Mục lục

I. Chỉ từ là gì và vai trò trong câu thế nào?II. Những cách dùng chỉ từ trong câu hiệu quả2. Bài tập ứng dụng phân tích cách dùng chỉ từ là gì trong câu

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 có giới thiệu đến một phương pháp tu từ có tên là chỉ từ. Tuy nhiên, nhiều em học sinh vẫn thường nhầm lẫn chỉ từ với những phép tu từ khác. Điều này khiến cho việc phân tích câu trở nên khó khăn và không đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Vậy chỉ từ là gì? Vai trò của chỉ từ và cách sử dụng chúng trong câu ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em hình dung cụ thể, biết phân biệt và phân tích tốt hơn các chỉ từ trong câu. 

*

Để phân tích câu chính xác, người phân tích phải hiểu các từ loại là gì và chúng có ý nghĩa thế nào khi được đặt vào câu

I. Chỉ từ là gì và vai trò trong câu thế nào?

1. Khái niệm chỉ từ là gì?

Từ ngữ Tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú cả về ngữ nghĩa lẫn hình thức loại từ, chức năng khi sử dụng trong câu. Để phân tích câu chính xác, người phân tích phải hiểu các từ loại là gì và chúng có ý nghĩa thế nào khi được đặt vào câu. Với chỉ từ là gì cũng được hiểu và phân tích như thế. 

Chỉ từ là từ loại tu từ có chức năng chỉ, trỏ vào các sự vật được diễn đạt trong câu. Chỉ từ nhằm xác định vị trí của các sự vật trong không gian, thời gian diễn đạt. Một số chỉ từ tiếng Việt thường dùng như Kia, Này, Nọ, Ấy, Đó, Đây, Đấy,…

Có hai nhóm chỉ từ thường gặp:

– Nhóm thứ nhất là các chỉ từ đóng vai trò xác định vị trí của sự vật theo thời gian diễn đạt. Ví dụ như Tôi nhớ hôm đấy, Những ngày đó, Như bữa ấy, Mãi một thời gian nọ,…

– Nhóm thứ hai là các chỉ từ đóng vai trò xác định vị trí của sự vật trong không gian diễn đạt. Ví dụ như Bãi đất kia, Ngôi nhà nọ, Người ấy, Con đó, Cái quán nước đấy,….

Bạn đang xem: Chỉ từ là gì

Trên lý thuyết, chỉ từ sẽ được hiểu theo vai trò và cách dùng chỉ, trỏ giống nhau. Thế nhưng tùy vào ngữ cảnh diễn đạt trong câu, chỉ từ có thể thay đổi hay mang hàm nghĩa biểu đạt phù hợp cho dụng ý người nói. 

*

Chỉ từ là một dạng từ loại thường dùng trong câu

2. Vai trò của chỉ từ khi dùng trong câu

Chỉ từ là gì và có vai trò như thế nào trong câu là những điều thật sự cần ghi nhớ. Vì khi biết rõ vai trò của chúng, người phân tích mới có đủ cơ sở để phân tích ý nghĩa của chúng trong câu. Từ đó giúp làm sáng tỏ hàm ý mà câu nói muốn thể hiện cho người đọc biết. 

Vậy trong câu, chỉ từ có những vai trò như thế nào?

– Trước hết, chỉ từ có vai trò là phụ ngữ trong cụm danh từ. 

Ví dụ: Ngôi nhà đó từ trước đến nay luôn mang danh là giàu nhất làng. 

Trong câu này, từ “đó” là chỉ từ có vai trò phụ ngữ đứng sau và bổ nghĩa cho danh từ “Ngôi nhà”. “Đó” chỉ vào ngôi nhà và giúp xác định sự vật ngôi nhà theo không gian câu nói. 

– Thứ hai, chỉ từ có vai trò làm trạng ngữ trong câu. 

Ví dụ: Bữa kia, ba tôi bắt được con cá lóc rất to ở ngoài đồng. 

Trong câu này, từ “kia” là chỉ từ đóng vai trò trạng ngữ bổ nghĩa thời gian cho “Bữa kia”.

– Thứ ba, chỉ từ có vai trò làm chủ ngữ trong câu. 

Ví dụ: Đấy không phải là thứ tôi cần. 

Trong câu này, từ “Đấy” vừa là chủ ngữ, vừa là chỉ từ trỏ sự vật xác định theo không gian câu nói. 

Như vậy, chỉ từ trong câu có thể đóng nhiều vai trò và được xếp ở nhiều vị trí khác nhau. Do đó, người phân tích cần biết rõ những vai trò ấy để tiến hành phân tích nghĩa của câu chính xác nhất. Nhằm mang đến hiệu quả truyền tải thông tin cho người học tiếp nhận. 

II. Những cách dùng chỉ từ trong câu hiệu quả

1. Các cách dùng chỉ từ trong câu

Chỉ từ là phép tu từ được dùng phổ biến trong câu. Nhất là trong các hoàn cảnh giao tiếp người nói muốn nhấn mạnh vào ý nghĩa câu nói của mình. Bên cạnh đó, chỉ từ cũng thường xuất hiện và vận dụng linh hoạt trong nhiều thể loại văn chương khác nhau. 

– Chỉ từ dùng trong các tình huống hội thoại, giao tiếp đời sống

Ví dụ:

+ Có phải em học ở ngôi trường đó không?

 Chỉ từ “đó” vai trò làm cụm danh từ

+ Ngày nọ, ba chị em tôi được dì 5 tặng cho rất nhiều quà. 

Chỉ từ “nọ” có vai trò làm trạng ngữ

+ Cô gái kia xinh đẹp nhất xóm này.

Xem thêm: Rpm Là Gì – Các Công Thức Quy đổi Vòng Trên Phút

Chỉ từ “kia” có vai trò làm chủ ngữ

– Chỉ từ là phép tu từ dùng trong văn chương

Ví dụ:

+ Đấy vàng, đây cũng đồng đen

Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ. (Ca dao)

Chỉ từ “đấy, đây” vừa làm chủ ngữ, vừa giúp định vị sự vật trong không gian biểu đạt. 

*

Có nhiều cách dùng chỉ từ trong câu

2. Bài tập ứng dụng phân tích cách dùng chỉ từ là gì trong câu

Bài tập 1. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1. Chỉ từ là gì? 

A. Những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian và không gian.

Xem thêm: Phí Thc Là Gì – Phụ Phí Thc Trong Vận Tải Container

B. “chỉ định”, “chỉ trỏ”. “trỏ vào” sự vật, sự định vị

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 2. Chỉ từ “này, kia, ấy, nọ” dùng để chỉ

A. Định vị thời gian

B. Định vị không gian

C. Định vị khoảng cách

D. Cả B và C

Câu 3. “Làng ấy về sau được gọi là làng Cháy”, chỉ từ trong câu này là gì?

A. Làng

B. Làng Cháy

C. Ấy

D. Được

Bài tập 2. Xác định chỉ từ trong câu và phân tích chức vụ, ý nghĩa của những chỉ từ đó:

1.1. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. (Sự tích Hồ Gươm)

1.2. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. (Con Rồng Cháu Tiên)

1.3. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiêng vương. (Bánh chưng, bánh giầy)

Bài tập 3. Tìm ra chỉ từ trong các câu dưới đây và cho biết ý nghĩa của chúng:

2.1. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. (Cậu bé thông minh)

2.2. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. (Ếch ngồi đáy giếng)

2.3. Bà mẹ về nói với Sọ Dừa, nghĩ làthôi hẳn việc đòi lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy. (Sọ Dừa)

Mong rằng những chia sẻ kiến thức chỉ từ là gì trên đây đã giúp mọi người hiểu hơn về từ loại này. Đặc biệt là đối với các em học sinh có thể phân biệt và phần tích chỉ từ hiệu quả hơn khi làm bài tập. 

Chuyên mục: Hỏi Đáp