*

TỔNG QUAN Cơ cấu tổ chức Tin hoạt động cơ sở Tin tức – Sự kiện Nghiên cứu – Trao đổi
TOÀN ĐẢNG, TOÀN QUÂN, TOÀN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA RA SỨC THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NĂM 2021 – TẤT CẢ VÌ MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH – THƯỜNG XUYÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

Bạn đang xem: Chánh văn phòng là gì

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VĂN PHÒNG TỈNH ỦY

Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy như sau:

Chương I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY

* Tổ chức bộ máy:

– Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy gồm: Chánh Văn phòng và 02 – 03 phó chánh Văn phòng.

Cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy được thành lập 05 phòng chuyên môn. Mỗi phòng tối thiểu có 05 người; phòng có dưới 10 người được bố trí trưởng phòng và 01 phó trưởng phòng; có từ 10 người trở lên được bố trí không quá 02 phó trưởng phòng. Cụ thể như sau:

– Các phòng trực thuộc:

+ Phòng Tổng hợp

+ Phòng Hành chính – Lưu trữ

+ Phòng Quản trị

+ Phòng Tài chính đảng

+ Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin.

Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy

1. Phòng Tổng hợp

1.1. Chức năng

Phòng Tổng hợp là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (sau đây gọi tắt là lãnh đạo Văn phòng) làm công tác tham mưu và thông tin tổng hợp phục vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại. Đồng thời, giúp lãnh đạo Văn phòng hoàn thành một số công việc quan trọng khác của văn phòng cấp ủy.

1.2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

1.2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

– Nghiên cứu, đề xuất và giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc; sắp xếp chương trình công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy theo quy chế làm việc; thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh ủy.

– Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy.

– Giúp Tỉnh ủy thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất. Theo dõi tổng hợp tình hình, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo chuyên đề liên quan lĩnh vực kinh tế – xã hội; tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh để phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

– Phối hợp chuẩn bị tài liệu, ghi biên bản và văn bản hóa ý kiến kết luận, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy tại các phiên họp giao ban định kỳ và các buổi làm việc của Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh và theo dõi đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện. Làm nhiệm vụ ghi biên bản hội nghị Tỉnh ủy.

1.2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

– Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng và thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ công tác văn phòng ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.

1.2.3. Thẩm định, thẩm tra

– Phối hợp thẩm định, thẩm tra đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.

– Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

1.2.4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan

– Nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh.

– Nghiên cứu, đề xuất với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn và chủ động lựa chọn, đề xuất những vấn đề kinh tế – xã hội của tỉnh để đưa vào chương trình, kế hoạch hàng năm của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy xem xét, quyết định theo quy chế làm việc; định hướng quan điểm, mục tiêu, giải pháp chủ yếu của chiến lược phát triển một số ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng của tỉnh liên quan đến lĩnh vực kinh tế – xã hội; biện pháp giải quyết những vấn đề nổi lên về kinh tế – xã hội, những vấn đề về tình hình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định và các văn bản khác của Đảng và Nhà nước về kinh tế – xã hội ở tỉnh. Theo dõi, tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện; sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định và các văn bản khác của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế – xã hội.

– Xây dựng một số văn bản, đề án, kế hoạch, chương trình hành động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành.

– Tham mưu chương trình, chuẩn bị nội dung phục vụ hội nghị Tỉnh ủy, các hội nghị do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chủ trì; đồng thời chuẩn bị các bài phát biểu, dự thảo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại các hội nghị Tỉnh ủy và các hội nghị sơ kết, tổng kết của các ngành.

– Phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy giúp Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.

1.2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

1.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Tổng hợp được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

– Phòng Tổng hợp gồm Trưởng phòng, không quá 02 phó trưởng phòng và các chuyên viên.

2. Phòng Hành chính – Lưu trữ

2.1. Chức năng

Phòng Hành chính – Lưu trữ là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo công tác văn thư và lưu trữ; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư và lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; trực tiếp quản lý lưu trữ lịch sử của Đảng ở cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ hành chính; tiếp nhận, phát hành và quản lý tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; tham mưu công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng của cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy.

2.2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

2.2.1. Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ cơ quan:

– Trong quý I hàng năm tiến hành thu thập tài liệu của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy (công văn đi, công văn đến và hồ sơ công việc theo Hướng dẫn 17-HD/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng).

– Thực hiện việc chỉnh lý, lập hồ sơ tài liệu thu về hàng năm theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.

– Hướng dẫn cho cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy lập hồ sơ công việc theo đúng quy định (kể cả hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử).

– Thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu Văn kiện Đảng; cơ sở dữ liệu mục lục hồ sơ lưu trữ của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

2.2.2. Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ lịch sử Đảng của tỉnh:

– Tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo công tác văn thư và lưu trữ.

– Trực tiếp quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (xã, phường, thị trấn).

– Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ cho các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.

– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu và triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức của các cơ quan, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

2.2.3. Tiếp nhận, phát hành và quản lý tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

2.2.4. Quản lý, sử dụng tất cả các con dấu (Kể cả chứng thư số và chữ ký số) của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và các loại dấu khác thuộc cơ quan quản lý để phục vụ xử lý việc nhận và gửi văn bản của từng cơ quan. Lưu hồ sơ, tài liệu và giao nộp toàn bộ hồ sơ, tài liệu của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy trong năm vào Kho Lưu trữ Tỉnh ủy đúng thời hạn quy định.

2.2.5. Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc của Văn phòng Tỉnh ủy; dự, ghi biên bản và dự thảo văn bản kết luận các cuộc họp của lãnh đạo Văn phòng. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phục vụ tốt các hội nghị của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy.

2.2.6. Quản lý, theo dõi cấp các loại giấy tờ hành chính (đi đường, giới thiệu…) của cán bộ, công chức và người lao động các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

2.2.7. Ký xác nhận giấy đi đường đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan khác đến liên hệ công tác tại các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

2.2.8. Tham mưu lãnh đạo Văn phòng về công tác tổ chức cán bộ; công tác thi đua khen thưởng; các báo cáo kiểm điểm hàng năm, 6 tháng của Văn phòng Tỉnh ủy và các báo cáo khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

2.2.9. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

2.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Hành chính – Lưu trữ được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

Xem thêm: Iphone Mất Face Id Là Gì – Có Nên Mua Iphone Mất Face Id

– Phòng Hành chính – Lưu trữ gồm Trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng và các chuyên viên, cán sự, nhân viên.

3. Phòng Quản trị

3.1. Chức năng

Phòng Quản trị là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện công tác quản trị, đảm bảo hậu cần phục vụ hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; trực tiếp theo dõi quản lý tài sản các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

3.2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

3.2.1. Tổ chức phục vụ các hội nghị của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy; các hội nghị do Ban Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập và hội nghị của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy tổ chức tại Hội trường Tỉnh ủy; phối hợp tổ chức đón, tiếp các đoàn khách đến thăm và làm việc với Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy đảm bảo đúng chế độ, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt hiệu quả (bố trí địa điểm làm việc, ăn, nghỉ, tham quan,…).

3.2.2. Đảm bảo điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; theo dõi quản lý, bảo dưỡng trụ sở làm việc, thiết bị, tài sản của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án của các cơ quan khối đảng theo quy định của pháp luật.

3.2.3. Tham mưu lãnh đạo Văn phòng về công tác bảo vệ, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm công tác vệ sinh, cảnh quan môi trường trong khuôn viên Tỉnh ủy.

3.2.4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

3.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Quản trị được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

– Phòng Quản trị gồm Trưởng phòng, không quá 02 phó trưởng phòng và các chuyên viên, cán sự, nhân viên.

4. Phòng Tài chính đảng

4.1. Chức năng

Phòng Tài chính đảng là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo quy định của Đảng và Nhà nước.

4.2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

4.2.1. Thực hiện xây dựng dự toán thu, chi ngân sách của Tỉnh ủy hàng năm theo quy định của pháp luật và xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc Tỉnh ủy theo phân cấp quản lý ngân sách.

4.2.2. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước; thực hiện công tác thu, nộp, quản lý, sử dụng đảng phí theo quy định.

4.2.3. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng theo Luật Ngân sách nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ tài chính – kế toán đối với các tổ chức cơ sở đảng trong tỉnh.

4.2.4. Thực hiện công tác kế toán, quyết toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo quy định của pháp luật về ngân sách và kế toán. Liên hệ với cơ quan tài chính, kho bạc thực hiện đối chiếu số liệu kế toán; lập thủ tục nhận kinh phí và thanh toán kinh phí theo quy định.

4.2.5. Xây dựng báo cáo tình hình công tác tài chính đảng hằng năm báo cáo lãnh đạo Văn phòng trình Tỉnh ủy theo quy định.

4.2.6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

4.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Tài chính đảng được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

– Phòng Tài chính đảng gồm Trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và các chuyên viên.

5. Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin

5.1. Chức năng

Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Văn phòng tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trực tiếp là Thường trực Tỉnh ủy về công tác cơ yếu và công nghệ thông tin; thực hiện nhiệm vụ cơ yếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối thông tin thuộc phạm vi bí mật Đảng, Nhà nước phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền; thực hiện ứng dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; tham mưu và tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách hành chính trong Đảng.

5.2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:

5.2.1. Gửi, nhận, mã hóa và giải mã các nội dung văn bản truyền tải qua hệ thống cơ yếu. Tuyệt đối bảo đảm an toàn, bí mật thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, chấp hành nghiêm Luật Cơ yếu và các quy định có liên quan. Xây dựng chương trình tập huấn, kế hoạch phát triển mạng liên lạc mật mã trên địa bàn tỉnh. Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cơ yếu cấp ủy huyện.

5.2.2. Quản lý, triển khai, vận hành Mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy; kiểm tra thực hiện quy chế Mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; nghiên cứu ứng dụng các phần mềm quản lý nội bộ trong Văn phòng Tỉnh ủy, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ công nghệ thông tin đối với các đơn vị kết nối hệ thống Mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy.

5.2.3. Trực tiếp quản lý các thiết bị kỹ thuật và các cơ sở dữ liệu dùng chung của Tỉnh ủy; phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu các phần mềm chuyên ngành.

5.2.4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy trong việc tổ chức triển khai an toàn, bảo mật thông tin trên mạng.

5.2.5. Phối hợp chặt chẽ Trung tâm công nghệ thông tin và Cục Lưu trữ thuộc Văn phòng Trung ương Đảng trong việc tổ chức, khai thác, quản lý và bảo mật thông tin trên mạng.

5.2.6. Quản trị Trang thông tin điện tử (Website) của Tỉnh ủy. Bảo đảm kỹ thuật cho việc thu thập, tổ chức, cung cấp thông tin điện tử trong Mạng thông tin diện rộng của Đảng, mạng máy tính kết nối internet; chủ trì, phối hợp bảo đảm kỹ thuật các cuộc họp trực tuyến. Phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý và duy trì các cơ sở dữ liệu dùng chung, các phần mềm chuyên ngành.

5.2.7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.

5.2.8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.

5.3. Tổ chức bộ máy

– Biên chế của Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin không quá 06 người, được phân bổ trong chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Tỉnh ủy.

– Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin gồm Trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và các chuyên viên, cán bộ kỹ thuật để đảm bảo quản lý và vận hành hệ thống mạng từ tỉnh đến huyện.

Xem thêm: Loophole Là Gì – Nghĩa Của Từ Loophole

Chương II

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 2. Mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy

1. Quan hệ với Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy

Các phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy; thực hiện chế độ báo cáo, tham mưu, đề xuất các vấn đề thuộc trách nhiệm lĩnh vực được phân công với lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.

2. Quan hệ với các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng

Các phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có trách nhiệm báo cáo, thống kê cơ bản về nhiệm vụ công tác với các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng khi có yêu cầu; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng theo quy định.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

.tags a {
color: #fff;
background: #909295;
padding: 3px 10px;
border-radius: 10px;
font-size: 13px;
line-height: 30px;
white-space: nowrap;
}
.tags a:hover { background: #818182; }

#footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;}
#footer a {color: #2c2b2b;margin-right: 10px;}