Trong cơn mưa chiều rả rích, chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ ngay góc chợ cột 2 (phường Hồng Hải, TP Hạ Long) của người cựu chiến binh già Đinh Trọng Lương. Ở tuổi 87, mắt đã kém, chân đã run, nhưng khi biết chúng tôi muốn nghe về chiến dịch Điện Biên Phủ, người lính già nhanh nhẹn hơn khi đi tìm lại những kỷ vật mà ông đã gìn giữ bao nhiêu năm nay.
Bạn đang xem: Chiến dịch điện biên phủ được quân ta đặt mật danh là gì?
Như chạm vào những kỷ niệm đẹp nhất của cuộc đời, ánh mắt ông rạng rỡ khi kể cho chúng tôi về đời lính, về những tháng năm quân ngũ. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt, ông là một trong những pháo thủ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, thuộc đơn vị pháo cao xạ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến hôm nay, ông vẫn còn nhớ rõ, tỏ tường từng giây phút ở chiến trường Điện Biên năm xưa.
Năm 1953, ông Lương là một trong những chiến sĩ được cử đi học pháo cao xạ tại Trung Quốc. Đầu năm 1954, ông trở về và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, là một trong những pháo thủ trực tiếp chiến đấu ở vùng lòng chảo Điện Biên, thuộc đại đội 804.
Ông kể: Đơn vị chúng tôi tham gia trận đánh thẳng vào lòng chảo sân bay Mường Thanh. Trước đó, công tác chuẩn bị kéo pháo vào đã mất cả tháng, phải dùng các phương tiện đo đạc chính xác. Chúng tôi vừa phải đảm bảo bí mật, vừa phải đảm bảo chính xác tới từng chút một, để đạn trúng đích mà không ảnh hưởng tới bộ binh của mình. Ngay trong lần tấn công đầu tiên, chúng tôi đã hạ thủ được cụm cứ điểm đa phần là lính lê dương. Quân địch hiểu được tầm quan trọng của sân bay này nên dồn hỏa lực ở các lô cốt bắn ra liên tiếp nhằm mục đích giành thế chủ động trước quân ta, khiến cho các đơn vị của ta bị dồn ứ lại.
Để giữ vững từng mét hào, từng ụ cố thủ, ông cùng các anh em trong đơn vị đã anh dũng chiến đấu không quản ngày đêm. Nhiều chiến sĩ xung phong lao lên đều hy sinh trước họng súng của kẻ thù.
Cũng giống như ông Đinh Trọng Lương, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa giờ đều đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn không sao quên được trong họ. Cựu chiến binh Phạm Ngọc Chiến (SN 1929, phố Hải Thịnh, phường Hồng Hải, TP Hạ Long) là một trong những chiến sĩ tham gia từ những ngày đầu của chiến dịch. Năm 1954, ông mới 25 tuổi và là chiến sĩ bộ binh thuộc Trung đoàn 238, đơn vị có nhiệm vụ tham gia bảo vệ vòng ngoài và tiêu diệt các đồn bốt của quân Pháp để mở đường cho bộ đội ta tiến đánh căn cứ Điện Biên Phủ. Ông kể: Cuối năm 1953, đơn vị tôi được điều động từ Phú Thọ lên Sơn La đánh chiếm một số đồn bốt vòng ngoài để mở đường cho đại quân ta tiến đánh căn cứ Điện Biên Phủ. Chỉ trong vòng một tuần, đơn vị của chúng tôi đã phá huỷ được một loạt các đồn bốt của thực dân Pháp ở vòng ngoài gồm: Đồn Đèo Cón, đồn Thượng Mường La, đồn Dương Huy…
Xem thêm: Resolve Là Gì
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Đại tá Phùng Ngọc Hùng (SN 1933, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) là chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 16 trực thuộc Bộ tư lệnh, công pháo 351, đơn vị trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, chia sẻ: Ngày ấy, việc hành quân lên Điện Biên Phủ hết sức bí mật. Chiến dịch được đặt mật danh là nhiệm vụ “Trần Đình”. Khi nhận nhiệm vụ lên đường, nhiều đồng đội đều như tôi không ai biết đi đâu, đến đâu, chỉ biết nhiệm vụ được giao là hết sức quan trọng. Tết Giáp Ngọ năm ấy, cũng là cái tết cuối cùng của nhiều đồng chí, họ đã ngã xuống nơi chiến trường, không được chứng kiến chiến thắng oanh liệt của chúng ta. Có liệt sĩ được đồng đội tìm thấy và an táng trong nghĩa trang, nhưng cũng có người mãi mãi hòa vào với đất…
Nói đến đây, mắt ông mờ đi, giọng nói cũng rưng rưng xúc động. Lau nhanh giọt nước rơi bên khóe mắt, ông bảo: Những chiến sĩ Điện Biên ở Quảng Ninh, hằng năm đều cố gắng về lại chiến trường xưa thăm đồng đội. Chứng kiến sự phát triển của Điện Biên, của đất nước hôm nay, chúng tôi rất mừng. Mừng hơn là các thế hệ sau này đã thực hiện rất tốt truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng lịch sử và gìn giữ tốt những dấu tích chiến trường xưa. Những dấu tích lịch sử ấy sẽ còn lại với thời gian để nhắc những thế hệ hôm nay, mai sau hãy hướng về và bảo vệ Tổ quốc.
Với người lính Điện Biên, những nắm cơm muối, điếu thuốc chia nhau, hay bát canh rau rừng trong ngày nắng như thiêu như đốt… đã trở thành kỷ niệm khó quên và sâu đậm, nhất là những trận chiến ác liệt “máu trộn bùn non”. Nhưng vượt qua tất cả, bằng sự lãnh đạo tài tình của người tổng chỉ huy – Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những người lính Cụ Hồ năm ấy kiên cường, bất khuất đã làm nên những trận đánh khiến quân thù kinh hồn, bạt vía.
Đã 65 năm trôi qua kể từ khi chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng khắp thế giới, đập tan chủ nghĩa thực dân của Pháp, những người lính năm xưa luôn bộc lộ lý tưởng sống, chiến đấu rất cao đẹp. Được gặp lại các chiến sĩ Điện Biên năm ấy, đối với những người trẻ như tôi là một sự may mắn.
Xem thêm: Avatar 261 Android Mod Auto,anh, Avatar 261 Android Mod Auto,anh
Được trò chuyện, được chia sẻ những ký ức bi tráng, hào hùng của những những người lính Điện Biên cuối cùng nơi vùng mỏ Quảng Ninh càng thấy trân quý hơn những giá trị mà thế hệ cha ông gây dựng. Chính những con người bình dị mà anh dũng ấy đã làm nên những trang sử chói lòa, như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: “Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!”.
Chuyên mục: Hỏi Đáp