Nếu được hỏi chỉ số xét nghiệm LYM là gì? Chỉ số LYM tăng hay giảm phản ánh điều gì đến sức khỏe? Chắc hẳn nhiều người còn khá “lúng túng” chưa biết chỉ số này là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu hơn về chỉ số LYM và ý nghĩa của chỉ số này, đối với sức khỏe của chúng ta.
Bạn đang xem: Chỉ số lym là gì
Chỉ số LYM là gì? LYM bình thường là bao nhiêu?
LYM tên tiếng anh là Lymphocytes. Được gọi là bạch huyết bào hay lympho bào hoặc tế bào lympho.
Đây là một loại tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch của con người. Có chức năng miễn dịch tự nhiên qua trung gian (các tế bào giết tự nhiên), miễn dịch thu được qua trung gian tế bào (tế bào T), miễn dịch thu được theo kháng thể dịch thể (tế bào B).
LYM được chia thành bạch huyết bào hạt lớn và bạch huyết bào hạt nhỏ. Bạch huyết bào hạt lớn gồm các tế bào sát thương tự nhiên. Bạch huyết bào hạt nhỏ gồm LYM-T (điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể tiêu diệt vi khuẩn và tế bào ung thư) và LYM-B (sản sinh kháng thể).
Chỉ số LYM phản ánh số lượng tế bào Lympho có trong cơ thể. Ở người bình thường, chỉ số xét nghiệm LYM ở mức 4 – 10 G/L tương ứng với tỷ lệ 17 – 48% trong máu.
Chỉ số LYM tăng khi nào?
Chỉ số LYM tăng, đồng nghĩa với việc số lượng bạch cầu trong cơ thể tăng. Khi cơ thể sản xuất lượng bạch cầu tăng hơn mức bình thường, điều này phản ánh cơ thể bạn đang phải “chống chọi” với tính trạng nhiễm khuẩn. Thường hay gặp ở người bị nhiễm khuẩn mạn tính, mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV-AIDS) và một số bệnh cụ thể như:
Tăng chức năng của vỏ thượng thận, tủy xương do hóa chất trị liệu hoặc các bệnh thần kinh ngoại biênBệnh lao, thấp khớp, bệnh bạch cầu cấp thể LymphoThiếu máu bất sản
Chỉ số LYM giảm có nguy hiểm không?
Chỉ số xét nghiệm LYM giảm là vấn đề đáng lo ngại vì chúng ít khi xảy ra nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như:
U tủyBệnh Lymphoma lymphosarcoma: bệnh hay gặp ở trẻ em, được điều trị bằng hóa trị và xạ trị nhưng với tỷ lệ thành công thấp và chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn.
Cần làm gì khi chỉ số LYM thay đổi (tăng hoặc giảm)
Chỉ số xét nghiệm bạch huyết (LYM) có vai trò rất quan trọng, là căn cứ để các bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm tình trạng nhiễm khuẩn và các bệnh lý trong cơ thể.
Trong trường hợp nếu chỉ số xét nghiệm LYM của bạn tăng hoặc giảm ngoài mức cho phép (cao hơn hoặc thấp hơn 17-48%), bạn nên đến gặp bác sĩ nên lựa chọn các đơn vị y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Lục Sát Là Gì – Cách Xác Định Và Hóa Giải Lục Sát Theo Tuổi
Xét nghiệm chỉ số LYM ở đâu chính xác?
Để xét nghiệm chỉ số bạch cầu trong máu (chỉ số lymphocytes), một trong những địa chỉ uy tín bạn nên lựa chọn đó là Hệ thống Y tế Thu Cúc. Đơn vị xét nghiệm tại Hệ thống Y tế Thu Cúc đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 gồm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, quy tụ nhiều bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi trong lĩnh vực xét nghiệm, đảm bảo cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Đơn vị xét nghiệm của HTYT Thu Cúc ứng dụng robot trong xét nghiệm, cùng rất nhiều máy móc hiện đại giúp thực hiện nhiều mẫu xét nghiệm trong một khoảng thời gian ngắn và cho kết quả nhanh chóng và có độ chính xác cao nhất.
Hệ thống y tế Thu Cúc còn quy tụ rất nhiều Giáo sư, bác sĩ giỏi hàng đầu trong nhiều lĩnh vực thuộc các chuyên khoa khác nhau như Tim mạch, Gan mật, Nhi khoa, Tiêu hóa, … Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm Lymphocytes trong máu để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai
Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi do cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để nuôi mẹ và bé.
Xem thêm: Allintitle Là Gì – Những điều Thú Vị Về Allintitle
Nguyên nhân không có phôi thai
Hiện tượng không có phôi thai là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không thể phát triển thành phôi thai. Vậy nguyên nhân không có phôi thai là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nên ăn gì vào buổi sáng để tốt cho dạ dày và giúp cả ngày tràn đầy năng lượng
Bạn không thể xem nhẹ tầm quan trọng của bữa sáng vì đây là thời điểm cần cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài. Vậy nên ăn gì vào buổi sáng để tốt cho dạ dày và khởi động ngày mới?
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚCBỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà NộiCấp cứu (24/24): 0243 728 0888 Xem bản đồ tại đâyGiờ làm việc:6h:30 đến 17:00 từ Thứ 2 – Chủ nhậtPhòng khám Nội – đa khoa từ 6:30 – 17:00Phòng khám Nhi từ 8:00 đến 17:00Cấp cứu: 24/24Khoa Phụ Sản từ 7:00 – 19:00. Trực sinh: 24/24Khám Ung bướu: 8:00 – 17:00Khám Tai Mũi Họng: 8:00 – 20:00Khám Răng hàm mặt: 8:00 – 17:00
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Chuyên mục: Hỏi Đáp