Bạn đang xem: Chiến tranh là gì
Xem thêm: Tải Game Subway Surfers – subway Surfers Trên App Store
chiến tranh
– dt. 1. Hiện tượng chính trị – xã hội có tính lịch sử, biểu hiện bằng xung đột bạo lực giữa các lực lượng đối kháng trong một nước hoặc giữa các nước: chiến tranh và Hoà Bình chống chiến tranh. 2. Việc tiến hành chống nước khác một cách toàn diện hoặc trên một lĩnh vực nào đó: chiến tranh phá hoại kinh tế chiến tranh tâm lí.
Xem thêm: Tải Game Người Dơi – Drop Everything And Download: 6 Free Batman Games
hiện tượng chính trị – xã hội được thể hiện bằng đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc liên minh các nước, giữa các giai cấp đối kháng trong một nước, giữa các sắc tộc, dân tộc hoặc tôn giáo nhằm đạt tới những mục đích chính trị và kinh tế nhất định. Mọi cuộc CT, xét về bản chất xã hội, đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Trong thời đại ngày nay, CT là một cuộc đấu tranh toàn diện (quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, tâm lí, tư tưởng…) giữa hai bên đối địch. CT chi phối mọi mặt hoạt động của xã hội, của nhà nước và nhân dân. CT thử thách toàn bộ sức mạnh chính trị – tinh thần, kinh tế, quân sự và tổ chức của mỗi nước, mỗi chế độ xã hội. Có thể phân loại CT theo nhiều cách: theo mục đích chính trị có CT chính nghĩa (tiến bộ, cách mạng, chống xâm lược…) và CT phi nghĩa (phản động, phản cách mạng, xâm lược…); theo quy mô có CT cục bộ, CT thế giới…; theo phương tiện sử dụng có CT thông thường, CT hạt nhân, CT hoá học…; theo hình thức và phương pháp tác chiến có CT trận điạ, CT vận động, CT du kích… và theo nhiều tiêu chí khác. Diễn biến và kết cục của CT cùng các phương thức tiến hành CT phụ thuộc vào nhiều nhân tố: chế độ kinh tế và trình độ phát triển của lực lượmg sản xuất, trình độ phát triển của khoa học – kĩ thuật, chế độ chính trị – xã hội, tinh thần của nhân dân, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang… trong đó nhân tố chính trị – tinh thần thể hiện ở khả năng chịu đựng của nhân dân và lực lượng vũ trang trước những đòi hỏi phải nỗ lực ghê gớm, những khó khăn mất mát lớn lao phải vượt qua để giữ vững lòng tin và ý chí chiến thắng có một ý nghĩa rất quan trọng. Ngày nay, sự phát triển của nhiều loại vũ khí huỷ diệt lớn, những thành tựu của khoa học và kĩ thuật được đưa vào trong trang bị quân đội, nhiều nước đã có vũ khí hạt nhân… đã làm cho CT, nếu xảy ra, thực sự là một tai họa lớn cho toàn nhân loại. Nhận thức được nguy cơ này, nhân dân thế giới đang tích cực đấu tranh giữ gìn hoà bình, đòi hỏi giải quyết mọi tranh chấp bằng các giải pháp chính trị và sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây chiến của bất cứ một quốc gia hoặc thế lực nào.
hd. Sự xung đột vũ trang giữa các nước, các dân tộc, các giai cấp để thực hiện mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Chiến tranh xâm lược. Dập tắt lò lửa chiến tranh. Chiến tranh cục bộ: chiến tranh diễn ra trên một khu vực địa lý hạn chế giữa hai nước hay một số nước. Chiến tranh đế quốc: chiến tranh giữa các nước đế quốc để chia lại thị trường và cướp thuộc địa lẫn nhau. Chiến tranh giải phóng: chiến tranh để giải phóng dân tộc khỏi chế độ thực dân. Chiến tranh hạt nhân: chiến tranh sử dụng rộng rãi vũ khí hạt nhân. Chiến tranh lạnh: Tình trạng căng thẳng và thù địch của nước này đối với nước khác. Chiến tranh nhân dân: chiến tranh do toàn dân tiến hành, đấu tranh toàn diện bằng mọi hình thức có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Chiến tranh phá hoại: chiến tranh tiến hành bằng các hoạt động phá hoại về các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, quân sự, nhằm làm cho đối phương suy yếu và sụp đổ. Chiến tranh tâm lý: chỉ chung các hoạt động tuyên truyền nhằm làm giảm ý chí chiến đấu và làm tan rã tổ chức của đối phương. Cũng nói tâm lý chiến. Chiến tranh vi trùng: chiến tranh sử dụng rộng rãi vũ khí vi trùng.
Hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội bằng vũ lực do các lực lượng vũ trang của các bên đối địch đương đầu quyết liệt với nhau tại chiến trường. Nguồn gốc phát sinh chiến tranh thường được che đậy, biện minh bằng nhiều lí do khác nhau, nhưng nguyên nhân cội rễ chỉ có một đó là lí do về mặt quyền lợi kinh tế. Chiến tranh xét cho đến cùng đều nhằm mục đích chiếm đoạt lãnh thổ, thị trường, chiếm đặc quyền, khống chế giao thông, khai thác tài nguyên – đối với kẻ xâm lược, hoặc để bảo vệ lãnh thổ, tài nguyên, quyền tự do thông thương – đối với các nước bị xâm lược. Chiến tranh được phân loại dưới nhiều góc độ khác nhau: chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi chính nghĩa, chiến tranh cách mạng, chiến tranh phản cách mạng, chiến tranh xâm lược, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ tổ quốc, chiến tranh tổng lực, chiến tranh hạn chế, chiến tranh bằng vũ khí giết người hàng loạt, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh bằng vũ khí thông thường, chiến tranh chính quy hiện đại, chiến tranh du kích, chiến tranh bằng quân đội nhà nghề, chiến tranh nhân dân, chiến tranh trường kì, chiến tranh chớp nhoáng, nội chiến,… Thuật ngữ chiến tranh ngày nay còn được dùng để chỉ những cuộc đấu tranh không vũ trang như chiến tranh lạnh, chiến tranh tâm lí trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội mà mâu thuẫn quyền lợi của các bên đối địch đã bị đẩy đến mức độ đối kháng quyết liệt.
Chuyên mục: Hỏi Đáp