Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những yếu tố mà kế toán vô cùng quan tâm. Vậy khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất là gì? Giá thành sản phẩm ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Bạn đang xem: Chi phí sản xuất là gì

Nói cách khác, bản chất chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu

Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí)

– Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chi làm 7 yếu tố sau:+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).+ Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).+ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động.+ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động.+ Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (khoản mục chi phí)

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Chi phí nhân công trực tiếp- Chi phí sản xuất chung- Chi phí bán hàng- Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…+ Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng đội sản xuất, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau.- Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và đội sản xuất.- Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ quản lý sản xuất.- Chi phí dụng cụ: bao gồm về chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất.- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý sử dụng.- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng và đội sản xuất.- Chi phí khác bằng tiền: là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý và sản xuất ở phân xưởng sản xuất.+ Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ loại chi phí này có: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa…+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp.- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách, hội nghị.

Xem thêm: Shoutout Là Gì – Năm Cách Nói Thay Thế ‘Thank You’

*

Khái niệm về giá thánh sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giá thành sản phẩm trong kế toán

Giá thành sản phẩm trong kế toán được phân thành các loại giá thành sản phẩm như sau:a, Phân loại giá thành sản phẩm:Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và được tính cho một đơn vị sản phẩm.Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm do kế toán tính toán dựa trên chi phí sản xuất thực tế và sản lượng thực tế xác định.

b, Cách tính giá thành cơ bảnPP1. Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn)Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ ngắn.Giá sản phẩm hoàn thành = CPSX KD DD đầu kỳ + Tổng CP SX SP – CP SX DD CkỳGiá thành sản phẩm = Tổng Giá thành SP hoàn thành / Số lượng SP hoàn thành

PP2. Phương pháp tổng cộng chi phíÁp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn và nhiều công nghệ, chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn

PP3. Phương pháp hệ sốVới Doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.Giá thành đơn vị SP Gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP / Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)Giá thành Đơn vị SP Từng loại = Giá thành Đơn vị SP Gốc * Hệ số quy đổi từng loạiTổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ

PP4. Phương pháp tỉ lệ chi phíCăn cứ vào tỉ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loạiGiá thành Thực tế từng loại sản phẩm = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CPTỉ lệ CP =Tổng giá thành thực tế của tất cả Sản phẩm / Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả sản phẩm

PP5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụTổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị SP phụ thu hồi ước tính- Giá trị SP Chính DD Ckỳ

PP6. Phương pháp liên hợpKết hợp nhiều phương pháp để tính giá thành sản phẩm.Kế toán giá thành xác định đầy đủ các loại chi phí, từ đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán. Nhờ đó góp phần quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tiết kiệm được vật tư, nhân công, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Gig Là Gì – Nghĩa Của Từ Gig Trong Tiếng Việt

*

Chi phí doanh nghiệp là gì?

Chi phí doanh nghiệp là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành các hoạt động của mình, có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp chứ không tách riêng được cho từng hoạt động cụ thể.Chi phí quản lý doanh nghiệp là một nhân tố cấu thành quan trọng trong hệ thống chi phí của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà quản trị cần phải quản lý tốt chi phí này sao cho hợp lý nhất với doanh nghiệp của mình.

Chuyên mục: Hỏi Đáp