Chảy máu cam là căn bệnh thông thường xảy ra ở nhiều đối tượng. Nguyên nhân có thể do yếu tố thời tiết hay một số xây xát về mũi, chỉ kéo dài 5-10p. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi tình trạng này kéo dài hơn 10p hay 20p, chảy máu liên tục, nhiều ngày liền. Vậy chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 

Chảy máu cam là bệnh gì? 

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng xuất huyết ở mũi khi các mô trong mũi bị tổn thương, va chạm. Chảy máu cam thường xuất hiện ở mũi trước, chiếm 90% ca chảy máu mũi. Đa phần các trường hợp này đều ít nguy hiểm, không nghiêm trọng. 

*

Chảy máu cam thường xuất hiện ở mũi trước, chiếm 90%

Một loại chảy máu cam được biết đến nguy hiểm và cần cẩn trọng hơn là chảy máu mũi phía sau. Chảy máu mũi sau thường do các nguyên nhân từ mạch máu lớn. Chảy máu mũi phía sau xuất phát từ khoang mũi, máu chảy xuống miệng và có thể bị nuốt xuống phần họng. 

Nguyên nhân chảy máu cam? 

Những người bị rối loạn chảy máu, xơ vữa động mạch, từng phẫu thuật xoang hoặc mũi là đối tượng có nguy cơ mắc chảy máu cam sau cao. Theo Ths. BS Nguyễn Quang Tú, khoa Mũi xoang bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM, yếu tố gây chảy máu cam có thể do những khối u (mũi xoang, u xơ vòm, u mạch máu), dị vật trong mũi, chấn thương.Một số nguyên nhân khác như thiếu hụt vitamin C, bệnh lý di truyền về máu,… khiến tăng tính thấm thành mạch, nguy hiểm có thể dẫn tới chảy máu đêm. Người sống trong môi trường không khí khô, độ ẩm kém khiến màng nhầy trong vách ngăn của mũi kém đàn hồi, gây nên chảy máu. Một số bệnh nhân sử dụng thuốc xịt mũi chứa steroid cũng có thể gây chảy máu cam. 

*

Bệnh lý về mũi có thể dẫn tới chảy máu cam

Nếu đứt các mạch máu phía ngoài thì xảy ra hiện tượng chảy máu mũi trước. Nếu đứt các mạch máu phía trong sẽ xảy ra chảy máu sau, máu chảy xuống họng, người bệnh thường phải nhổ ra hoặc nuốt gây nôn mửa. 

Theo cảnh báo của bác sĩ, nếu tình trạng chảy máu mũi nhiều, không thể tự cầm máu được sẽ có thể gây mất máu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thậm chí tính mạng. Bên cạnh đó, dù chảy máu ít nhưng xảy ra thường xuyên, tái lại cũng khiến cơ thể mệt mỏi, mất máu, giảm hiệu quả sinh hoạt, làm việc. 

Chảy máu cam nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh gì? 

Nhiều người bệnh chủ quan với hiện tượng chảy máu cam. Chảy máu cam nhiều có thể là dấu hiệu của nhiều biến chứng nguy hiểm. 

1. U xơ lành tính

Biểu hiện của u xơ lành tính là chảy máu cam, da dẻ người bệnh xanh xao, thể trạng yếu, mờ mắt. Chảy máu cam có thể là biểu hiện của u xơ vòm mũi, vòm họng hoặc các khối u xâm lấn dây thần kinh vận nhãn.

Bạn đang xem: Chảy máu cam là bệnh gì

Để chẩn đoán chính xác có phải bạn đã bị u xơ không, nên tới cơ sở y tế để được khám và tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán. 

*

Giải phẩu u xơ lành tính

Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng phát triển của bệnh và liệu trình điều trị. Thông thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định mổ để loại bỏ khối u dù lành tính cũng có thể phát triển thành ác tính, và có nguy cơ ung thư. 

Nếu không được điều trị kịp thời, khối u sẽ phát triển nhanh. Trong trường hợp không mở kịp thời có thể xâm lấn sang một số dây thần kinh. Nguy hiểm có thể kéo theo các vấn đề về mắt như mờ mắt, thậm chí mù lòa. 

Nguyên nhân của u xơ lành tính có thể do viêm xoang hoặc các chấn thương nhẹ vùng mũi. Các mạch máu dễ bị vỡ, người bệnh chỉ cần ngoáy mũi hoặc hắt hơi nhẹ cũng có thể gây vỡ mạch máu. 

2. U xơ ác tính 

Chảy máu cam lâu ngày có thể bạn đã bị u xơ ác tính. Có thể kể tới u xơ ác tính điển hình là bệnh ung thư vòm họng. Chảy máu cam có thể chỉ là biểu hiện ban đầu của u xơ ác tính. Do đó, người bệnh cần có những chẩn đoán kịp thời từ bác sĩ.

Một số trường hợp chảy máu cam là biểu hiện người bệnh đang trong tình trạng viêm nhiễm, lở loét, khối u đang phát triển dần dần. 

*

Chảy máu cam nhiều có thể là biểu hiện của ung thư vòm họng

Nội soi là một phương pháp để chẩn đoán u xơ ác tính từ chảy máu cam. Do đó, khi có những biểu hiện chảy máu cam, người bệnh cần tới cơ sở chuyên khoa để có những chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe. 

Một trường hợp nguy hiểm và hiếm gặp hơn, người bệnh bị chảy máu cam nhiều có thể do ung thư hàm sàng. Ung thư hàm sàng có thời gian sống kém hơn 5 năm so với ung thư vòm họng. 

3. Bệnh lý tim mạch, huyết áp 

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến ở bệnh nhân huyết cao. Khi chảy máu cam nhiều có thể do huyết áp đang tăng đột biến, vô cùng nguy hiểm. Các bệnh như xơ cứng động mạch, xơ cứng động mạch huyết áp cao cũng có thể khiến người cao tuổi chảy máu cam. 

Xơ cứng động mạch gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, do đó cần chú ý khi bạn bị chảy máu mũi. Huyết áp cao hoặc bệnh nhân bị táo bón rặn mạnh cũng có thể gây nứt mạch máu, dẫn tới chảy máu cam. 

Những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương trung thất cũng có thể gây chảy máu cam. Bên cạnh đó một số bệnh lý như: hẹp van tim, tổn thương trung thất, tăng huyết áp tĩnh mạch đều có hiện tượng tắc nghẽn ứ huyết. Lúc này, khi người bệnh tác động như ho gây giãn mạch máu có thể gây chảy máu. 

4. Các bệnh lý về máu 

Chảy máu cam cũng có thể do một số bệnh lý về máu như: Chứng thiếu vitamin C, giảm mao mạch tính di truyền, ban xuất huyết do thuốc, ban xuất huyết do nhiễm khuẩn (Theo wikipedia)…. 

Bệnh lý thay đổi số lượng tiểu cầu, rối loạn chức năng cũng có thể giảm tiểu cầu thứ phát và xuất huyết tiểu cầu. 

Một số bệnh lý rối loạn chức năng đông: Thiếu vitamin K, bệnh xuất huyết,…

Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu mạnh cũng gây chảy máu mũi. Người bệnh sử dụng thuốc đông máu không đúng cách, đông máu rải rác trong nội mạch,… cũng khiến thời gian chảy máu cam kéo dài hơn. 

5. Sốt truyền nhiễm cấp tính

Chảy máu mũi nhiều có thể là biểu hiện của nhiều bệnh sốt truyền nhiễm: Chảy máu cam khi sốt xuất huyết, sởi, sốt rét, sốt tinh hồng nhiêt,… Khi xảy ra tình trạng, các mạch máu sẽ bị tổn thương, niêm mạch mũi sẽ bị khô rát. Khi bị giãn nở do một số tác động sẽ dễ dàng gây nên chảy máu. 

*

Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của sốt truyền nhiễm

6. Biểu hiện của các chứng viêm mũi 

Khoang mũi là nơi dễ bị viêm nhiễm, các triệu chứng viêm như viêm xoang, viêm mũi,… Dù lượng máu do các bệnh viêm mũi chảy ra không nhiều nhưng cũng đáng quan tâm và điều trị. 

Bên cạnh đó, chảy máu cam còn là biểu hiện của các bệnh như: Giang mai, mũi lao, mề đay, lupus, bạch cầu,… gây bào mòn niêm mạch, viêm loét, nổi hạch,… 

7. Gây vẹo vách ngăn mũi 

Bệnh vẹo vách ngăn mũi có thể khiến lượng không khí ra vào thay đổi. Niêm mạc mũi từ đó khô hơn, dễ chảy máu. Khi bị vẹo vách ngăn mũi, niêm mạc khô, bào mòn lâu khiến bong tróc, dẫn tới chảy máu cam. 

8. Các bệnh tổn thương khoang mũi gây 

Lý do chảy máu cam thường xuyên cũng có thể do những chấn thương hay va đập mạnh tác động tới mũi.

Một số chấn thương như: 

Chấn thương khí áp khi ngồi máy bay cao hoặc lặn. Lúc này, khí áp bên ngoài và trong khoang mũi đột ngột thay đổi, sự chênh lệch khí áp này cũng có thể gây giãn nở, chảy máu. Chấn thương khi điều trị các bệnh lý ở vùng đầu, cổ. Niêm mạch lúc này phát sinh các triệu chứng xuất huyết, phù nề, viêm mũi và chảy máu. 

*

Chảy máu cam là biểu hiện các bệnh lý về mũi

9. Một số bệnh lý khác 

Một số bệnh lý hay giai đoạn khác của cơ thể cũng có thể có biểu hiện từ chảy máu cam:

Các giai đoạn mao mạch có sự thay đổi như: mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh.Rối loạn đông máu hay người có bệnh lý về gan cũng dễ bị chảy máu mũi. Nhiễm độc niệu đạo hay các bệnh thấp khớp đều có thể gây chảy máu cam. 

Có thể thấy các bệnh lý cũng như biến chứng nguy hiểm mà chảy máu cam gây nên. Do đó, người bệnh khi chảy máu cam cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Làm gì khi chảy máu mũi không ngừng?

Đối với chảy máu cam bình thường, người bệnh cần có những sơ cứu ban đầu. Không ngửa đầu lên trời bởi máu có thể chảy ngược vào họng, đi vào dạ dày có thể gây nôn ói. Người bệnh nên hơi cúi về phía trước, cầm máu bằng cách bóp chặt cánh mũi tới khi máu đông, ngừng chảy. Nếu máu vẫn chảy máu cam thường xuyên, không thể kiểm soát được, đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế.

Một số biểu hiện nguy hiểm cần đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở chuyên khoa tai mũi họng: 

Cơ thể có nhiều vết bầm Đang sử dụng các loại thuốc như aspirin, warfarin có thể gây chảy máu cam, khó đông máu Bệnh nhân có các bệnh lý nguy hiểm như khó đông máu, đang hóa trị,… 

Cách phòng chống chảy máu cam

Nhiều người thắc mắc Bị chảy máu cam phải làm sao? Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa chảy máu cam:

Duy trì không khí ẩm trong phòng, dùng máy xông hơi Tránh va chạm mạnh với mũi Rửa mũi bằng nước muốiGiữ ấm cơ thể khi thời tiết nóng lạnh thất thường Bổ sung rau quả, giàu vitamin C, K,…. 

Bị chảy máu cam nên ăn gì?

Chảy máu cam là bệnh lý không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm để bệnh biến chứng nặng sẽ rất nguy hiểm. Vì thế khi mới xuất hiện chảy máu cam nên diều trị sớm bằng việc bổ sung các thực phẩm sau:

*

Cam có nhiều vitamin C có tác dụng rất tốt cho phòng chống chảy máu cam

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Bổ sung vitamin C rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh chảy máu cam, ngoài ra vitamin C còn giúp tăng cường mạch máu. Các loại trái cây giàu vitamin C: quýt, cam, bưởi, dâu tây, chanh, việt quất,…Vitamin K: có vai trò ổn định quá trình đông máu. Có nhiều trong các loại rau xanh như: cải bó xôi, súp lơ, cải xoăn, húng quế, bắp cải, măng tây,…

Xem thêm: ám Thị Là Gì – Nghĩa Của Từ ám Thị

Kali: là khoáng chất có vai trò giúp lưu thông khí huyết, thiếu kali trong máu cơ thể sẽ có nguy cơ bị thiếu nước khiến các mô trong cơ thể cũng bị thiếu hụt nước. Mao mạch trong mũi bị khô rát sẽ dẫn đến chảy máu cam. Kali có trong: quả bơ, chuối, cà rốt, cà chua, các loại rau xanh, sữa chua, ngao, nghêu, cá,…Chất sắt: thiếu sắt không những dẫn đến chảy máu cam mà còn tăng nguy cơ thiếu hụt máu. Nên bổ sung sắt trong bữa ăn hàng ngày bằng việc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: các loại thịt đỏ, các loại hải sản, các loại ngũ cốc nguyên hạt,…

Một số câu hỏi của bạn đọc? 

1. Thức khuya có chảy máu cam không?

 Thức khuya nhiều khiến cơ thể chúng ta rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể dẫn đến tình trạng chảy máu cam

2. Chảy máu cam có phải là dấu hiệu mang thai

Chắc hẳn có rất nhiều chị em ngạc nhiên khi đây cũng là một dấu hiệu có thai khi chính mình gặp phải. Đừng lo lắng, cơ thể khi bước vào thời kỳ mang thai thường sản xuất nhiều máu hơn, lúc này các hormone cũng dễ bị áp lực khiến các mạch máu ở trong mũi giãn nở và chị em sẽ dễ bị chảy máu cam.

3. Chảy máu cam có thể gây bất tỉnh? 

Chảy máu cam nhiều có thể gây nên tình trạng thiếu máu. Cơ thể lúc này rơi vào trạng thái mệt mỏi, xanh xao, kém ăn, hoa mắt, chóng mắt, đau đầu và gây bất tỉnh. 

4. Chảy máu cam có thể gây đột quỵ? 

Chảy máu cam nhiều có thể liên quan tới các bệnh lý về tim mạch, huyết áp. Những thay đổi đột ngột của môi trường, khí áp có thể dẫn tới đột quỵ ở người bệnh, tỷ lệ tử vong cao. 

5. Chảy máu cam ho ra máu? 

Tình trạng chảy máu cam ho ra máu xuất hiện khi người bệnh bị chảy máu cam phía sau. Máu chảy từ khoang mũi xuống họng, người bệnh nuốt phải có thể gây ho ra máu, nôn mửa.

Đẩy lùi chứng chảy máu cam tận gốc với PQA chỉ huyết

Người xưa có câu “bức huyết vọng hành”, tức là nhiệt lên cao độ sẽ khiến mạch máu vỡ ra, gây hiện tượng xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu,… 

Chảy máu cam chính là do nóng trong người, huyết nhiệt gây ra. Để trị tận gốc bệnh vừa phải thanh nhiệt, lương huyết, giải độc cơ thể, vừa chỉ huyết, cầm máu. 

*

Siro PQA Chỉ huyết giúp người chảy máu cam hóa giải căn bệnh này nhờ cơ chế tác dụng sau: 

Để thanh nhiệt, lương huyết, giải độc gồm 3 vị dược liệu chủ trị là sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì.

– Sinh địa: có tác dụng làm mát cơ thể, làm mát máu.

Xem thêm: Epiphany Là Gì – Nghĩa Của Từ Epiphany

– Huyền sâm: giúp tư âm, bổ thận, giải độc, lương huyết.

– Địa cốt: bì lương huyết, thanh phế, giáng hỏa.

Chỉ huyết (cầm máu) gồm 3 dược liệu chính là trắc bách diệp, nhọ nhồi, hòe hoa. Trắc bách diệp lương huyết, chỉ huyết. Hòe hoa chỉ huyết, thanh can, tả hỏa. Nhọ nhồi ngoài chỉ huyết, lương huyết còn bổ can thận. Kết hợp cùng mộc thông nhằm thanh phế nhiệt, lợi tiểu tiện, thông huyết mạch, loại bỏ các chứng huyết nhiệt, nóng trong, táo bón, đi ngoài ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng. 

Cùng Truyền hình Nam Định tìm hiểu về bệnh chảy máu cam

Cơ chế tác dụng của Siro PQA Chỉ huyết

5-7 ngày: Cơ thể được giải nhiệt, làm mát, các triệu chứng khó chịu, nóng trong giảm rõ rệt, tần suất chảy máu cam giảm. 7-30 ngày: Quá trình lương huyết, làm mát dòng máu, cầm máu tự nhiên, hiện tượng chảy máu cam được loại bỏ. 

Người bị chảy máu cam nên duy trì sử dụng 1-2 tháng để dứt điểm chảy máu cam, không tái phát trở lại. 

Chị Nhàn đã đẩy lùi chảy máu cam và chia sẻ về cách trị

Đặt hàng trực tiếp hoặc liên hệ ngay hotline 0818288717 để được dược sĩ tư vấn, chăm sóc miễn phí! 

Chuyên mục: Hỏi Đáp