Trong kinh Dược Sư có nhắc đến 9 thứ Hoạnh tử, tức là một cái chết không đúng thời. Trong quyển Hán Việt Từ Ðiển của cụ Ðào Duy Anh giải nghĩa: “hoạnh tử có nghĩa là cái chết không chính đáng, oan uổng”. Chín thứ hoạnh tử mà kinh Dược Sư miêu tả không những có cơ sở từ kinh điển, mà còn làm rõ thêm các phương cách đặc thù trong việc chấm dứt sự tồn tại của chúng sinh. Trong thời đại ngày nay, khi đời sống luôn bị đoanh vây bởi dục vọng và phiền não, thì càng có nhiều cái chết hoạnh tử xảy ra. Xem ra, khát vọng được sống đúng với thọ mạng mà không bị hoạnh tử, vẫn là một mong mỏi cháy bỏng từ ngàn xưa cho đến ngày nay, và cũng từ đây đã mở ra vấn đề kéo dài sự sống, hay còn gọi là diên mạng.
Bạn đang xem: Chết oan là gì
Trong chúng bấy giờ, có Đại Bồ Tát tên là Cứu Thoát, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, kéo áo hở vai bên hữu, quỳ gối bên hữu, sát xuống tận đất, cúi mình chắp tay, mà bạch Phật rằng:
– Bạch Đức Thế Tôn, khi Tượng Pháp chuyển có những chúng sinh bị nhiều hoạn nạn làm cho khốn khổ, ốm lâu, gầy mòn, chẳng ăn uống được, cổ ráo, môi khô, thấy các phương tối, tướng chết hiện ra; cha, mẹ, thân thuộc, bạn bè, quen biết, xúm quanh than khóc; thân người ốm kia vẫn nằm nguyên đấy mà thấy Sứ giả của vua Diêm Ma dẫn thần thức mình đến trước cửa tòa Pháp vương Diêm Ma: những loài hữu tình, người nào cũng có một Thần Câu Sinh, người ấy làm gì: tội hay phúc, Thần đều chép đủ, rồi đem trình hết cho vua Diêm Ma. Bấy giờ vua liền xét hỏi người ấy, tính toán mọi việc người ấy đã làm, theo chỗ tội phúc ấy mà xử đoán. Lúc đó, những người thân thuộc quen biết của người ốm ấy nếu hay, quy y Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cho người ốm ấy, thỉnh các chúng tăng chuyên đọc kinh này, đốt đèn bảy từng, treo lá phướn thần năm sắc nối mạng, thần thức người ấy, hoặc có chỗ đó, mà được trở về, tự thấy rõ ràng như trong giấc mộng; hoặc quá bảy ngày, hoặc hãm mốt ngày, hoặc ba lăm ngày, hoặc bốn chín ngày, thần thức người ấy, khi được trở về, như chiêm bao tỉnh: tự mình nhớ biết được các quả báo của các nghiệp thiện, và nghiệp bất thiện; vì tự chứng lấy quả báo của nghiệp, nên chừa cho đến khi mắc nạn chết, cũng chẳng dám làm những nghiệp ác nữa. Vì thế cho nên những người tịnh tín thiện nam, thiện nữ, đều nên trì niệm danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tùy sức mình mà cung kính cúng dường.
Bấy giờ A Nan hỏi Ngài Cứu Thoát:
– Bạch Thiện nam tử, cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, phải nên thế nào; đèn phướn nối mạng, nên làm thế nào?
Ngài Cứu Thoát nói:
– Kính bạch Đại Đức, nếu có người ốm muốn thoát bệnh khổ, nên vì người ấy, bảy ngày bảy đêm, chịu giữ cho đủ tám phần trai giới; nên tùy lực sắm các thức ăn uống, và các đồ dùng cúng Tỳ Kheo tăng; đêm ngày sáu buổi, lễ bái hành đạo cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; tụng đọc kinh này bốn mươi chín lượt, thắp bốn chín ngọn đèn, tạo bảy pho tượng Đức Như Lai kia; trước mỗi vị tượng, để bảy ngọn đèn, mỗi một đèn sáng, to bằng bánh xe, suốt bốn chín ngày, không lúc nào tắt; làm một lá phướn ngũ sắc và dài bốn chín gang tay; phải đem phóng sinh các loài cho đủ bốn chín thứ, thời có thể qua tai nạn nguy ách chẳng bị chết uổng ác quỷ hãm hại.
Này ông A Nan, lại còn như khi các vua Quán Đỉnh, và Sát Đế Lợi, tai nạn khởi lên như là những nạn: nhân dân tật dịch, nước khác lấn bức, trong nước phản nghịch, sao lạ mọc ra, Nhật thực, Nguyệt thực, mưa gió trái mùa, đến mùa chẳng mưa, các vua Quán Đỉnh; và Sát Đế Lợi, bấy giờ đối với hết thảy hữu tình, khởi tâm từ bi, tha những tù tội, theo phép cúng dường trước đã nói kia, cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nhờ thiện căn ấy và sức bản nguyện của Như Lai kia, khiến cho cả nước liền được yên ổn, mưa gió thuận thời, lúa cấy được mùa, hết thảy hữu tình, vô bệnh mừng vui, ở trong nước ấy, không có những thần, bạo ác Dược Xoa, não hại hữu tình, những hình tướng ác, thảy đều biến mất; các vua Quán Đỉnh, và Sá Đế Lợi, sống lâu, mạnh khỏe, vô bệnh, tự tại, lợi ích đều tăng.
Này ông A Nan, nếu các Hoàng Hậu, Hoàng Phi Công Chúa, Thái Tử, Vương Tử, Đại Thần, Tể Tướng, Thể Nữ trong cung, các quan và dân, có mắc bệnh khổ và ách nạn gì, cũng nên dựng cây phướn thần năm sắc, thắp đèn tiếp sáng, phóng sinh các loại, rải các thứ hoa, đốt các hương thơm, bệnh được khỏi hết, nạn đều giải thoát.
Bấy giờ A Nan hỏi Ngài Cứu Thoát:
– Bạch Thiện nam tử, tại làm sao mà mạng người đã hết, có thể tăng thêm?
Ngài Cứu Thoát nói:
– Kính bạch Đại Đức, Ngài há chẳng nghe Như Lai nói có chín thứ chết uổng? Bởi vậy khuyên làm đèn phướn nối mạng tu mọi phước đức; vì tu phước nên hết đời thọ mạng chẳng mắc nạn khổ.
A Nan hỏi rằng:
– Chín thứ chết uổng ấy là những gì?
Ngài Cứu Thoát nói:
– Thứ nhất, nếu những hữu tình, bệnh tuy nhẹ mà không thầy, không thuốc, không người trông nom, hay có gặp thầy, lại cho trái thuốc, thực chẳng đáng chết, mà phải chết uổng;
Thứ hai, lại tin các thầy, tà ma, ngoại đạo, yêu nghiệt thế gian nói nhảm họa phúc, sinh ra sợ hãi, tâm chẳng được yên, xem bói thấy xấu, giết nhiều chúng sinh, khấn vái thần thánh, cầu ma quỷ lên ban cho hạnh phúc muốn mong sống thêm vẫn chẳng thể được;
Thứ ba, ngu si, mê hoặc, mê tín, tà kiến, thành ra chết uổng, đọa vào địa ngục, không có ngày ra, như thế gọi là một thứ chết uổng, hai là kẻ bị vương pháp xử tử, ba là những kẻ săn bắn, chơi bời, say đắm tửu sắc, rông rỡ quá độ, bị loài phi nhân đoạt mất tinh khí, thành ra chết uổng.
Thứ tư là chết cháy.
Thứ năm là chết đuối.
Thứ sáu là chết vì các loài ác thú cắn chết, ăn thịt.
Thứ bảy là chết vì ngã xuống sườn núi.
Thứ tám là chết vì trúng phải thuốc độc, bùa, chú, nguyền rủa, thây ma đứng dậy, các thứ sát hại.
Xem thêm: Sửa Lỗi Usb Không Tạo được Boot Setup Windows, Không Tạo được Usb Boot
Thứ chín là bị đói, bị khát khốn khổ, chẳng được ăn uống, mà phải chết uổng.
Đấy là Như Lai nói qua chín thứ chết uổng như thế, còn nhiều vô số các thứ chết uổng, nói sao cho xiết.
Theo kinh Dược Sư, những phương cách diên mạng chính là:
(1) Giữ tám phần trai giới.
(2) Niệm danh hiệu và lễ bái Đức Phật Dược Sư.
(3)Thắp 49 ngọn đèn.
(4) Làm một lá phướn ngũ sắc.
(5) Cúng dường chư Tăng tứ sự.
(6) Phóng sinh 49 loại.
(7) Khởi tâm từ bi.
(8) Ân xá kẻ tù tội.
(9) Rải các thứ hoa.
Xem thêm: Lương Cơ Bản Là Gì – Cẩm Nang Về Lương Cơ Bản
(10) Đốt các thứ hương thơm cúng dường.
(Lược trích: “Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh”
Chuyên mục: Hỏi Đáp