Mục đích của việc ban hành chỉ thị là để truyền đạt những chủ trương, chính sách hay các biện pháp quản lý chỉ đạo để giao nhiệm vụ, đôn đốc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ theo nội dung trong chỉ thị đã nêu.

Bạn đang xem: Chỉ thị là gì

Trong hoạt động quản lý nhà nước việc ban hành chỉ thị là cần thiết đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chỉ thị là một văn bản thường xuyên được sử dụng trong hoạt động quản lý nhà nước. Vậy chỉ thị là gì, ai có quyền ban hành chỉ thị. Để giải đáp được thắc mắc về vấn đề này trong nội dung bài viết sau Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn.

Chỉ thị là gì?

Chỉ thị là một văn bản thường xuyên được sử dụng, trong nội dung phần này chúng tôi sẽ giải thích khái niệm chỉ thị là gì, chỉ thị là một loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cho cấp dưới để cấp dưới tổ chức thực hiện theo các yêu cầu của nội dung trong chỉ thị.

Mục đích của việc ban hành chỉ thị là để truyền đạt những chủ trương, chính sách hay các biện pháp quản lý chỉ đạo để giao nhiệm vụ, đôn đốc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ theo nội dung trong chỉ thị đã nêu.

Chỉ thị được ban hành để giải quyết các công việc chủ yếu đó là:

– Chỉ thị sử dụng để phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên

Trên thực tế khi một văn bản luật được ban hành thì các cơ quan có trách nhiệm sẽ phải ra một văn bản áp dụng pháp luật khác để tổ chức thực hiện văn bản đó.

Ngoài ra trong một số trường hợp các văn bản áp dụng pháp luật đã có hiệu lực nhưng không được thực hiện trên thực tế theo đó chủ thể có thẩm quyền cũng có thể ra văn bản áp dụng pháp luật khác để chỉ đạo việc thực hiện các văn bản đó.

– Chỉ thị được sử dụng để đề ra các biện pháp thực hiện cho các tổ chức, cá nhân có liên quan

Trong nhiều lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước, có nhiều lĩnh vực phức tạp mà các chủ thể quản lý cấp dưới không thể tự giải quyết được như các vấn đề về đất đai, dịch bệnh, môi trường,…Vì vậy để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc thì chủ thể quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền sẽ ban hành ra chỉ thị để chỉ đạo giải quyết một số hoạt động cụ thể.

Ngoài ra nếu các chủ thể quản lý nhà nước cấp dưới gặp khó khăn trong việc giải quyết các công việc trong nhiệm vụ quản lý thì cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cũng sẽ ban hành chỉ thị để chỉ đạo giải quyết.

– Chỉ thị được ban hành để chỉ đạo, đôn đốc và giao nhiệm vụ cho cấp dưới

Khi có những nhiệm vụ mới phát sinh mà chưa được đề cập trong các văn bản pháp luật trước đó thì cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền sẽ ban hành chỉ thị để chỉ đạo, đôn đốc hoặc giao nhiệm vụ mới cho cấp dưới.

Như vậy tùy vào từng trường hợp cụ thể thì các cơ quan có thẩm quyền khác nhau sẽ ban hành chỉ thị với nội dung và mục đích khác nhau phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi chủ thể.

Xem thêm: Amino Acid Là Gì – Vai Trò Trong Việc Xây Dựng Cơ Bắp

*

Khi nào chỉ thị có hiệu lực?

Hiện nay không có văn bản quy định về hiệu lực của chỉ thị, do đó chỉ thị sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm ban hành và phụ thuộc vào nội dung mà nó thể hiện.

Nếu nội dung chỉ thị hướng dẫn thực hiện một số công việc trong một thời gian cụ thể thì nội dung đó sẽ hết giá trị hiệu lực sau khi đã thực hiện xong theo yêu cầu của chỉ thị.

Trường hợp nội dung chỉ thị hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ có tính thường xuyên và không ấn định về thời gian kết thúc thì nội dung của chỉ thị đó vẫn sẽ có hiệu lực.

Thẩm quyền ban hành chỉ thị?

Thông qua các nội dung ở trên chúng tôi đã nêu ra khái niệm chỉ thị là gì và mục đích của việc ban hành chỉ thị. Nội dung này sẽ cung cấp thông tin về chủ thể có thẩm quyền ban hành chỉ thị.

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì chỉ thị được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, ban hành bởi chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp và chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp.

Tuy nhiên từ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, toàn bộ những chủ thể nhà nước ở trung ương đều không còn thẩm quyền để ban hành văn bản quy phạm pháp luật là chỉ thị.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì Chỉ thị của ủy ban nhân dân tỉnh không còn được quy định là loại văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Do đó việc ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 4 của Luật này, nhưng có chứa quy phạm pháp luật là không phù hợp với quy định hiện hành.

Chỉ thị là loại văn bản gì?

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước đây thì chỉ thị là một văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì không có khái niệm về chỉ thị.

Tại điều 4 của Luật này quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm: hiến pháp; bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của chủ tịch nước, nghị định của chính phủ; quyết định của thủ tướng chính phủ; hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết; thông tư chánh án tòa án nhân dân tối cao; nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh; nghị quyết của hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nghị quyết của hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn; ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định.

Trong nội dung trên có quy định về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định. Từ đó có thể thấy rằng hiện nay chỉ thị không còn là văn bản quy phạm pháp luật.

Xem thêm: Viêm Va Là Gì – Bệnh Không Thể Coi Thường ở Trẻ!

Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chỉ thị là gì, thẩm quyền ban hành chỉ thị theo quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc cần giải đáp quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại 19006557 để được tư vấn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp