại lễ bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Bạn đang xem: Chính khách là gì

*
*
*
*

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh: VGP

Là người thường xuyên theo dõi các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hoạt động của Quốc hội qua các kênh thông tấn, báo chí, ông Tuấn chia sẻ rằng, trong tình hình mới, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, dân trí ngày càng nâng cao, tất yếu những tiêu chí, tiêu chuẩn về cán bộ phải cao hơn mới có thể thích ứng. Để trở thành cán bộ cấp cao, cấp chiến lược, chính khách trên chính trường, người cán bộ ấy phải thông thạo nhiều kỹ năng và có đạo đức cách mạng. Nói một cách dễ hiểu, một cán bộ hay chính khách phải giỏi khoa học quản trị, có trình độ lý luận; am hiểu văn hóa chính trị, văn hóa chính khách, văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dũng cảm nhận trách nhiệm… và sửa chữa. Người kết hợp nhuần nhuyễn các nhân tố ấy sẽ trở thành cán bộ lãnh đạo, chính khách có tâm, có tầm, có văn hóa, đủ sức gánh vác việc quản trị quốc gia.

Xem thêm: Những Hiểu Biết Cơ Bản Nhất để Trở Thành Hack Là Gì

Lâu nay, cán bộ lãnh đạo của chúng ta thường chủ yếu được đào tạo để trở thành cán bộ làm công tác chính trị, chuyên môn, ít được bồi dưỡng kỹ năng chính khách, văn hóa chính khách. Trong khi đó, chính khách (hiểu rộng ra ở nước ta là đội ngũ cán bộ, lãnh đạo), là những người tham gia hoạt động chính trị, có khả năng giữ những vị trí quan trọng và ra quyết định ảnh hưởng tới chính sách hay có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội, ví dụ như lãnh đạo cấp cao, bộ trưởng, lãnh đạo tỉnh hay đại biểu Quốc hội. Quan trọng là như thế, vậy mà lâu nay nhiều người chưa coi làm chính trị là một nghề, chưa chú ý đào tạo bài bản thực sự từ cách ăn, cách nói, cách trả lời phỏng vấn, ra quyết định, điều khiển cuộc họp, tiến hành đàm phán…

Trong bối cảnh sức mạnh của một quốc gia không chỉ có từ kinh tế, chính trị, ngoại giao… mà còn ở văn hóa thì văn hóa chính khách và rộng hơn là văn hóa chính trị luôn gắn chặt với nhau; không chỉ dừng lại ở hệ tư tưởng, ở những quyết sách, chủ trương mà còn thể hiện ra những kỹ năng trong từng con người lãnh đạo cụ thể.

Xem thêm: Trending Là Gì – Trend Là Gì

Thể hiện tốt văn hóa chính khách trước hết phải làm cho người dân thấy sự chuyên nghiệp trong công việc của mỗi chính khách, cán bộ. Muốn thế chỉ có gần dân mới biết họ khúc mắc ở đâu, đang uẩn ức điều gì mà tìm ra bản chất sự việc, nguyên nhân rồi đề ra các giải pháp… Làm được như thế người dân mới tin vào tài năng, đức độ của từng cán bộ, từng chính khách được Đảng giáo dục, rèn luyện và giao việc. Ngược lại, người cán bộ không đủ đức, đủ tài; bản thân không có hoài bão, không chịu dấn thân, không ham mê học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, sống không lương thiện; thấy nỗi đau, nỗi khổ, khúc mắc của dân mà vô cảm; làm hỏng việc không biết xấu hổ, không xin lỗi hay không từ chức… rõ ràng là người chưa có văn hóa chính khách. Văn hóa chính khách vì thế nhìn rộng ra, trước hết là văn hóa ứng xử của người hiểu biết và tử tế.

Chuyên mục: Hỏi Đáp